bi-an-son-gai-oc-va-su-that-khoa-hoc-cua-hien-tuong-ma-choi
Bí ẩn “sởn gai ốc” và sự thật khoa học của hiện tượng Ma chơi
- bởi tamthuc --
- 28/03/2013
Bạn sẽ tin về ma chơi theo những câu chuyện kể hay từ góc nhìn nghiên cứu?
Cho đến nay, ma vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện hư cấu về ma nhưng cũng không thể kết luận được có phải hư cấu hay không. Sự bí ẩn của ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con người.
Ma trơi trong dân gian là một loài ma nhỏ, hình dạng giống như ngọn lửa nhỏ có đốm xanh và hay trêu chọc người đi đường. Theo quan niệm tâm linh, loài ma này được cho là linh hồn của những đứa trẻ tinh nghịch chết sớm. Do chưa mang nhiều nghiệp chướng nhân gian nên loài ma này không bị đầy xuống địa ngục nhưng cũng không đủ duyên phận để siêu thoát. Trong khi chờ để đầu thai vào kiếp khác, những linh hồn tinh nghịch này rong chơi và hù dọa người qua đường.
Một bức ảnh được cho là ma trơi xuất hiện trên mặt sông.
Theo quan niệm của phương Tây, ma trơi là những đốm sáng rong ruổi khắp mọi nơi, lang thang và nhảy múa ở các bãi cỏ, trong rừng và trên bùn lầy. Truyền thuyết xưa cho rằng, ma trơi sẽ đưa những người tốt đến nơi tìm kho báu và dẫn những người xấu xuống các vũng bùn lầy. Đối với những ai muốn bỏ chạy, chúng sẽ đuổi theo đến khi người ta quá sợ hãi và ngất đi. Và nếu chẳng may nhìn thấy ma trơi, bạn không nên cầu nguyện mà hãy nói lời nguyền.
Ma trơi trong câu chuyện về Đôrêmon.
Ở Việt Nam, ma trơi được nhắc đến nhiều nhất với nhiều câu chuyện ly kỳ. Chúng thường xuất hiện vào các đêm mưa phùn gió bấc, thời gian xuất hiện nhiều nhất là khoảng cuối mùa đông cho đến giữa mùa xuân. Ma trơi xuất hiện đơn lẻ hoặc thành một cặp, thường “hiện hồn” ở khu vực quanh nghĩa địa. Không phải ngẫu nhiên mà người ta có thể “bịa” ra những câu chuyện về ma trơi, đã rất nhiều người gặp bóng ma, thậm chí điều này đã quá quen thuộc. Dù đã nghe nói ma trơi không có hại nhưng khi được chứng kiến tận mắt, nhiều người vẫn không hết ngỡ ngàng cũng như sợ hãi.
Hình ảnh được cho là ma trơi xuất hiện trong nghĩa địa.
Có câu chuyện kể rằng, vào một đêm, dân làng tập trung trên đê rất đông, họ im lặng chăm chú nhìn hoặc chỉ dám thì thầm bàn tán nhỏ như sợ ma trơi nghe thấy. Họ thấy ngoài cánh đồng xa xa, dưới ánh trăng sáng mờ có hai cục lửa màu đỏ to bằng quả bưởi đang nhảy múa. Điệu nhảy của chúng lặp đi lặp lại và đều đặn theo nhịp như sau: hai đốm lửa cách nhau một khoảng gần, trước tiên chúng nhảy tại chỗ hai lần, đến lần thứ ba chúng nhảy lại gần nhau; tiếp theo chúng lại nhảy tại chỗ hai lần và cuối cùng, chúng nhảy lên lao vào nhau rồi biến mất. Một lúc sau, chúng lại xuất hiện, khoảng cách giữa hai “con ma” và điệu nhảy lại được lặp lại, cứ như thế hai cái bóng nhảy đối xứng và đều nhau từ giờ này qua giờ khác.
Ma chơi theo góc nhìn khoa học
Theo các nhà khoa học, thật ra chẳng có ma quỷ gì cả. Trong xương và não người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốm xanh. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban đêm.
Còn về việc ma trơi đuổi theo người, các nhà khoa học cho rằng đó là do luồng gió được tạo ra khi thân người chuyển động (chạy vì quá sợ hãi). Nhưng có một điều bất hợp lý. Nếu chỉ là phản ứng hóa học thì tại sao ma trơi lại có thể bay lượn trước mắt người đi đường và cứ bám riết lấy họ cho đến khi có ánh sáng khác mới chịu tắt? Tại sao ở nhiều con đường rõ ràng là không có nghĩa trang, không chôn xác người/động vật ở dưới nhưng vẫn có ma trơi? Đây là những câu hỏi chính đáng mà các nhà khoa học bó tay không trả lời được.
Theo: Kênh14
TAMTHUC
Comment