No icon

nguyet-than-ho-bao-hay-chuyen-than-giu-cua

Nguyệt thần hộ bảo hay chuyện thần giữ của

Đã từ lâu, mình đọc trong một chuyện cổ tích về thần giữ của . Nhưng dạo này, trong quá trình tìm tài liệu về huyền học đông tây, thì mình lại tìm được một số bằng chừng, cũng như lý giải về chuyện “ thần giữ của” này.

“Chuyện kể, có một gia đình nọ đang trong cơn nguy khốn thì có người Tàu đến hỏi mua con gái về làm lẽ. Người cha tuy nghèo nhưng vốn trước kia sinh ra trong một gia đình có học nên cũng bấm độn và lờ mờ nhận ra mục đích của người đến mua con. Ông mới dặn vợ đưa cho con gái một túi hạt vừng, chờ khi cấp bách thì dùng đến. Cô gái được đưa về nhà chồng, mấy hôm liền vẫn chưa được động phòng, đồ ăn thức uống được cung phụng chu đáo nhưng chỉ toàn đồ chay tịnh.

Tại sao có chuyện thần giữ của ?

Tới một đêm, cô gái được đưa lên kiệu dẫn đi. Nghĩ điềm chẳng lành, cô bí mật bỏ vào túi áo nắm hạt vừng mà mẹ đưa cho trước đó. Trên đường đi, cô rắc hạt vừng xuống đường, lẫn vào với cỏ. Tới nơi, cô được người ta đặt vào một chiếc quan tài, đưa vào một hầm mộ, được uống một thứ nước gì đó để không còn khả năng chống cự nhưng vẫn ý thức được những việc làm đang diễn ra tại đó.

Xung quanh chiếc quan tài cô gái được đặt vào, những bình, lọ được sắp xếp theo một quy luật mà cô không hiểu được. Sau khi cho cô gái ngậm sâm, thầy phù thủy bắt đầu làm phép. Buổi làm phép và thần chú chỉ diễn ra trọn vẹn trong đêm. Kết thúc lễ, áo quan được đóng lại và cửa hầm mộ được bít vào.

Chừng một tháng sau, những hạt vừng được cô gái rải ra trên đường đi đã lên xanh non, gia đình cô mới lần theo dấu vết này. Khi tới nơi cuối cùng, cây vừng mọc lên đậm đặc thì đào lên và cứu được con gái? Do được ngậm sâm nên cô vẫn còn sống, gia đình đồng thời có được kho báu. Nhưng về sau, do sợ bị trả thù, họ cũng phải kéo nhau đến di cư ở vùng khác.”

Có lẽ, bạn không tin chuyện này thần giữ của.

Nhưng đây là một câu chuyện kinh dị có thật, trong lịch sử, khi người Hoa đến xâm lược nước ta, họ đã vơ ve rất nhiều của cải, chính vì quá nhiều không thể vận chuyển đi hết khi xảy ra binh biến, thì họ vận dụng “ bí thuật” – “ Nguyệt Thần Hộ Bảo”.

Thuật này có từ rất lâu, kết hợp với các thuật âm dương phong thủy, cơ quan độc dược, để cất giữ kho tàng. Bí thuật này khởi nguồn từ đạo giáo, trong sách “ Thuật Đạo Môn”- “术道门”, do Định Quang Tiên ở Bích Du Cung viết. Một bảo tàng được xây dựng dựa trên âm phần – âm thần – âm sát. Tức là tam âm, thần giữ của âm phần nghĩa là phần đất được chọn để xây dựng bảo tàng, thuật sĩ phải dụng thuật âm dương phong thủy để tính toán sự luân chuyển âm dương và thay đổi phong thủy ở mảnh đất đó, sau đó dụng 108 cọc kim loại cắm xuống đất ấy, hòng định âm dương.

Thần giữ của

Thần giữ của

Người Hoa thường có những suy nghĩ như thế này : “ không phải tộc ta, tất có lòng khác”, “ người không vì mình trời tru đất diệt.” Nên những bí thuật tổn hao âm đức, trời và người đều căm phẫn như thế này, vẫn được họ sử dụng, hòng bảo tồn của ai cho con cháu. Chỉ là, kết cục thường chẳng tốt đẹp gì. Nhưng để từ bỏ một núi vàng, không phải là một điều đơn giản. Đúng không ?

Sau khi đã tìm được âm phần thích hợp, các thuật sĩ bắt đầu quá trình tuyển âm thần ( gọi mỹ miều là Nguyệt Thần). Họ đi lựa chọn các trinh nữ tuổi từ 12-13, tuy nhiên, không phải là lựa chọn bừa bãi mà phải dựa vào bát tự ( ngày tháng năm sinh, mệnh cách). Đây là quá trình tìm Nguyệt Chủng.

Chủng ở đây, là chủng tử (nghĩa là mầm sống, hạt mầm, hạt giống). Trong đạo giáo, có một môn gọi là “ Đạo tâm chủng ma đại pháp” – tức là tu luyện giả tìm một người để gieo ma chủng ( tâm ma), sau đó trong quá trình tu luyện sẽ trảm tâm ma. Nói nôm na, là phải vào trần thế, để yêu thương một người nào đó thần giữ của . Sau cuối cùng tự tay giết người đó ( tâm ma ở đây ứng với tình chủng trong tình kiếp). Người tu luyện theo “ Thái Thượng Vong Tình Đạo”.

Có nhiều loại Nguyệt Chủng, song, theo ghi chép xưa, thì hai chủng sau đây là lợi hại hơn hết :

1, Canh Kim Nguyệt Chủng: Đây là những trinh nữ sinh vào giờ Kim, ngày Kim, tháng Kim, năm Kim, mệnh Kim ngũ cục. Đặc biệt nếu trên người có khí chất vương giả hoặc khí chất của gia đình võ tướng thì càng thêm hiệu quả.

Canh Kim Nguyệt Chủng sau khi thành thục sẽ trở thành Canh Kim Nguyệt Thần (hay còn gọi là Canh Kim Sát) là một trong những Nguyệt thần thủ hộ có sát tính mạnh nhất, phù hợp với việc thủ hộ kho tàng của tầng lớp công hầu vương giả.

2, Huyền Âm Nguyệt Chủng: Đây là những trinh nữ sinh vào giờ Âm, ngày Âm, tháng Âm, năm Âm, mệnh Thuỷ lục cục. Đặc biệt trên người có khí chất hạo thiên của gia tộc văn quan, hoặc khí chất đoan thục của gia đình hào môn gia giáo thì càng thêm hiệu quả.

Huyền Âm Nguyệt Chủng sau khi thành thục sẽ trở thành Huyền Âm Nguyệt Thần (hay còn gọi là Huyền Âm Sát) là một trong những Nguyệt thần thủ hộ có Âm tính mạnh nhất thiện về che dấu, phù hợp với việc thủ hộ kho tàng của tầng lớp cổ gia, đại thương phú khả địch quốc.

Sau khi tìm được Nguyệt Chủng, thì tiếp đó là quá trình Dưỡng Chủng – bằng các loại dược liệu, chú thuật, cho đến khi Nguyệt Chủng thành thục thì mới bắt đầu đưa vào âm phần. Quá trình dưỡng này “ chủng” được cho phục các loại bí dược ( uống, bôi các loại thuốc), đồng thời khắc các phù văn “ tụ âm trận” lên người của “ chủng”, các thuật sĩ, tùy theo môn phái mà loại công pháp đem cho chủng luyện, cơ bản thì có “ Nguyên Thần Hóa Âm Thuật”, “ Huyền Âm Hóa Thần Chú”…

Nguyệt Chủng tu tập môn công pháp này đến 15 tuổi, thì bắt đầu các thuật sĩ thực hiện bước tiếp theo. Đây là thời điểm tốt nhất để luyện hóa Nguyệt Chủng thành Nguyệt Thần.

Tại kho tàng, trước khi bắt đầu nghi thức chuyển hoá. “Nguyệt Chủng” (Giai đoạn hiện tại còn có thể gọi là “Nguyệt sát”) được tắm rửa sạch sẽ, chay tịnh một thời gian, đồng thời được cho ngậm một miếng sâm (hoặc phù chú) tuỳ môn phái, đảm bảo có thể duy trì sự sống của “Nguyệt sát” 100 ngày, và cũng chỉ duy nhất 100 ngày không hơn nửa khắc (Được gọi chung “Bách nhật lệnh”), và bị hàn kín miệng lại.

Lúc này “Nguyệt sát” sẽ được khống chế không thể di động, và được đặt vào trong trận pháp tương ứng với loại “Nguyệt thần” của bản thân. Sau đó thì trận pháp được khởi động bằng tính mạng và máu huyết của các hạ nhân đào động, vận chuyển báu vật mang vào trong động. Đồng thời cũng là một cách giữ bí mật vị trí của bảo tàng mà người Hoa hay dùng.

Trong bảo tàng lúc này các cơ quan ám khí, hoặc độc dược, chướng khí (tuỳ bảo tàng và thuật sĩ) cũng sẽ được khởi động (hoặc tự khởi động) vào khắc cuối cùng khi mà cửa bảo tàng (cửa động) được phong kín. Trận pháp bây giờ bắt đầu luân chuyển.  Trận dựa trên tam tài ( thiên địa nhân ), lấy Nguyệt Thần ( nhân ) làm trận nhãn.

Khi trận vận chuyển, thì Nguyệt Thần thu lấy âm sát rồi bắt đầu lớn mạnh lên, trở nên vô hình vô tướng, đây là ngưng sát. Vì quá trình chết thê thảm, nên Nguyệt Thần một khi luyện thành thì tuyệt đối hung tợn. Vì vậy, con cháu những kẻ chôn của cải, muốn lấy được bảo tàng thì phải có “ Nguyệt Lệnh” để trấn áp Nguyệt Thần.

Nếu kẻ khác vô tình vào, hoặc đào trộm, thì ngoài gặp phải cơ quan cạm bẫy có độc ra, thì họ còn gặp phải “ Nguyệt Oán” tức là oán hận của người nữ bị luyện thành Nguyệt Thần, người dính phải thì bệnh tật, xui xẻo, gia đình tan nát. Ghê gớm hơn, “ Nguyệt Oán” còn có thể ảnh hưởng đến người thân của họ. Nghĩa là oán hận sẽ làm ô nhiễm hồn phách của người bị nhiễm, sau khi người này chết  thì biến thành oán linh kéo theo người chết.

Theo: Tầm tay

TAMTHUC

Comment