vu-tru-co-dang-chet-di-lieu-no-co-duoc-tai-sinh
Vũ trụ có đang chết đi? Liệu nó có được tái sinh?
- bởi tamthuc --
- 01/07/2016
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Chúng ta có thể quan sát thấy trên Trái đất và ngoài Trái đất, như trên các ngôi sao, một chu kỳ gồm 4 bước: thành (sinh thành), trụ (định hình), hoại (thoái hóa), diệt (tử vong).
Vũ trụ đang giãn nở và chúng ta không biết rõ kết quả sau cùng của sự giãn nỡ này là gì.
Một số nhà vật lý tin rằng vũ trụ của chúng ta, và có lẽ cả các vũ trụ khác, có thể đang phụ thuộc vào một chu kỳ sinh và tử.
Paul Steinhardt, giáo sư vật lý tại trường Đại học Princeton, và Neil Turok, giám đốc Viện Nghiên cứu Perimeter ở Ontario, Canada, đã đưa ra giả thuyết cho rằng vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong rất nhiều vũ trụ. Những vũ trụ này có thể va chạm với nhau, tạo nên hiện tượng như Vụ nổ lớn Big Bang, vốn được cho là nguồn gốc hình thành của vũ trụ mà chúng ta biết hiện nay.
Một phần lý thuyết của họ là dựa trên lý thuyết dây. Chúng đã được trích dẫn trong phần miêu tả trong cuốn sách của họ, “Endless Universe Beyond the Big Bang” (Vũ trụ vô tận bên ngoài Vụ nổ lớn: “[Chúng tôi] tin rằng cái mà chúng ta gọi là thời điểm sinh thành nên vũ trụ thực ra chỉ là một phần trong một chu kỳ dài bất tận các vụ va chạm vĩ đại giữa vũ trụ chúng ta và một thế giới song song.
Quay về với hành tinh của chúng ta, một số người tin rằng Trái đất và các nền văn minh nhân loại cũng trải qua một chu kỳ tương tự.
Klaus Dona đã du lịch vòng quanh thế giới để nghiên cứu các cổ vật mà dường như không ăn khớp với lịch sử mà chúng ta đã biết.
Ông đã đi đến nhiều nơi, mang theo một bộ sưu tập các cổ vật như vậy để làm bằng chứng cho thấy hiểu biết hiện tại của chúng ta về lịch sử có thể là không chuẩn xác. Các mảnh cổ vật như vậy thường được lưu trữ trong tầng hầm các bảo tàng, thay vì trưng bày cho công chúng.
Dona đã trao đổi về các phát hiện của ông trong một cuộc phỏng vấn với Russell Scott trên trang “West Coast Truth”. Lấy ví dụ, ông đã nghiên cứu hoa quả trồng trọt đã bị hóa thạch, các mảnh xương tay của một người, và một đĩa đá ở Villa de Leyva, Colombia, có niên đại từ 120 triệu đến 140 triệu năm tuổi.
TAMTHUCNguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/vu-tru-co-dang-chet-di-lieu-no-co-duoc-tai-sinh.html
Comment