No icon

hoang-tu-trieu-nguyen-voi-cai-chet-day-bi-an

Hoàng tử triều Nguyễn với cái chết đầy bí ẩn

Có nhiều điều bí ẩn mà chúng ta khó có thể lý giải được, chúng ta chỉ biết đọc và xuy ngẫm về cuộc đời mình và những điều xung quanh

Giải mã xong tượng đồ thức, ông Đỗ Đình Truật cho rằng, người trong mộ chết ở độ tuổi rất trẻ, thuộc dòng dõi quyền quý. Khi nghiên cứu những cứ liệu lịch sử, cùng các biện pháp xét nghiệm xương cốt bằng khoa học, ông Truật thấy rằng, ngoài Đông cung thái tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai cả của vua Gia Long), ở giai đoạn lịch sử ấy không có ai.

Bất ngờ từ bộ xương vô danh đầy bí ẩn

Sau khi vận dụng Kinh dịch để xác định danh tính người trong mộ, ông có một đồ thức là “Thủy Thiên Nhu”. Ông giải đồ thức này như sau. Cung Càn nằm dưới: Càn là trời, là cha, là kẻ quân tử, là đại nhân, cũng có thể là vua. Cung Khảm nằm trên càn: Khảm là thủy, là nước cũng có nghĩa là hiểm nạn. Khảm nằm trên Càn có nghĩa là một vị quan, đại nhân, vua nào đó bị lâm nạn, chết vì tai nạn. “Lúc đó trong đầu tôi nghĩ đến ngay Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, vì sử cũ có ghi, vị Hoàng tử chết do bệnh đậu mùa. Quẻ giải của tôi khớp với việc người trong mộ chết do tai nạn hay bệnh tật gì đó. Vì thế hướng tiếp cận danh tính người trong mộ với tôi là cái chết không bình thường, điều này chỉ riêng tôi biết”, ông Truật nói.

bí ẩn

Bí ẩn cái chết chấn động của hoàng tử triều Nguyễn

Cô Nguyễn Phúc Huy Đoan hậu duệ của Hoàng tử Cảnh bên gốc bồ đề, nơi lăng mộ Hoàng tử Cảnh xưa

Giải xong quẻ, ông Truật cho người mở áo quan và điều bất ngờ đã xảy ra. Một bộ xương sắp mủn bọc trong chiếc áo quan sơ sài, không một vật tùy táng như: Mũ, áo, đai…để chứng tỏ thân thế Hoàng tộc. Điều này ông Truật chưa từng gặp trong các cuộc quật mộ vua, chúa, quan… thời phong kiến trước đây. Bộ xương của người này cao khoảng 1,67m, xương thuôn nhỏ, đặc biệt hàm răng trắng rất đẹp, chưa bị mòn (răng của người nhàn hạ). Ông Truật nhờ cộng sự của mình là GS. BS. Phan Bảo Khánh (Khoa giải phẫu học trường ĐH Y dược TP.HCM) đưa mẫu hàm răng và xương về xét nghiệm để đo độ tuổi thì cho kết quả, đó là bộ xương nam, tuổi từ 22-28, chết trong tình trạng sức khỏe không bình thường. Sử cũ triều Nguyễn từng ghi, ở Gia Định lúc đó chỉ có Đông cung Nguyễn Phúc Cảnh chết năm 22 tuổi vì “căn bệnh đậu mùa”. Điều này hoàn toàn khớp với “đồ thức” mà ông Truật giải trước khi mở áo quan.

Một căn cứ khác đáng lưu ý là thời nhà Nguyễn trị vì, vùng Gia Định, loại mộ hợp chất chỉ dành cho dòng dõi quyền quý mà thôi. Nếu dân thường khi chết mà xây mộ hợp chất thì coi như phạm vào những điều cấm của “Tam Ban Triều điển”. Với những căn cứ trên ông Truật khẳng định với mọi người, lăng mộ này đích thị của Hoàng tử Cảnh. Những luận điểm ông đưa ra cho đến nay vẫn chưa có nhà sử học nào phản bác. Nhưng một vấn đề khiến ông đau đầu là tại sao xác một vị Hoàng tử từng được vua Gia Long nhắm để truyền ngôi lại sơ sài đến khó tưởng như vậy? Đó là điều bất bình thường. Giả thuyết ông đặt ra là, có hay không chuyện Hoàng tử Cảnh chết vì bệnh đậu mùa như sử chép? Ông quyết định đi tìm sự thật.

Thực hư Hoàng tử Cảnh chết vì bị đầu độc

Ông bảo, đây là điều ông đau đáu hàng chục năm trời. Theo ông cái chết của Hoàng tử Cảnh là hậu quả của âm mưu thâm độc hơn là chết vì “căn bệnh đậu mùa” như sử ghi. Ngược lại lịch sử, năm 1777, thời kỳ “nhà chúa” (9 chúa, 12 vua) của họ Nguyễn Phúc suy tàn khi quân Tây Sơn đuổi Nguyễn Phúc Thuần chạy vào vùng Gia Định. Tại đây, Nguyễn Ánh là con cháu nhà chúa nên tập hợp quân sỹ chống lại nhà Tây Sơn, nhưng lần lượt bị thất bại nặng nề. Nguyễn Ánh chạy dạt khắp nơi ra Phú Quốc, sang Xiêm- La viện trợ bất thành, thì Nguyễn Ánh quay sang cầu cứu Pháp.

Bí ẩn cái chết chấn động của hoàng tử triều Nguyễn - Ảnh 2

Cộng sự của ông Truật xét nghiệm xương cốt thì không thấy dấu hiệu Hoàng tử Cảnh chết vì bệnh đậu mùa

Với giấc mộng bá vương, khôi phục lại địa vị của dòng họ, Nguyễn Ánh quyết định dùng chiêu “đem con đi bỏ xứ người” làm con tin. Năm 1783, lúc đó Nguyễn Phúc Cảnh (con của người vợ đầu Nguyễn Ánh), buộc phải theo Bá Đa Lộc (giáo sỹ truyền đạo người Pháp được Nguyễn Ánh tin cậy) và Nguyễn Văn Ký (Petrus Ký) sang Pháp. Nguyễn Ánh hi vọng, khi được Pháp che chở, viện binh và khí giới sẽ lấy lại được ngôi vị từ nhà Tây Sơn. Hoàng tử Cảnh lúc đó là một đứa bé vừa tròn 3 tuổi khóc thét khi rời vòng tay mẹ xuống tàu,  Trong thời gian làm con tin ở Pháp, Hoàng tử Cảnh đã trở thành con cờ dưới tay của Bá Đa Lộc. Vị hoàng tử trẻ con đã đại diện triều đình ký với chính quyền Pháp những hiệp ước nặng nề.

Nhưng điều không may, cuộc cánh mạng sương mù 1789 đã khiến chế độ phong kiến Pháp sụp đổ. Nguyễn Phúc Cảnh xuống tàu trở về Gia Định thì đã là một cậu Tây theo đạo Thiên Chúa, và thấm nhuần tư tưởng Tây phương, tiếng Pháp rành hơn tiếng mẹ đẻ. Ngày gặp lại vua cha và triều đình, Hoàng tử Cảnh lạnh nhạt, không cúi gập chào theo nghi lễ triều đình mà đưa tay làm dấu theo đức chúa trời, khiến ai nấy đều ngỡ ngàng. Một tín đồ theo đạo Thiên Chúa hoàn toàn đối lập với cung cách Nho giáo của người phương Đông đã  khiến Hoàng tử Cảnh bị cô lập ngay từ những ngày đầu tiên trở về. Đặc biệt, Hoàng tử Cảnh thường buồn rầu không muốn bàn đến chính sự, một biểu hiện bù nhìn mà Nguyễn Ánh cũng như triều đình thấy rõ. Vị vua mà Nguyễn Ánh sau này sẽ truyền ngôi là một người “xác nước Nam, hồn bên Pháp” đấy ư? Ai nấy đều lắc đầu ái ngại.

Lòng tin về vị vua tương lai dần nhạt đi, ngay cả Nguyễn Ánh cũng dần thay đổi ý định. Một hôm ông triệu các cận thần lại và hỏi: “Nếu sau này truyền ngôi, giữa con trưởng là Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh và con thứ là hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng, anh em cùng cha khác mẹ với hoàng tử Cảnh) thì nên chọn ai?”. Hỏi như vậy, Nguyễn Ánh không phải không biết luật trưởng thứ truyền ngôi, mà ông nhận ra một thực tế là không thể nào truyền ngôi cho hoàng tử Cảnh được nữa…Có lẽ đó là kết cục dẫn đến việc Hoàng tử Cảnh phải chết vì “bệnh đậu mùa” khi mới tròn 22 tuổi.

Ông Truật phân tích, vua Gia Long là người rất độc đoán, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì quyền lực. Chấp nhận dùng con ruột sang Pháp làm con tin để đổi lấy viện binh và vũ khí, nhẫn tâm giết chết Đỗ Thành Nhân (người từng sẻ quân, chia lương cho Nguyễn Ánh thời chạy loạn), vì ngăn Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Mãn Thanh và Pháp chống Tây Sơn. Tiếp theo, Nguyễn Ánh còn ra tay hãm hại Nguyễn Văn Thành, một danh tướng thân cận, lúc nào cũng sát cánh bên mình. Chỉ vì một bài thơ của đứa con trai làm trong lúc trà dư tửu hậu, mà cả hai bố con Nguyễn Văn Thành đều bị Nguyễn Ánh giam vào ngục tối và chặt đầu bỏ sọt tre. Đến thời Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi lấy hiệu Minh Mạng, ông ta cũng “triệt” luôn ân nhân của cha mình là Tả quân Lê Văn Duyệt, người từng đưa thân ra đỡ đao cho Nguyễn Ánh.

Không những thế, thời Minh Mạng thì triều đình mâu thuẫn rõ rệt. Sau khi Hoàng tử Cảnh chết, để triệt đường vợ con Hoàng tử Cảnh và những người trung chính ủng hộ, vua Minh Mạng đã dựng nên vụ án oan khuất được xem là đen tối nhất lịch sử phong kiến Việt Nam là vu khống Nguyễn Phúc Mỹ Đường (con Hoàng tử Cảnh) thông dâm với chính mẹ mình. Nhân chuyến về Phú Xuân (Huế), hai mẹ con Mỹ Đường bị bắt và chịu án phạt trói dìm nước cho đến chết. Mãi đến đời vua Thiệu Trị, họ mới được giải oan và phục hồi danh dự. Như vậy, có thể nói cái chết của Hoàng tử Đông cung Nguyễn Phúc Cảnh vì bệnh đậu mùa là không mấy thuyết phục. Hay nói đúng hơn ông chính là nạn nhân của những toan tính thanh trừng nội bộ của một thời lịch sử đầy sóng gió.

 Còn hậu duệ của Hoàng tử Cảnh

Ông Truật cho biết, sau khi công bố báo cáo khai quật mộ Hoàng tử Cảnh, có một cô gái tìm đến ông và xưng là Nguyễn Phúc Huy Đoan (24 tuổi), hậu duệ của Nguyễn Phúc Mỹ Thùy, người thoát thân trong mưu sự “thanh toán” nội bộ của vua Minh Mạng. Cô Huy Đoan đã mang theo gia phả và chứng minh mình là hậu duệ thực sự của hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh. Ông Truật hạnh phúc khi sau bao năm mày mò nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều điều, nhất là giúp hậu duệ họ Nguyễn Phúc tìm lại được mồ mả cha ông.

Kỳ Anh

Nguồn: Người đưa tin

TAMTHUC

Comment