nhung-nguoi-xay-stonehenge-da-so-huu-kien-thuc-hinh-hoc-pitago
Những người xây Stonehenge đã sở hữu kiến thức hình học Pitago?
- bởi tamthuc --
- 04/07/2018
Cuốn sách có tên Cự thạch (Megalith), đã công bố rằng những người Briton cổ đại xây dựng công trình đá Stonehenge và các vòng tròn đá có hiểu biết về lý thuyết hình học Pitago 2.000 năm trước trước khi nhà triết học Hy Lạp xây dựng nên lý thuyết này.
Nhà nghiên cứu các công trình cự thạch Robin Health, người tham gia cuốn sách, nói với các phóng viên tờ The Telegraph rằng ông nắm trong tay bằng chứng về “một tam giác Pitago lớn ở vùng đất nước Anh” và biên tập viên John Matineau đã kết nối “Công trình đá Stonehenge với công trình đảo Lundy xứ Wales và nơi mà những ‘tảng đá xanh Preselin’ của Stonehenge được khai thác”.
Các tảng đá lớn chúng ta thấy ở Stonehenge, nước Anh, đã từng được bao quanh bởi một vòng tròn có 56 cột gỗ và các tảng đá nhỏ hơn. Rất nhiều nhà khảo cổ tin rằng chúng ghi lại vị trí của Mặt trời và Mặt Trăng, giúp cho con người dự đoán được quỹ đạo và giám sát những thay đổi theo mùa để trợ giúp nông nghiệp. Người ta cho rằng tảng đá hình móng ngựa màu xanh ở trung tâm Stonehenge đã chứa 19 viên đá thể hiện xấp xỉ số năm mặt trời mà Mặt trời và Mặt Trăng đi hết một chu kỳ Meton (chu kỳ Mặt Trăng 19 năm, gồm 235 tháng âm lịch, sau mỗi chu kỳ các tuần trăng xảy ra cùng các ngày như đầu chu kỳ).
Điểm quan trọng nhất trong tác phẩm Megalith là kết luận rằng: hình học Pitago đã được áp dụng vào các vùng đất cổ đại nước Anh hơn 2.000 năm trước khi Pitago được sinh ra.
Để khẳng định điều này, Megalith có nhiều tuyên bố, ví dụ: “Mọi người vẫn nghĩ rằng tổ tiên chúng ta là những người sống trong các hang động mông muội, nhưng họ cũng là những nhà thiên văn học có nhiều tri thức” và “chúng tôi thấy các hình tam giác và hình vuông đôi được sử dụng, chúng là những phiên bản đơn giản của hình học Pitago. Và sau đó chúng ta có những thứ này tại các khu vực khác nhau với các con số Mặt Trời và Mặt Trăng.”
Theo nội dung của Megalith mà các tác giả trao đổi với các phóng viên, “rất nhiều tri thức đã bị thất lạc cùng với sự nổi lên của Cơ đốc giáo ở Anh” và “ngày nay, điều này được xem như sự ngốc nghếch hay mới mẻ, nhưng sẽ là một thiếu sót lớn của lịch sử khoa học nếu như chúng ta không coi trọng những di tích ấy,” theo tờ The Telegraph.
Mặt kia của đồng tiền
Những kiến thức cổ đại bị thất lạc được trình bày trong Megalith, được công bố trùng với ngày hạ chí. Tuy nhiên, ý tưởng rằng tam giác Pitago được ứng dụng ở Anh Quốc cổ đại xuất phát từ một số ít học giả đầu thế kỷ 20 và đến với các nhà khảo cổ học dòng chính vào những năm 1960 khi giáo sư Alexander Thom của Đại học Oxford đo lường sự sắp xếp cơ bản của hàng trăm cấu trúc cự thạch ở khắp nước Anh, Ireland và Brittany.
Thom trình bày một loạt các báo cáo về “sự sắp xếp thiên văn phức tạp liên quan đến các tam giác Pitago, các góc và đường êlip chính xác dựa trên các tam giác Pitago, các tam giác đồng dạng và các đa giác cơ bản”. Ông cũng đề xuất một đơn vị đo yard (thước Anh) cự thạch nổi tiếng – 2,72 ft hoàng gia tương đương 82,96cm. Ông tin rằng đây là đơn vị đo lường xây dựng tiêu chuẩn được sử dụng tại các vòng tròn đá thời kỳ đồ đá mới ở Anh và Pháp. (Thom, 1995)
Mặc dù Thom chưa bao giờ nói thành lời, nhưng ông đã ngầm giới thiệu một ý kiến gây tranh cãi rằng: một tầng lớp thượng lưu thần quyền gồm những người thông thái – các thầy tu cũng là các nhà thiên văn học – nắm quyền cai trị xã hội thời kỳ đồ đá mới có tổ chức cao, đã phát triển hình học và các quy trình xây dựng.
Tài thời điểm đó, niềm tin của Thom đối lập với hệ tư tưởng thời đại – hầu hết các nhà khảo cổ học tin rằng thời kỳ đồ đá mới chỉ có những nhóm người bị cô lập, vật lộn với cuộc sống, không có khả năng gắn kết các bộ lạc với nhau để đạt được trình độ như Thom đề cập. Mặc dù ngày nay, chúng ta biết rằng điều này không chính xác, khi mà các ‘môn đồ của Pitago’ phát hiện ra những điều được trình bày trong Megalith. Chúng ta cần phải cực kỳ cẩn trọng trong lĩnh vực nghiên cứu này, vì sự tồn tại của rất nhiều biến số không được nhìn thấy, và có quá nhiều những người luôn hoài nghi đối với các lập luận.
>> Vòng tròn đá Avebury, Anh Quốc: Thông điệp của người cổ đại gửi hậu thế
Những nghi ngờ về đơn vị đo yard cự thạch
Ông Heath, một người công khai ủng hộ đơn vị đo yard cự thạch, nói với các phóng viên: “rất nhiều các vòng tròn đá không hoàn toàn tròn nhưng có hình dáng được phái sinh từ các tam giác Pitago ‘thường là bội số của các yard cự thạch (2,72 ft)’ mà người xưa có thể đã triển khai bằng dây thừng và cọc”.
Ông Heath cũng tương tự như hầu hết những người đóng góp kiến thức cho cuốn sách Megalith, viết về yard cự thạch như một thực tế lịch sử đã được chấp nhận. Nhưng một số các nhà khảo cổ học thiên văn và các nhà khảo cổ học uy tín nhất cũng khá tự tin rằng chưa bao giờ từng tồn tại các tiêu chuẩn đo lường thời kỳ đồ đá mới và mô-đun xây dựng được phát triển độc lập ở các nơi địa phương, và tiêu chuẩn đo lường cho toàn Bắc Âu.
Năm 1981, Douglas Heggie làm việc tại Trường khảo cổ và lịch sử cổ đại – đại học Leicester, bày tỏ nghi ngờ đối với đơn vị đo Yard cự thạch, nói rằng sau các phân tích kỹ lưỡng, ông phát hiện rằng “có rất ít bằng chứng về một đơn vị đo lường chính xác” và “rất ít bằng chứng cho thấy một đơn vị đo lường chính xác đã được sử dụng.” (Heggie, 1981).
Thêm nữa, trong tác phẩm A Twist in Time với các đánh giá về phương pháp đo dây cơ bản ở các di tích đồ đá mới, tác giả Ashley Cowie của bài báo này đã cho biết Thom đã “nhận thấy những khác biệt nhỏ trong các phép đo lường yard cự thạch giữa các vòng tròn khác nhau” và yard cự thạch của ông là một phép đo trung bình. Ashley Cowie cũng lập luận rằng sự trung bình chỉ được sử dụng trên giấy và các khác biệt nhỏ Thom tìm thấy trong các phép đo mỗi vòng tròn là bởi vì các phép đo chính được dựa trên “một điều gì đó có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng thay đổi một chút từ nơi này sang nơi khác.”
>> Trường năng lượng bí ẩn xung quanh các công trình cự thạch linh thiêng
Ashley Cowie kết luận rằng “điều gì đó” này chính là chúng ta! Trên toàn thế giới, các phép đo chính được sử dụng để xây dựng được lấy từ bàn chân, cánh tay, bàn tay và các bước chân, cho đến nay các đơn vị đó vẫn còn được sử dụng, bao gồm: feet, bàn tay, gang tay. Ủng hộ cho lý thuyết này, đơn vị đo lường cơ bản 42,5cm được sử dụng để xây dựng vòng tròn đá Brodgar ở Orkney bằng đúng với độ dài của cánh tay tính từ ngón tay giữa đến khủy tay của một người cao 5 feet và 5 inch (1,65m).
TAMTHUCÝ của Ashley Cowie ở đây là, nếu yard cự thạch của Thom không tồn tại và các tam giác Pitago mà ông tuyên bố chỉ là ngẫu nhiên, nghĩa là những người xây dựng không biết gì về chúng, vậy thì tam giác khổng lồ của Health cũng vậy, liệu các điều này có thể ngẫu nhiên xảy ra hay không? Tóm lại, dù bạn tin vào phe nào, bạn nên đọc cuốn Megalith vì nó thực hiện được vai trò của một cuốn sách rất hay và hiếm có: khiến bạn phải suy nghĩ.
Và, điều cuối cùng Health nói với các phóng viên mà không ai có thể phản bác là:
“Tôi cảm thấy rất buồn rằng các khách tham quan Stonehenge không được hướng dẫn bất kỳ điều gì về sự sắp đặt thiên văn, mặc dù chúng rất dễ để giải thích.”
Theo Ashley Cowie, Ancient Origin
Thiện Tâm biên dịch
Comment