cay-tu-phat-sang-thay-den-duong-chuyen-vien-tuong-sap-tro-thanh-hien-thuc
Cây tự phát sáng thay đèn đường, chuyện viễn tưởng sắp trở thành hiện thực
- bởi tamthuc --
- 01/02/2017
Liệu cây phát quang sinh học có thể thay thế các cột đèn đường trong tương lai không xa? Liệu các cây phát quang sinh học có thể được sử dụng như một nguồn cung cấp ánh sáng?
Những câu hỏi này ám ảnh một nhóm các nhà khoa học, những người đã nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời để cắt giảm chi phí điện và giảm ô nhiễm ánh sáng.
Tản bộ trên phố vào một đêm muộn và bạn sẽ có thể thực sự nhận thấy bản thân được bao quanh bởi cây tự phát sáng tuyệt đẹp, thay vì các cột đèn đường thông thường.
Sau quá trình tối ưu hóa phù hợp, các cái cây và thực vật có thể được sử dụng để tạo ra ánh sáng đèn đường sinh học và đóng vai trò như một nguồn năng lượng hiệu quả, theo các nhà nghiên cứu.
Thực vật phát quang có thể sẽ sớm được sử dụng như một nguồn sáng. (Ảnh: Internet)
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đài Loan, dẫn đầu bởi PGS Yen Hsun Su và các đồng nghiệp từ Viện Nghiên cứu Trung ương (Academia Sinica) tại Đài Bắc và Đại học Quốc gia Thành Công tại Đài Loan đã tổng hợp thành công các hạt nano vàng và cấy ghép chúng vào các cái lá của cây thủy sinh Lệ nhi nhằm kích thích khả năng phát quang của chúng.
Quá trình này sẽ biến các lá cây thành các đi-ốt phát quang sinh học.
Các hạt nano là các hạt với đường kính vào khoảng 10 nanomet (bằng 1 phần 100 triệu mét).
Cây Lệ nhi là một loài cây thủy sinh trường kỳ hoặc bán thủy sinh thường được dùng trong bể cá”. Màu sắc của lá cây này sẽ thay đổi theo tỷ lệ cường độ ánh sáng, từ màu đồng thiếc sang màu gần như đỏ khi tiếp xúc với các mức cường độ ánh sáng cao”.
TAMTHUCĐây có phải viễn cảnh “đèn đường” trong tương lai?. (Ảnh: Internet)
Trong các thí nghiệm các nhà khoa học cũng đã khám phá được một mối liên hệ giữa kích thước của hạt vàng và cường độ phát quang sinh học.
Một hạt càng lớn bao nhiêu, thì lá cây càng phát sáng mạnh bấy nhiêu.
PGS Yen Hsun Su và các đồng nghiệp của ông hiện đang cố gắng áp dụng cùng một kỹ thuật cho các phân tử thực vật khác.
Chúng cũng đã được xác định để cải tiến hiệu suất quá trình.
Tuy rằng ý tưởng sử dụng thực vật như một nguồn sáng nghe có vẻ như một chuyện khoa học viễn tưởng thuần túy, PGS Su và nhóm nghiên cứu của ông đã chứng minh thành công rằng ý tưởng này dựa trên khoa học chứ không phải điều viển vông.
PGS Su tin rằng các đi-ốt phát quang sinh học rốt cục có thể được sử dụng để khiến các hàng cây ven đường phát sáng về đêm. Vì ánh sáng khiến lục lạp tiến hành quá trình quang hợp nên không cần đến nguồn năng lượng và thực vật sẽ hấp thụ khí CO2 trong quá trình này, vốn thông thường không diễn ra về đêm.
Các loài thực vật và cây cối sở hữu khả năng phát sáng trong bóng đêm có thể cung cấp cho chúng ta những nguồn năng lượng mới trong tương lai gần.
Chiêm ngưỡng một số loài cây tự phát sáng:
Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
(Ảnh: Taylor Lockwood/Mercury Press)
Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/156736.html
Comment