hien-tuong-khoc-da-de-o-tre-so-sinh-va-cach-lam-be-het-khoc-dem
Hiện tượng “Khóc dạ đề” ở trẻ sơ sinh và cách làm bé hết khóc đêm
- bởi tamthuc --
- 29/10/2015
Theo kinh nghiệm dân gian, đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi – sức đề kháng và linh căn của bé còn yếu – vì vậy cần phải kiêng kỵ, phòng tránh những điều không tốt cho bé. Ví dụ như: treo khúc xương rồng ở của buồng của mẹ và bé để tránh những nói không hay; treo nhánh dâu tằm hoặc gác Dao đầu giường chỗ nằm để xua đuổi tà ma và những điều xúi quẩy…..
Trong đó có một điều cần lưu ý, những người đang có TANG không nên đến thăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, hoặc cha mẹ và người thân trong gia đình nếu có đi đám TANG về, phải bước qua đống lửa và tắm rửa sạch sẽ trước khi ôm trẻ…
Nếu một người đang có TANG (chưa mãn TANG) mà vô tình đến thăm một đứa trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc người thân trong gia đình của bé mới đi dám TANg về, chưa bước qua đống lửa và tắm rửa sạch sẽ mà tiếp xúc với bé. Thì có thể, đứa trẻ sơ sinh đó sẽ bị mắc chứng quấy khóc vào ban đêm mà dân gian thường gọi là “KHÓC DẠ ĐỀ”. Trẻ bị “KHÓC DẠ ĐỀ” theo nguyên nhân này có thể kéo dài vào mỗi đêm trong suốt 3 tháng 10 ngày thì mới hết.
Trẻ khóc dạ đề là triệu chứng con nít thường hay quấy khóc vào ban đêm khiến cho sức khỏe đứa trẻ không tốt mà bậc làm cha mẹ cũng thêm ưu phiền vì không ngủ được. Để trị chứng này thì có rất nhiều mẹo trong dân gian, tuy nhiên, là người học đạo chúng ta cần biết chọn lọc phương pháp để áp dụng chứ không nên ai chỉ gì cũng mù quáng tin theo.
Những phương pháp trị mẹo cho những bệnh thuộc vô hình thì có nhiều nhưng phải chọn phương pháp nào an toàn nhất mới đúng. Bịnh hữu hình thì có khoa học, bịnh vô hình phải theo nguyên tắc không được đụng chạm đến con bịnh, không cho uống những thứ nước lạ, không đổ ớt vào miệng, và tuyệt đối không đánh đập.
Nguyên nhân trẻ nít khóc dạ đề thường do mới sinh ra, linh căn còn yếu ớt có thể bị những thứ không tốt xung quanh quấy nhiễu, đặc biệt vào ban đêm. Để chữa chứng này quý vị có thể thử những mẹo dân gian sau:
1. Ra trước bàn thờ Phật hoặc bàn thờ Cửu huyền thất tổ trong nhà, đốt nhang khấn vái Trời Phật tổ tiên phù hộ cho đứa bé hết khóc dạ đề.
2. Đốt nhang, chui xuống dưới gầm giường em bé nằm quơ quơ mấy cái và khấn vái xin cho em bé hết khóc.
3. Để em bé ra ngoài đường (ở nơi sạch sẽ), nhờ một người quen đem em bé về nhà họ và mình tới nhà xin lại. Em bé sẽ hết khóc, cái này phải bàn trước với người hàng quen nhé, làm thật nhanh để tránh bé ở ngoài trời lâu không tốt nhé bạn,
4. Bạn có thể lấy một cây đũa nếu là gái thì trẻ làm 9 phần, trai thì chẻ làm 7 phần ở đầu đũa. Sau đó kẹp cái dẻ bẩn nhưng quần áo cũ rác vào, trước kia các cụ có vải sợ bông nên đốt ra khói chứ không xoăn như sợ pha bây giờ. Bạn đốt vừa khua vài vòng vào trong phòng ngủ của bé vừa nói “Đốt vía, đốt vang, vía lành thì ở, vía dữ thì đi…” làm nhanh vài vòng rồi mang ra khỏi phòng ngay tránh mùi khói làm bé ngạt và độc hại nhé, nhất là tránh gây hỏa hoạn vì lúc đó bạn đang rất rối.
Hoặc nếu bé khóc bạn có thể nói: ” Đừng ai trêu “…tên của bé” nhé, để bé ngủ ngoan bé còn lớn…bạn cứ nói như vậy nhé, rất hiệu nghiệm đó
“Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”, những cách trên mới nghe qua tưởng chừng như phản khoa học nhưng dường như lại rất hiệu quả khi áp dụng vào trường hợp này, bài viết được www.tamthuc.com sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và một số kinh nghiệm của các cụ truyền lại.
Tuy nhiên bạn cần kiểm tra xem bé có bị sốt không? Bé có nanh không? tưa lưỡi không? từ đó để điều trị kịp thời cho bé nhé!
TAMTHUC
Comment