No icon

nghien-cuu-moi-maya-sup-do-vi-khong-qua-khoi-han-han

Nghiên cứu mới: Maya sụp đổ vì không qua khỏi hạn hán

Gần đây, một nghiên cứu mới đã củng cố thêm cho giả thuyết nền văn minh Maya – một trong những nền văn minh cổ vĩ đại nhất thế giới đã bị sụp đổ do một đợt đại hạn hán đã xảy ra khắp Mexico cách đây khoảng 1.100 năm.

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Nền văn minh Maya bị sụp đổ vì đại hạn hán. (Ảnh minh họa)

Maya – Một trong những nền văn minh tiên tiến và phát triển nhất thời cổ đại

Nền văn hóa Maya trải dài trên một vùng rộng lớn thuộc lãnh thổ của phía nam Mexico, Belize, Honduras, El Salvador, Guatemala ngày nay và phát triển mạnh mẽ trong vòng 2.000 năm.

Được cho là nền văn minh tiến bộ nhất Tân thế giới thời kỳ Tiền Colombo, người Maya đã đạt những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực khoa học, thiên văn học, toán học, hệ thống chữ viết, lịch và các công trình xây dựng đồ sộ.

Họ xây dựng những thành phố bằng đá trong các khu rừng ở miền Nam Mexico và Trung Mỹ. Đó là những phức hợp hoàn chỉnh với quảng trường, cung điện, kim tự tháp và sân bóng,… Nền văn minh Maya phát triển đến đỉnh cao vào giai đoạn năm 250 – 990 SCN.

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Di chỉ thành cổ Calakmul ở Mexico. (Ảnh: internet)

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Thành phố Tulum của Nền văn minh Maya cổ đại. (Ảnh qua Pinterest)

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Tikal là một trong những vương quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử Maya, thịnh vượng từ năm 100 trước Công nguyên tới thế kỷ 9. (Ảnh: Airpano)

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Palenque, khu đền đài và lăng mộ kim tự tháp bằng đá vôi ở Mexico. (Ảnh qua Globalserpa)

Nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong

Sự sụp đổ của xã hội vĩ đại này là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận và giả thuyết cho rằng hạn hán là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ đó cũng được tranh cãi trong nhiều năm qua.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu khí hậu thời Maya cổ đại và nhận thấy lượng mưa giảm tới 70% vào thời điểm các thành phố trong khu vực bị bỏ hoang.

Giờ đây, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tính toán các điều kiện trên bán đảo Yucatan vào thời điểm nền văn minh này sụp đổ bằng việc sử dụng các mẫu trầm tích từ một hồ địa phương.

“Vai trò của sự thay đổi khí hậu trong sự sụp đổ của nền văn minh Maya có phần gây tranh cãi, một phần vì các nghiên cứu trước đây bị hạn chế trong việc tái tạo định tính, chẳng hạn như các điều kiện ẩm ướt hơn hay khô hơn. Nghiên cứu của chúng tôi đại diện cho một tiến bộ đáng kể vì nó cung cấp các ước tính thống kê mạnh mẽ về lượng mưa và độ ẩm trong thời gian Maya sụp đổ” – Nick Evans, một nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge, cho biết.

TAMTHUC

Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do vào khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatan, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Một di tích của nền văn minh Maya ở bán đảo Yucatan, Mexico. (Ảnh qua flickr.com)

Còn có những giả thuyết cho rằng nền văn minh Maya cổ đại sụp đổ do chiến tranh, bị xâm lược và mất các tuyến thương mại.

Trong nghiên cứu mới, được công bố trên tờ Science, nghiên cứu sinh Evans và nhóm nghiên cứu của anh nhận định rằng một trận đại hạn hán liên quan đến những thay đổi kinh tế và chính trị trong thời điểm này.

Nhóm nghiên cứu phân tích nước đọng lại trong các tinh thể của khoáng chất thạch cao, được tìm thấy ở hồ Chichancanab, nhằm tìm ra những giá trị chính xác cho những thay đổi về lượng mưa và độ ẩm cách đây hàng trăm năm.

Trong thời gian hạn hán, các hồ bị bốc hơi nước rất nhiều, và qua các tỷ lệ rõ ràng hơn các nhà nghiên cứu nhận thấy rõ tình trạng hạn hán.

Theo Evans, phương pháp này rất chính xác. Giờ đây, các nhà khoa học có thể sử dụng dữ liệu này để dự đoán tác động của hạn hán đối với nông nghiệp trong khu vực và biết được sự thay đổi khí hậu gây nên sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ đại như thế nào.

Trước đó, cũng đã có một số nghiên cứu khác ủng hộ giả thuyết hạn hán là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh Maya. Điển hình như nghiên cứu của nhóm các chuyên gia thuộc ĐH Rice và Đại học bang Louisiana. Với việc phân tích những mẫu trầm tích thu được tại hố Great Blue, các chuyên gia đã phát hiện sự khác biệt trong tỷ lệ titan với nhôm. Điều này giúp các nhà nghiên cứu có thể ước tính được lượng mưa ở khu vực này.

nền văn minh, Maya, diệt vong,

Hố Great Bule nằm gần trung tâm của Lighthouse Reef, một đảo san hô nhỏ cách bờ biển của Belize, một quốc gia Trung Mỹ. (Ảnh qua Greek uPOST)

Phân tích kỹ hơn, các chuyên gia nhận thấy lượng mưa thấp đã gây ra một đợt hạn hán lớn ở khoảng thời gian từ năm 1.000 – 1.100 gây nên sự sụp đổ của thành phố Maya cổ đại Chichen Itza.

Chính bởi lượng mưa giảm dần và thời tiết trở nên hanh khô hơn (khoảng năm 660), các nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt, những bất ổn chính trị đã xuất hiện và chiến tranh nổ ra, đế chế Maya dần suy tàn.

Đối chiếu với những sử liệu được người Maya ghi lại bằng cách khắc thông tin lên các bức tượng đá, các nhà khoa học có thể kết luận rằng những thay đổi đột biến về thời tiết xảy ra trùng khớp với thời kỳ diễn ra những cuộc chiến tranh, xung đột, khoảng từ năm 660-900 SCN. Những điều này kết hợp lại đã dẫn tới sự bất ổn và sụp đổ của nền văn minh Maya.

Sự hưng thịnh rồi suy vong của nền văn minh Maya là một ví dụ điển hình cho thấy đứng trước sự biến đổi của thiên nhiên, con người dù phát triển đến mấy cũng rất nhỏ bé và yếu đuổi.

Khi mưa thuận gió hòa còn giúp năng xuất nông nghiệp của người dân Maya ổn định, họ phát triển nhanh chóng, nhưng khi khí hậu thay đổi, ngay lập tức tình hình chính trị trở nên bất ổn và sự thịnh vượng trong xã hội cũng nhanh chóng biến mất.

Sau gần một thế kỷ chống chọi với cơn hạn hán kinh niên và những cuộc chiến tranh làm kiệt quệ đất nước, nền văn minh Maya đã chính thức bị “xóa sổ” trong khoảng năm 1.020-1.100.

Việc nghiên cứu nền văn minh Maya được coi là một bài học lịch sử quý báu về mức độ “mong manh” của một chế độ chính trị, một nhà nước, một xã hội… trước sự vận động biến thiên không ngừng của tự nhiên.

>>> Bali và Maya: Bí ẩn về 2 nền văn minh “song sinh” bị học giả che giấu

>>> Kho báu vô giá 2.800 năm tuổi ở Kazakhstan hé lộ kỹ thuật tinh vi thời cổ đại

Hồng Liên (t/h)

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nghien-cuu-moi-maya-sup-do-vi-khong-qua-khoi-han-han.html

Comment