No icon

nhung-cau-chuyen-ve-kha-nang-chua-benh-doc-dao-cua-than-y-chu-dan-khe-p-

Những câu chuyện về khả năng chữa bệnh độc đáo của thần y Chu Đan Khê (P.2)

Chu Đan Khê, từ nhỏ hiếu học, thông thuộc kinh sách, lớn lên có ý định thi khoa cử, nhưng vì chứng kiến cảnh người thân của mình mất dần bởi những thầy lang dốt nát nên đã chuyển sang học y, từ đó trở thành một vị thần y xuất chúng.

thần y, cổ nhân, chu đan khê,

Những câu chuyện về khả năng chữa bệnh độc đáo của thần y Chu Đan Khê. (Ảnh từ sohu)

>>> Những câu chuyện về khả năng chữa bệnh độc đáo của thần y Chu Đan Khê (P.1)

Để lưu lại cho đời sau, ông cần mẫn biên soạn không ngơi nghỉ. Ông biên soạn trên 20 loại sách, trong đó Cách Trí Dư Luận, Cục Phương Phát Huy, Đan Khê Tâm Pháp là các sách tiêu biểu. Những câu chuyện thú vị trong những năm hành nghề của ông dưới đây làm người đời sau luôn nhớ tới và gọi là thần y.

5. Trị “bệnh quan tài”

Tại thị trấn Kim Hoa, có công tử ăn chơi Thi Vương Tôn vào một ngày nọ đã ép một dân nữ tên là Phương Giao Tiên kết hôn với mình. Phương Giao Tiên thà chết cũng không chịu bái đường. Nhà họ Thi chỉ còn cách tạm thời đưa nàng vào một căn phòng lạnh lẽo. Thi Vương Tôn ở một mình trong phòng tân hôn hết một đêm, ngày thứ hai thì toàn thân bị ngứa, khuôn mặt càng ngày càng sưng phồng. Không biết là bệnh gì!

Chu Đan Khê được mời đến chữa bệnh, ông vào căn phòng tân hôn mà bệnh nhân đã ở, một lúc sau liền đoán ra được nguyên nhân phát bệnh. Nhưng ông biết rằng người bệnh này tâm địa độc ác, nên đã nói với Thi phu nhân rằng: “Con trai của bà mắc phải căn bệnh gọi là ‘bệnh quan tài’, không cần uống thuốc, chỉ cần làm hai việc này thôi: Thứ nhất, lập tức từ hôn người vợ chưa động phòng, đưa cô ta cùng với của hồi môn trả về nhà; Thứ hai, cắt 16 nhánh cây thông làm thành một quan tài. Sau đó để công tử vào đó ngủ, cơm cháo cũng đưa vào trong quan tài mà ăn. Ba ngày sau, công tử sẽ khỏi bệnh”. Nhà họ Thi đã làm theo y như vậy. Ba ngày sau, bệnh của vị công tử ăn chơi đó quả nhiên biến mất.

Sau đó, một học trò của Chu Đan Khê đã xin ông chỉ dạy. Chu Đan Khê nói khẽ với học trò rằng: “Kẻ ác mắc bệnh, theo lý phải chữa trị cái ác đầu tiên, rồi sau đó mới chữa lành bệnh. Bệnh này chính là ‘nhọt sơn’, phát sinh do sự tiếp xúc với các hộp đựng đồ trang điểm nữ trang mà lớp sơn còn mới. Trên thực tế, ‘nhọt sơn’ thường phải dùng vỏ cây thông tươi, đem đun trong nước sôi rồi tắm rửa, thì sẽ chữa khỏi. Thầy đã sắp xếp cho anh ta ngủ ba ngày trong quan tài bằng thông, chẳng phải là cũng có tác dụng như vậy sao?”

6. Dội nước lạnh lên đầu

thần y, cổ nhân, chu đan khê,

Có một người nông dân bị đau phổi, uống thuốc mãi không khỏi. Bác sĩ Quản Nguyên Đức ở vùng đất Kim Hoa đã mời thầy Chu Đan Khê đến để điều trị. (Ảnh từ sohu)

>>> Thần y kỳ ngộ: Nhân quả thiện ác đi với nhau như hình với bóng

Có một người nông dân bị đau phổi, uống thuốc mãi không khỏi. Bác sĩ Quản Nguyên Đức ở vùng đất Kim Hoa đã mời thầy Chu Đan Khê đến để điều trị. Chu Đan Khê đã trao đổi một hồi với Quản Nguyên Đức, rồi yêu cầu bệnh nhân cởi áo ra.

Ông dùng một cây kim dài định đâm vào phổi của bệnh nhân, nhìn thấy bệnh nhân rất bình tĩnh, thì ông ra hiệu bằng ánh mắt với Quản Nguyên Đức. Quản Nguyên Đức đứng ở sau lưng bệnh nhân dội xuống đầu anh ta một chậu nước lạnh, bệnh nhân ngay tức khắc có phản ứng với cái lạnh. Nói thì thấy chậm, nhưng chuyện xảy ra rất nhanh, Chu Đan Khê đã nhắm đúng vào phổi của bệnh nhân và đâm kim vào rồi lập tức rút ra. Sau một thời gian ngắn, tất cả mủ và máu đều hết sạch.

TAMTHUC

Sau khi bình phục, người nông dân đã hỏi về việc “dội nước lạnh lên đầu”. Chu Đan Khê đáp rằng: “Bởi vì phần phổi bị đau nằm ở cạnh trái tim, nếu không cẩn thận, kim đâm phải trái tim, anh sẽ mất mạng. Nước lạnh đột ngột dội xuống sẽ khiến anh bị sốc, trái tim sẽ đột ngột thu nhỏ lại, rút lên trên. Tôi nhân cơ hội đó để đâm kim vào thì tuyệt đối sẽ không làm tổn thương đến trái tim của anh. Việc chữa trị vì vậy mà thành công”.

7. Vờ bắt nạt ngầm giúp đỡ

Một hôm nọ, Chu Đan Khê đến phòng khám, thấy bên ngoài cổng thành, có một tên lưu manh, dùng cái đòn gánh đánh mạnh vào lưng của một người nông dân. Chỉ nghe thấy một tiếng kêu thất thanh của người nông dân, rồi gương mặt liền trở nên tái nhợt, ngã nhào trên đất.

Chu Đan Khê liền tách đám đông, chạy đến nắm lấy cái đòn gánh của tên lưu manh, ngăn hắn không đánh nữa. Nhưng ông lại giơ chân lên và đạp một cái vào eo lưng bị thương của người nông dân, nói: “Thôi đi, thôi đi!”.

Những người xung quanh thấy thế đều rất ngạc nhiên, không hiểu là chuyện gì. Tên lưu manh cảm thấy hả hê, liền quay đầu bỏ đi.

Người nông dân ngã nằm dưới đất đã đứng lên và mắng chửi Chu Đan Khê. Chu Đan Khê nhìn thấy người nông dân có thể tự đứng lên được, liền mỉm cười và nói: “Đừng nổi nóng, tôi hỏi anh đây, khi nãy bị đánh một gậy anh đã ngã ngay ra đất, có phải là trong tai nghe thấy tiếng ong ong và chân thì thấy tê dại?”. Người nông dân gật đầu nói: “Đúng, đúng”.

Chu Đan Khê nói: “Tôi đá anh một cái là bởi vì hông của anh lúc đó đã bị tổn thương, lệch vị trí, nếu như không kịp thời đặt nó lại đúng vị trí, thì sẽ dẫn tới thương tật suốt đời. Sau khi tôi đá anh rồi anh cảm thấy thế nào?”.

Người nông dân thầm nghĩ: “Đúng rồi! Không phải là đã có thể đứng lên rồi sao!”. Hóa ra cú đá này là để chữa trị cho anh ta. Thế là anh ta liền cảm ơn rối rít, xin thứ lỗi!

Chu Đan Khê đã dán thuốc và cho anh ta thêm một ít thuốc. Vài ngày sau, thương tổn của người nông dân đã được chữa khỏi, không còn để lại di chứng nào cả.

8. Nhận gạo để cứu người nghèo

Đại gia họ Uông ở thị trấn Nghĩa Ô bỗng nổi một cục “đối khẩu” (vết viêm loét nổi ở sau gáy, do vị trí của nó nằm đối với vị trí của miệng ở trên mặt, nên được gọi là “đối khẩu”), đã mời rất nhiều bác sĩ đến chữa trị, nhưng đều không khỏi. Ông ta biết rằng Chu Đan Khê không muốn đến khám bệnh cho người giàu, nên đã ăn mặc như một kẻ ăn xin, nằm trên con đường mà Chu Đan Khê thường hay đi qua.

Chu Đan Khê nhìn thấy vết “đối khẩu” sau gáy của “tên ăn xin” đã xanh lên, ứ đầy máu bầm, trong lòng thầm nghĩ: “Nếu đâm bằng kim, sợ rằng sẽ khó để máu bầm chảy ra hết, có uống thuốc cũng sẽ không hiệu quả”.

Ông liền nhanh trí bắt lấy ba con đỉa trên cánh đồng lúa và đặt chúng lên vết thương. Chỉ trông thấy ba con đỉa cuộn cong người, rồi liền liếm các vết loét và hút lấy hút để, máu bầm của bệnh nhân ngày càng ít đi.

Lúc này, Chu Đan Khê nói nửa thật nửa đùa rằng: “Nếu ông mà là một người giàu, chữa lành cục “đối khẩu” này ít nhất cũng phải mất 50 thạch gạo (1 thạch tương đương khoảng 15kg), nói không chừng còn phải kéo dài hai hoặc ba tháng rồi mới lành lại được”.

Bảy ngày sau đó, “đối khẩu” của đại gia Uông đã lành lại. Thế là ông ta sai người mang 50 thạch gạo đến cảm tạ.

Chu Đan Khê lúc đó mới nhận ra. Tuy nhiên, ông vẫn thản nhiên nói rằng: “Ta có thể khiến người giàu cải trang thành một kẻ ăn xin, cũng không tệ nhỉ! Nhiều bà con nghèo khổ cũng đang cần được tiếp tế lương thực. Gạo tất nhiên là phải nhận rồi, nhưng dùng để giúp đỡ người nghèo”.

Tuệ Tâm, theo NTDTV

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhung-cau-chuyen-ve-kha-nang-chua-benh-doc-dao-cua-than-y-chu-dan-khe-p2.html

Comment