No icon

bai-nghia-trang-tau-vu-tru-o-giua-dai-duong-co-gi-o-do

‘Bãi nghĩa trang’ tàu vũ trụ ở giữa đại dương: Có gì ở đó?

Có một nơi được coi là xa xôi nhất trên Trái Đất. Địa điểm giữa đại dương này có nhiều tên: người ta gọi nó là Point Nemo (mang nghĩa “không ai cả” trong tiếng Latin) hay tên khác là Cực Đại dương Bất khả Tiếp cận. Tọa độ chính xác của nó là 48 độ 52,6 phút độ Vĩ nam, 123 độ 23,6 phút kinh Tây.

‘Bãi nghĩa trang’ tàu vũ trụ ở giữa đại dương
(ảnh: Google Earth; Business Insider)

Địa điểm gần nhất trên đất liền cũng cách điểm này khoảng 2685 km. Đây là một nơi lý tưởng để thải loại những chiếc tàu vũ trụ đã hỏng hoặc sắp hỏng, đó là lý do NASA gọi nơi đây là “Nghĩa trang cho tàu vũ trụ.”

“Địa điểm này nằm ở Thái Bình Dương và có thể là nơi xa nhất đối với bất kỳ nền văn minh nào của con người,” theo NASA.

Anh Bill Alior, một kỹ sư hàng không và chuyên gia khí quyển thì có cách nói khác, rằng đây là một nơi tuyệt vời để vứt bỏ các thứ mà không sợ va chạm.

Khi muốn “chôn” gì đó ở bãi nghĩa trang này, các cơ quan hàng không phải tính toán thời gian để tạo ra một vụ va chạm phía trên điểm đó. Tuy vậy những vệ tinh nhỏ thường không thể đến được Điểm Nemo, vì theo như NASA giải thích, “nhiệt do ma sát với không khí ở tốc độ hàng nghìn dặm một giờ sẽ đốt cháy vệ tinh đó.”

Nơi bỏ những xác tàu vũ trụ

Các nhà du hành vũ trụ sống trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thực ra sống gần “nghĩa trang” này hơn ai hết. Đó là vì ISS di chuyển trên quỹ đạo cách Trái Đất khoảng 400km, và có bay qua khoảng không phía trên Điểm Nemo. (Trong khi hòn đảo ở gần Điểm Nemo nhất còn xa hơn 400km rất nhiều.)

Từ năm 1971 đến giữa năm 2016, các cơ quan hàng không trên thế giới đã vứt bỏ ít nhất 260 tàu vũ trụ vào khu vực này, theo Popular Science. Đến năm 2015, con số này mới chỉ là 161, cho thấy số liệu tăng vọt vào năm 2016.

Tại khu vực này, sâu 2 dặm (khoảng 3,2 km) dưới mặt nước có chôn trạm vũ trụ Soviet-era MIR, hơn 140 phương tiện của Nga, một số tàu vận tải của Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA) (như chiếc Jules Verne ATV), và thậm chí một tên lửa của công ty SpaceX.

‘Bãi nghĩa trang’ tàu vũ trụ ở giữa đại dương
Tàu vũ trụ Jules Verne ATV cháy sáng khi quay lại bầu khí quyển Trái Đất vào ngày 29/9/2008. (Ảnh: NASA/ESA/Bill Moede and Jesse Carpenter)

Mặc dù vậy, những con tàu vũ trụ này không nhất định là được gom lại cùng nhau. Anh Ailor nói một vật thể lớn như Thiên Cung-1 có thể vỡ ra và các mảnh vụn có thể rơi phân tán trong một khu vực hình oval với chiều dài trục lớn là khoảng 1600 km, trục nhỏ khoảng vài chục km. Trong khi đó, vùng biển xung quanh Điểm Nemo kéo dài hơn 6,6 triệu dặm vuông (khoảng 17 triệu km vuông), do vậy rất khó theo dõi một mảnh cụ thể nào đó.

Mặc dù không phải tàu vũ trụ nào cũng rơi vào bãi nghĩa trang này, nhưng khả năng người ta bị mảnh vỡ nào đó rơi vào là cực kỳ nhỏ cho dù con tàu đó vỡ ra ở đâu trên Trái Đất, anh Ailor nói.

“Không phải là không thể, nhưng từ những ngày đầu của kỷ nguyên hàng không, chỉ có trường hợp duy nhất một người phụ nữ bị một mảnh vỡ tàu vũ trụ đập vào vai ở Oklahoma,” anh nói.

Mặt khác, nếu để những con tàu đã “chết” trên quỹ đạo thì còn nguy hiểm hơn.

Mối đe dọa lớn từ rác thải vũ trụ

Một mô phỏng của rác thải vũ trụ. Các vệ tinh và mảnh vỡ không theo tỷ lệ. (theo ESA)

Khoảng 4000 vệ tinh đang quay quanh Trái Đất ở các độ cao khác nhau. Vẫn còn nhiều khoảng không nữa, ngay cả khi 4,425 vệ tinh mà internet đưa tin rằng Elon Musk và SpaceX muốn phóng lên trong tương lai. Nhưng không gian ngày càng trở nên chật trội hơn vì còn có cả những mảnh rác trong không gian.  

Bên cạnh tất cả những vệ tinh này, còn có thân của hàng nghìn tên lửa mất điều khiển bay xung quanh Trái Đất, và còn hơn 12.000 vật thể nhân tạo lớn hơn nắm tay, theo Space-Track.org. Chưa kể đến vô số bu lông, đinh vít, các mảnh kim loại và mảnh sơn.

“Sau nhiều năm các quốc gia đã rút ra kinh nghiệm rằng khi họ tạo ra các mảnh vỡ thì sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống của chính họ cũng như các nước khác,” Ailor nói.

>> Dải Ngân Hà đang bị kéo đi trong vũ trụ bởi một lực vô hình

Loại rủi ro lớn nhất theo ESA là khi một một mảnh vỡ vô tình đâm vào một mảnh khác, đặc biệt là khi các vật thể đó có kích cỡ lớn. Những vụ va chạm vệ tinh như vậy là rất hiếm nhưng đã từng xảy ra; một lần vào năm 1996, một lần khác vào năm 2009, và 2 lần vào năm 2013. Những vụ tai nạn này, cùng với sự phá hủy có chủ đích của các vệ tinh không gian, đã tạo ra vô số mảnh vỡ trong không gian có thể gây nguy hại cho các vệ tinh ở quỹ đạo lân cận trong nhiều năm sau đó, dẫn đến hiệu ứng dây chuyền.

“Chúng tôi nhận thấy rằng những mảnh vỡ này có thể ở đó hàng trăm năm sau,” Alior nói, sau đó anh còn cho biết thêm rằng một số vật thể ở các quỹ đạo cao hơn, như vệ tinh địa tĩnh, có thể tồn tại trong quỹ đạo hàng nghìn năm.

 

Loại bỏ những con tàu vũ trụ cũ ra khỏi quỹ đạo là một cách then chốt để ngăn chặn việc hình thành rác trong không gian, nhiều cơ quan và công ty hàng không hiện đang xây dựng các tàu vũ trụ kèm theo hệ thống tự rời khỏi quỹ đạo và cho rơi xuống nghĩa trang tàu vũ trụ này.

Nhưng Ailor và những người khác đang thúc đẩy phát triển công nghệ và phương pháp mới có thể tóm gọn, đóng gói, hoặc loại bỏ những mảnh vỡ cũ, không kiểm soát vốn đã ở trong không gian và tiếp tục gây ra nguy hại.

“Tôi đã đề xuất chúng ta nên có một giải thưởng XPRIZE hoặc một cuộc thi lớn (Grand Challenge), bạn xác định được 3 con tàu vũ trụ, và trao giải thưởng cho ai có thể loại bỏ được nó”, anh nói.

TAMTHUC

Chướng ngại lớn nhất cần phải vượt qua đó là chuyện chính trị trên mặt đất. “Vấn đề không phải là chuyện kỹ thuật công nghệ, mà là ở quyền sở hữu,” Ailor nói. “Ví dụ, không có quốc gia nào có thể động đến vệ tinh của Mỹ. Và nếu chúng ta tìm cách lấy một vệ tinh, thì đó có thể bị coi là một hành động chiến tranh.”

Ailor nói phải có ai đó kéo các quốc gia lại với nhau để đồng thuận đưa ra một quyền cứu hộ đối với những vật thể đã chết hoặc mất kiểm soát trong không gian giống như luật biển.

“Cần tìm cách để các quốc gia và công ty thương mại được phép lấy xuống những vật thể có thể lấy xuống,” anh nói.

Theo Business Insider,
Nguyên Khánh

>> Vì sao không được vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác?

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/bai-nghia-trang-tau-vu-tru-o-giua-dai-duong-co-gi-o-do.html

Comment