-su-kien-khong-gian-quan-trong-trong-nam-tu-reuters
10 sự kiện không gian quan trọng trong năm 2014 từ ‘Reuters’
- bởi tamthuc --
- 26/05/2016
1. NASA công bố phát hiện hành tinh Kepler-186F
Vào tháng tư năm 2014, NASA đã công bố việc phát hiện một hành tinh ngoài hệ mặt trời giống Trái đất trong hệ ngân hà của chúng ta. Hành tinh này xoay quanh một ngôi sao nhỏ có kích thước bằng một nửa kích thước mặt trời, và nó được đặt tên là Kepler-186F. Hành tinh nằm trong chòm sao Thiên Nga ở khoảng cách so với trái đất là 500 năm ánh sáng. Theo các nhà khoa học, hành tinh nằm ở trong vùng có khả năng có sự sống, tức là ở khoảng cách như vậy từ ngôi sao của nó, sẽ cho phép trên hành tinh giữ được nhiệt độ trung bình cần thiết cho sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.
2. Hoàn thành xây dựng kính thiên văn ALMA
Vào tháng sáu trên núi cao thuộc hoang mạc Atacama, Chile đã hoàn thành việc xây dựng kính thiên văn vô tuyến mặt đất lớn nhất trên thế giới ALMA. Nó bao gồm 12 angten có đường kính 7 mét và 54 angten đường kính 12 mét. Với kính thiên văn này, các nhà thiên văn học đã có thể chụp các bức ảnh với độ chi tiết lớn hơn 10 lần so với ảnh chụp từ kính viễn vọng “Hubble”. Cũng trong tháng này ở Atacama đã bắt đầu việc xây dựng đài quan trắc mới, mà sẽ trở thành đài quan sát lớn nhất trong lịch sử. Tại đây sẽ lắp đặt kính thiên văn với các tấm gương phản chiếu hình quạt có đường kính trên 39 mét. Theo dự tính của các nhà thiết kế, công việc sẽ được hoàn thành sau 10-11 năm.
3. Kính thiên văn James Webb sẽ thay thế Hubble
Ở bang Maryland đang tăng tốc việc lắp ráp kính thiên văn thế hệ mới, sẽ thay thế cho kính thiên văn “Hubble”. Thiết bị mang tên giám đốc thứ hai của NASA James Webb, sẽ được trang bị tấm gương có đường kính 6,5 mét được ghép từ 18 kính hình lục giác và tấm chắn mặt trời-trái đất năm lớp có kích thước bằng sân tennis. Theo kế hoạch của các kỹ sư, kính thiên văn James Webb sẽ được phóng lên quỹ đạo vào tháng mười năm 2018.
4. Tên lửa “Antares” phát nổ sau khi khởi động trong không gian
Mùa thu năm 2014 được đánh dấu bằng một số thất bại trong lĩnh vực không gian. Vào tháng 10, tên lửa “Antares” đẩy tàu vũ trụ chở hàng “Cygnus” lên không gian đã phát nổ trong không khí sau 15 giây khởi động và rơi xuống đất. Đây là tai nạn đầu tiên của NASA từ khi từ chối chương trình Space Shuttle vào năm 2011. Các nhà điều tra cho rằng, một trong những nguyên nhân của vụ nổ có thể là sự trục trặc của động cơ, được thu thập từ nửa thế kỷ trước ở các xí nghiệp Liên Xô tại Ukraine.
5. Tàu SpaceShipTwo bị tai nạn khi đang bay thử nghiệm
Theo dự định của các nhà khoa học, vào năm 2018 thiết bị phải hạ cánh xuống bề mặt của tiểu hành tinh và làm việc ở đó 1,5 năm. Nó sẽ tiến hành các phép phân tích và thu thập các mẫu đất, và sau đó quay lại trái đất. Dự kiến vào năm 2020 tàu thăm dò sẽ quay lại Trái đất.
8. Thử nghiệm lần đầu tiên tàu vũ trụ có người lái của Mỹ “Orion”
Vào tháng mười hai cũng diễn ra thử nghiệm lần đầu tiên tàu vũ trụ có người lái của Mỹ “Orion” được thiết kế cho các chuyến bay ngoài quỹ đạo trái đất. Chuyến bay thử nghiệm diễn ra trong khoảng gần 4,5 giờ trong chế độ tự động và không có phi hành đoàn. Tàu vũ trụ đã thực hiện hai vòng quanh trái đất ở khoảng cách 6.000 km, sau đó trở lại trái đất và và hạ xuống Thái Bình Dương thành công. Trong lần phóng tiếp theo của tàu “Orion” vào năm 2018 ở chế độ tự động, tàu sẽ bay vòng quanh mặt trăng. Tàu “Orion” sẽ mang theo các phi hành gia vào vũ trụ vào năm 2021.
9. Tìm thấy bằng chứng sao Hoả từng tồn tại hồ nước
Các kỹ sư hy vọng rằng, tàu “Orion” sẽ lần đầu tiên đưa con người lên sao Hỏa, nơi mà trong năm 2014 đã có những khám phá kỳ lạ. Thiết bị tự hành sao Hỏa của NASA Curiosity tìm thấy trên “hành tinh đỏ” bằng chứng cho thấy 3,5 tỷ năm trước trên sao hỏa đã từng tồn tại hồ nước có đường kính 150 km. Ngoài ra, thiết bị còn ghi nhận được vụ nổ khí metan và chất hữu cơ, mà theo các nhà khoa học, có thể nói rằng đã tồn tại điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của sự sống.
10. Tàu thăm dò “Rosetta”
Những sự kiện chính trong năm này là sứ mệnh của tàu thăm dò “Rosetta” được phóng lên 10 năm trước đây bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Trong khoảng thời gian này, tàu thăm dò đã kịp thời vòng quanh mặt trời và ba lần bay qua Trái đất.
Vào tháng giêng tàu thăm dò đã được đánh thức trở lại sau ba năm “ngủ” ở trên rìa hệ mặt trời và được gửi đến gặp sao chổi Churyumov-Gerasimenko. Điểm hẹn mong đợi đã xảy ra trong tháng tám, và vào tháng mười một lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại thiết bị hạ cánh “Phil” đã hạ xuống trên bề mặt của vật thể vũ trụ này. Tuy nhiên cuộc thí nghiệm đã không đi theo kế hoạch – sau nỗ lực hạ cánh đầu tiên “Phil” đã bị ném khỏi sao chổi ra khoảng vài trăm mét. Kết quả là thiết bị đã không nằm tại chỗ mà các nhà khoa học tính toán, và một phần nằm trong bóng tối. Thiết bị làm việc trong hai ngày đêm, và đã gửi về Trái đất những thông tin khoa học quý giá, sau đó pin của “Phil” hết điện, và thiết bị thăm dò đi vào trạng thái ngủ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không thất vọng. Theo họ, sau một vài tháng khi sao chổi bay đến gần mặt trời, họ sẽ có thể kích hoạt thiết bị trở lại. Tàu thăm dò “Rosetta” sẽ đồng hành cùng với vật thể vũ trụ một năm tròn nữa.
Theo Epochtimes.ru
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/muoi-hien-tuong-khong-gian-quan-trong-trong-nam-2014-tu-reuters.html
Comment