No icon

nghien-cuu-cho-thay-lam-boi-ban-con-cang-thang-hon-bac-si-phau-thuat-nao

Nghiên cứu cho thấy làm bồi bàn còn căng thẳng hơn bác sĩ phẫu thuật não

Làm phục vụ như bồi bàn thì căng thẳng hơn nhiều so với các nghề đòi hỏi chuyên môn cao như kiến trúc sư, bác sĩ – đây là kết luận của các nhà khoa học khi họ đưa ra cảnh báo đột quỵ.

(ảnh: Pinterest)
(ảnh: Pinterest)

Nghề bồi bản thì hẳn nhiên không hề nhẹ nhàng. Bạn phải làm nhiều giờ liên tục luôn tay luôn chân, lương thì rẻ bèo, đôi chân như muốn rụng rời sau giờ làm, thậm chí còn có thể gặp rắc rối chẳng ai ngờ khi khách hàng say xỉn quậy phá…

Dù biết thế nhưng đa số chúng ta hẳn sẽ khó chịu nếu đến một nhà hàng mà bị phục vụ chậm, hay món ăn sai với yêu cầu mình đã gọi… Bạn sẽ cảm thông hơn với họ nếu biết bản chất công việc đó áp lực đến thế nào, theo một nghiên cứu mới về các ngành nghề.

>> Kinh nghiệm ứng xử: Ở Mỹ, thấy người bị ngã, liệu có nên đỡ dậy không?

Nghiên cứu

Theo nghiên cứu, những công việc khắt khe cho phép nhân viên có sự kiểm soát ít ỏi – ví dụ: làm ca 8 tiếng/ 12 tiếng vào ngày cuối tuần đông khách – gây hại cho thể chất và tinh thần nhiều nhất.

Được tiến hành bởi ĐH Y khoa phương Nam ở Quảng Châu, Trung Quốc, nghiên cứu này phân tích dữ liệu của hơn 138.700 người tham gia trong 6 nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa sức khỏe và nghề nghiệp.

Các nghề được chia ra 4 nhóm dựa trên mức độ kiểm soát và căng thẳng tâm lý:

  • Kiểm soát thấp và căng thẳng thấp: VD như các việc tay chân, gọi là nhóm “thụ động”
  • Kiểm soát cao, VD như kiến trúc sư, nhà khoa học, được xếp vào loại “căng thẳng thấp”
  • Kiểm soát cao và căng thẳng cao (giáo viên hoặc bác sĩ) được gọi là nhóm “chủ động”
  • Kiểm soát thấp, căng thẳng cao, nhóm “áp lực lớn” bao gồm các nghề điển hình là bồi bàn.

Các nhà khoa học tìm ra rằng, làm bồi bàn tăng tỷ lệ rủi ro đột quỵ lên 22% so với các công việc ít căng thẳng. Rủi ro tăng lên 33% nếu chỉ tính riêng phụ nữ.

Các công việc như kiến trúc sư hay nhà khoa học dường như là ứng cử viên lý tưởng cho rủi ro huyết áp cao; nhưng thật ra áp lực cao phụ thuộc vào việc bạn có cảm thấy đang kiểm soát và được kính trọng trong công việc hay không. Bác sĩ phẫu thuật não hẳn rất mệt mỏi đầu óc sau một ngày làm việc, nhưng họ sẽ cảm thấy được trân trọng hơn một nữ bồi bàn vừa bị một đứa trẻ “con cưng” của khách hàng đổ nước sốt vào người (và còn không được tiền tip). Vì lý do này, những người thuộc nhóm kiểm soát cao, căng thẳng thấp không hề gia tăng rủi ro đột quỵ hay bệnh tim.

>> Điều gì ẩn sau tin tức ông Giang Trạch Dân bị đột quỵ?

Ngoài việc phải làm theo ca gây hại sức khỏe, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng bồi bàn cũng có xu hướng dễ uống rượu và hút thuốc để đối phó với căng thẳng.

Ông Dingli Xu tại ĐH Y khoa phương Nam cho biết: “Mức độ căng thẳng cao trong công việc có liên hệ với bệnh tim nhưng các nghiên cứu về nghề nghiệp và đột quỵ đã cho kết quả không đồng nhất. Có thể là công việc áp lực cao sẽ dẫn tới các hành vi không lành mạnh như thói quen ăn không lành mạnh, hút thuốc, thiếu tập thể dục.”

Kết quả nghiên cứu rất đáng để suy ngẫm. Lần tới nếu bạn cảm thấy việc phục vụ thiếu chuyên nghiệp, hãy nhớ tới những áp lực cũng như tỷ lệ đột quỵ cao trước khi mở lời càu nhàu với người bồi bàn.

Sơn Vũ tổng hợp

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/nghien-cuu-cho-thay-lam-boi-ban-con-cang-thang-hon-bac-si-phau-thuat-nao.html

Comment