No icon

bi-an-tan-tich-marcahuasi-mot-nen-van-minh-tien-bo-bi-that-lac-trong-thoi-gian-dai

Bí ẩn tàn tích Marcahuasi: Một nền văn minh tiến bộ bị thất lạc trong thời gian dài?

Trên cao nguyên Marcahuasicó ở Peru vô số tảng đá to lớn kỳ lạ đứng sừng sững. Một số nhà khoa học cho rằng chúng đã được những người thuộc nền văn minh tiên tiến chưa biết chạm khắc cách đây hàng ngàn năm.

văn minh tiền sử, cao nguyên marcahuas,

Ánh lửa của đoàn cắm trại khiến một góc Marcahuasi sáng bừng. (Ảnh qua Tania Marie’s Blog – WordPress.com)

Tàn tích Marcahuasi là quần thể đá granite nằm trên cao nguyên của dãy núi Andes ở Peru. Cao nguyên Marcahuasi cách thủ đô Lima của Peru 80 km về phía Đông Bắc ở độ cao 4.000 m, nơi giá buốt khô cằn và hầu như không có gì sống được giữa những tảng đá khổng lồ.

văn minh tiền sử, cao nguyên marcahuas,

Cao nguyên Marcahuasi cách thủ đô Lima của Peru 80 km về phía Đông Bắc. (Ảnh qua aventuraturisticamarcahuasi.blogspot.com)

Các tác phẩm điêu khắc cự đại ở Marcahuasi được Tiến sĩ Daniel Ruzo khám phá năm 1952. Đây được xem là phát hiện trọng đại.

Những tảng đá khổng lồ này gây chú ý vì hình dạng kì lạ và sự hình thành độc đáo của mình bên cạnh dãy núi Andes.

Một số giả thuyết được đưa ra để cố gắng giải thích sự hình thành của những tượng đá.

Đối với một số học giả và nhà thám hiểm, những bức tượng khổng lồ này được chạm khắc trong quá khứ xa xôi. Nó thuộc về một nền văn minh cổ đại chưa từng được biết đến trên dãy núi Andes.

Nhưng những người khác lại cho rằng, đó chỉ là thành quả của mẹ thiên nhiên. Sự tương đồng với động vật, con người và các hình dạng khác trong tự nhiên của những tảng đá là kết quả của hiện tượng Pareidolia (ảo giác khuôn mặt).

Hiện tại các cự thạch Marcahuasi vẫn là một câu đố chưa có lời giải đáp? Vì vậy công trình, được cho có niên đại khoảng 10.000 năm tuổi, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các học giả, cũng như thu hút nhiều người đến khám phá.

văn minh tiền sử, cao nguyên marcahuas,

Một tảng cự thạch có hình dạng khuôn mặt. (Ảnh qua ancient-code.com)

Đối với nhiều người, vị trí của tàn tích cổ xưa này đánh dấu một trong những địa điểm thần bí, có vai trò quan trọng và nổi bật nhất ở Peru.

Đây có lẽ là nơi điển hình nhất từng được mô tả như một khu rừng đá ở giữa cao nguyên Andean. Tuy nhiên, những viên đá có hình thù kỳ dị được hình thành không giống với bất kỳ một  mảng địa chất nào trên hành tinh này.

Nói cách khác, với các hình khối gây nên sự tò mò được thiên nhiên hoặc bàn tay con người tạo ra, Maracahuasi  là nơi có vô số tảng đá như được chạm khắc và điêu khắc ở vùng núi Andean.

Khi quan sát chúng từ một điểm hoặc một hướng cụ thể (trong điều kiện ánh sáng đầy đủ), chúng ta có thể nhìn thấy những hình thù đặc biệt của “thư viện đá” khổng lồ này.

Khi nhìn nhận Maracahuasi, hầu hết các học giả và các nhà nghiên cứu  có nhiều quan điểm khác nhau. Đối với một số người, chúng chỉ là những tảng đá mang hình dạng đặc biệt, chúng tương tự như các cấu trúc đá nổi tiếng khác trên thế giới.

Nhưng với số khác, họ tin rằng Maracahuasi chính là bằng chứng của một nền văn minh tân tiến đã từng tồn tại ở Nam Mỹ, trước cả khi nó lịch sử được ghi chép.

văn minh tiền sử, cao nguyên marcahuas,

Một công trình đá ở Maracahuasi. (Ảnh qua ancient-code.com)

Tiến sĩ Ruzo cho rằng, các tạo tác đá của Maracahuasi do một nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến điêu khắc nên.

TAMTHUC

Thời gian qua đã có nhiều người đi đến đây để xem xét những tàn tích và họ hoàn toàn đồng ý với Ruzo. Phải chăng lý do là vì tại đây có rất nhiều loại đá mang hình dạng tương tự như động vật, con người, biểu tượng tôn giáo và nhiều hình dạng khác?

Khi ông Ruzo tiếp tục khảo sát Maracahuasi , ông đã phát triển một lý thuyết rằng: Trong quá khứ xa xôi, có một nền văn minh tiên tiến chưa từng được biết đến đã từng tồn tại trong khu vực này. Và ông gọi đó là “Nền văn minh Masma”.

Nền văn minh Masma được cho là của những người bảo vệ tôn giáo phiếm thần  (quan niệm rằng tất cả mọi thứ đều thuộc về một Thượng đế bao trùm tất cả; hoặc rằng Vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng đế là các khái niệm tương đương). Lúc đó họ đã kết nối nguồn gốc của mình với tất cả các nền văn minh cổ đại khác trên thế giới.

Thời gian đó, ông Ruzo tiếp tục cuộc nghiên cứu và viết lại tất cả khám phá của mình trong cuốn sách “Marcahuasi: the story of a fantastic discovery” (Tạm dịch: Marcahuasi – Câu chuyện về một khám phá tuyệt vời) được xuất bản vào năm 1974.

Ruzo tin chắc rằng những tàn tích cổ xưa mang trong mình một thông điệp được mã hóa và đang chờ chúng ta khám phá.

văn minh tiền sử, cao nguyên marcahuas,

Một tảng đá có hình động vật ở Marcahuasi. (Ảnh qua ancient-code.com)

Mặc dù ý định của ông là giải mã ý nghĩa và thông điệp của các cự thạch, nhưng ông cho biết rằng mình chỉ có thể chụp ảnh và nghiên cứu khoảng 10% di tích Marcahuasi.

Những kiệt tác điêu khắc nguyên khối hùng vĩ này đã cho thấy sự bất lực của con người trong việc giải thích nguồn gốc và sự hình thành của chúng.

văn minh tiền sử, cao nguyên marcahuas,

Tùy vào góc độ và điều kiện ánh sáng trong ngày, mà bạn sẽ nhìn các khối đá mang rất nhiều hình ảnh khác nhau. (Ảnh qua Pinterest)

Tùy vào góc độ và điều kiện ánh sáng trong ngày, mà bạn sẽ nhìn các khối đá mang rất nhiều hình ảnh khác nhau. Đó là khuôn mặt của người da trắng, da đen, người Do Thái hay các động vật như sư tử, bò, voi, lạc đà… tất cả đều là những động vật không bao giờ sống tại châu Mỹ.

Trong những tác phẩm điêu khắc này còn có cả ngựa, thế nhưng ngựa đã bị tuyệt chủng ở châu Mỹ từ khoảng 9.000 năm trước, và chúng chỉ mới được người Tây Ban Nha mang trở lại vào thế kỷ 16, điều này càng làm cho người ta hoài nghi về nguồn gốc của các công trình trên.

Thậm chí còn có một khu vực có tên là “Đài tưởng niệm nhân loại”. Đây là nơi bạn có thể xác định tối đa 14 khuôn mặt khác nhau trong ngày. Trong đó có 2 hình ảnh chỉ hiện ra dưới ánh Trăng.

Tại đây cũng tồn tại thứ gọi là “El Cóndor”, một hình thức địa chất có cấu trúc thay đổi theo góc độ, cứ cách 60o bạn sẽ nhìn thấy nó biến đổi hình dạng khác. Những cự thạch khác như “El Felino” thì mọi người chỉ có thể nhìn thấy chúng thay đổi hình dạng vào thời điểm Đông Chí.

Đặc biệt, trong tàn tích Marcahuasi còn có một tượng đài được đặt tên là “ Nữ hoàng châu Phi”. Bức tượng thường được so sánh với tượng Nhân Sư vĩ đại của Kim tự tháp Giza.

Tại Marcahuasi cũng có cự thạch bí ẩn mang tên ‘Tawaret’, được cho rằng rất giống với vị nữ thần Ai Cập cùng tên.

Tất cả những điều đó khiến người ta đặt ra giả định rằng các tàn tích ở Marcahuasi cho thấy một sự kết nối mơ hồ giữa nền văn minh Masma với các nền văn minh khác như Ai Cập cổ đại.

Một số học giả khác thậm chí còn nhận định rằng: Các tạo tác đá khác của Marcahuasi như “khuôn mặt của Marcahuasi” rất giống với “khuôn mặt trên sao Hỏa”.

Nhiều người cho rằng, những tàn tích có nét tương đồng với công trình của các nền văn minh khác mang quyền năng chữa bệnh kỳ diệu. Bởi vị trí của chúng là nơi tập trung của hàng chục dòng xoáy năng lượng bí ẩn.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đến thăm quan tàn tích kể lại rằng họ đã phát hiện sự tồn tại của hơn 20 vòng xoáy năng lượng tại đây. Mỗi một vòng xoáy năng lượng được cho là có những đặc tính và chức năng khác nhau.

Người ta cũng tin rằng, nơi đây có khoảng 10 trung tâm năng lượng mang chức năng riêng biệt trong ngày hoặc vào những ngày cụ thể nào đó.

Những trung tâm năng lượng này có mức độ hoạt động mạnh mẽ khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của Mặt Trăng. Và tất cả lốc xoáy bí ẩn này đều được cho là sở hữu sức mạnh chữa bệnh kỳ diệu.

Tóm lại, di tích bí ẩn này có phải chỉ là kết quả của hiện tượng Pareidolia? Hay nó giống như ông Ruzo tuyên bố: Cao nguyên Marcahuas là một thư viện cự thạch khổng lồ. Đó là những gì còn sót lại của một nền văn minh cổ đại vô danh hàng nghìn năm trước?

>>> Sự biến mất của các nền văn minh cổ đại và bài học cho nhân loại ngày nay (P1)

>>> “Tác giả” của Đại Kim tự tháp Cholula là một chủng người khổng lồ

Tú Văn, theo AC

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/bi-an-tan-tich-marcahuasi-mot-nen-van-minh-tien-bo-bi-that-lac-trong-thoi-gian-dai.html

Comment