No icon

cuoc-chien-giua-cac-phap-su-va-hai-coi-am-duong-bai-

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 33.

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 32.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. 
PHẦN 3 : NHỮNG CUỘC LỮ HÀNH.( Tiếp ).
DIỆN KIẾN VỚI SƯ BÀ TRÚC LÂM NƯƠNG VÀ GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.

Vào một buổi sáng , Huynh Thiên Nhiên Kỷ đưa tôi đến thăm sư bà Trúc Lâm Nương (Hổng Tâm Trúc Lâm Nương - Giáo chủ - Hồng Môn Minh Đạo). Bà ở tại chùa Hồng Môn và cũng là nhà tại ngách 60 số 546 - Đường Vạn Kiếp – Sài Gòn . Chùa Hồng môn chỉ mở cửa vào ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng cho các đệ tử của Đức Bà, ngoại lệ có thể xảy ra với những người mộ đạo .Năm 1952, bà Lệ Tâm tức thi sĩ Trúc Lâm Nương, có hiệu là Hồng Tâm, được người đời gọi là Huỳnh Đạo giáo chủ vì bà có công khai sáng môn phái mới: Pháp môn trai tịnh, phải nhịn ăn để lọc xác thân tinh khiết, và cũng để trị bịnh gọi là “Hồng Môn Minh Đạo”. Phái nầy lập chùa tại ấp Bác Ái, đường Vạn Kiếp (Gia Định), nơi chùa Long Vân. Năm 1954, tín đô theo rất đông, chùa nhỏ không đủ chỗ, bà Hồng Tâm mới xây cất ngôi Hồng Môn Minh Đạo khác. Chùa nầy ở giữa chánh điện thờ Phật, Thánh, Tiên. 
Theo Huynh Thiên Nhiên Kỷ cho biết , sư bà Trúc Lâm Nương ngày trước tu tại Tà Lơn – Căm pu chia .
"  Núi Tà Lơn ( người Miên gọi là Bokor - tức là con bò ) cách Thị xã Kompot khoảng 10 Km về hướng Tây Nam. Đỉnh cao nhất của Núi Tà Lơn là 1.079m, vào mùa mưa đầy sương mù, cách 5m không nhìn thấy gì. Từ đàng xa chúng ta nhìn thấy núi Bokor giống như hình thể một con voi, chót núi luôn luôn bị mây bao phủ trắng xóa. Núi Bokor được ghép lại bởi ba trái núi, nên đường từ dưới lên đỉnh núi rất xa vì xe phải chạy quanh từ núi này sang núi nọ, hết cả ba núi mới đến nơi. 
Từ Thị xã Kompot có hai con đường đi vòng quanh dãy Tà Lơn : Một rẽ bên phải là đường vào hồ Bokor và lên Chùa 500 vị Phật. Sau đó đi lên Trung Toà, Hàm Long, Cán Dù...
Đường thứ hai đi theo hướng về Công Pông Chàm, Công Pông Thơm đi khoảng 5 Km rẽ phải vào Núi Năm Thuyền có Chùa Năm Thuyền. Tại đây có pháo đài Bokor, là bộ sưu tập các tòa lâu đài (gồm khách sạn, casino, nhà thờ, cung điện…) được người Pháp xây dựng từ năm 1920.Nơi này , chính phủ Căm Phu chia đang cho xây dựng lại Casino rất lớn và sẽ khai trương vào tháng 11 này.Từ Chùa Năm Thuyền đi tiếp theo đường núi hiểm trở khoảng 32 Km ta có thể đến được khu vực đáng chú ý nhất của dãy núi Tà Lơn - Điện Minh Châu , Điện Bình Thiên, Điện Bàn Ngự, Điện Tứ Giao, Điện Lan Thiên...là nơi các vị Tổ của Huyền Môn , các vị lãnh đạo Đạo giáo ngày trước chọn làm nơi tu luyện.
Trong " Sấm giảng đời người "của Sư Vãi bán khoai có viết :
" Ngày xưa Phật ở nước Tần,
Rồi sau Phật lại đi lần về Nam. "
Câu đó có ý nghĩa về sự chuyển dịch trung tâm Phật giáo từ Tây Tạng sẽ dần chuyển về nước Việt, đồng thời cũng chỉ rõ co ta biết sự chuyển động và kết tụ của Hymãlạp sơn như thế nào?
Chùa Wat Sampov Pram mà giới pháp sư Việt gọi là chùa Năm Thuyền hoặc Nam Thiên. Đó chính là nơi "đắc đạo" của nhiều giáo chủ tôn giáo xuất xứ từ miền Nam Việt Nam và cũng là nơi luyện phép thần thông của các pháp sư vùng Đông Nam Á.


Trong các thư tịch, di ngôn, di tự của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên - Giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; Bổn Sư Núi Tượng Ngô Tư Lợi - Giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Phật Trùm, Phật sống Cử Đa, Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Phật sống Trúc Lâm Nương, Trịnh Công Hương v.v… cho thấy các vị này đều đạt chánh quả, đắc đạo ở ngôi chùa Năm Thuyền này.
Những pháp sư nổi tiếng trước năm 1960 ở miền Nam như Thợ Đức Lỗ Ban; Ông Ba "bùa gồng"; tướng cướp Đơn Hùng Tín; Đông Cung Phan Xích Long và rất nhiều vị đại pháp sư khác cũng đã từng sang khu vực Năm Thuyền luyện phép.
Theo các tài liệu của các pháp sư Việt thì đó là một ngôi am nhỏ do Vua Monivong xây cất vào năm 1924 cho Hoàng tử Pre Thoong đến tu luyện. Pre Thoong được một đại pháp sư người Việt có tên thường gọi là Ba Gang hướng dẫn vào đây luyện phép tiên. Do nơi đây có 5 tảng đá hình chiếc thuyền nên được gọi là Năm Thuyền. Ông Ba Gang và Cử Đa là hai phó tướng của Quản cơ Trần Văn Thành - người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa trong giai đoạn chống thực dân Pháp  (1867 -1868). Sau khi kháng địa bị thất thủ, Quản cơ Trần Văn Thành tử trận, Cử Đa và Ba Gang về núi Tà Lơn tu luyện phép thuật chờ thời cơ. Lần lượt họ viên tịch tại nơi này và được dân địa phương đúc tượng phong thánh.Ngoài dấu tích chùa Năm Thuyền, tại đỉnh Bokor còn rất nhiều địa chỉ mang tên thuần Việt như điện Minh Châu, điện Bình Thiên, điện Bàn Ngự, điện Tứ Giao… Đó là dấu tích của những người Việt xưa tu luyện phép thuật nơi này. Ngày nay, những cái tên đó đều được người bản địa "Kh'mer hóa" thành Mik Clau (Minh Châu), Bin Thi (Bình Thiên).
Cho đến tận bây giờ, người Kh'mer vẫn tin rằng, những "lục tà" người Việt có công khai mở thánh địa phép thuật vẫn còn "trụ trì trong không gian". Còn các pháp sư khu vực Đông Nam Á vẫn chọn nơi đây làm "trường thi tốt nghiệp" hàng năm.
Đối với giới pháp sư, ngoài chuyện Tà Lơn là nơi có dấu tích những bậc Phật, thánh đạt chánh quả, còn có yếu tố "chính huyệt" của khu vực Đông Nam Á. Họ cho rằng, nơi đây là điểm tập trung linh khí trời đất nên con người dễ hấp thu đầy đủ tinh, khí, thần của vũ trụ. Vì những yếu tố đó, các sư phụ luôn đưa đệ tử lên đây để kiểm tra khả năng tu luyện. Nếu vượt qua được kỳ vặt sa, kể như đạt cấp đại sư, đủ trình độ làm thầy. Với những người đạt bậc đại sư cũng đến đây để tôi luyện một món "đồ" (Bảo bối có ẩn chứa phép thuật) hoặc nâng cấp một tuyệt kỹ phép thuật nào đó.
Kết thúc hội vặt sa, người nào "tốt nghiệp" sẽ được cao tăng chủ trì trao một "ấn vật" và một giấy chứng nhận có con dấu của Tổng hội Phật giáo Vương quốc Campuchia. Với giấy chứng nhận đó, pháp sư sẽ trở thành thượng khách của bất kỳ ngôi chùa nào trên đất Thái Lan, Myanmar, Campuchia,… trừ Việt Nam và Lào.
Trên đỉnh Tà Lơn có quần thể 36 mộ người Việt đã "hóa thánh" tại đỉnh núi linh thiêng này.36 ngôi mộ nằm thành 3 cụm riêng biệt nhưng gần nhau. Cụm trong cùng nằm lưng chừng thung lũng có 4 ngôi mộ nằm thành 2 lớp. Lớp trong, sát vách đá có 1 ngôi mộ, phía ngoài là 3 ngôi mộ. Cách đó không xa là một cửa động, trên vách đá có chạm một hàng chữ Hán "Động Kim Quang". 
Hai cụm mộ còn lại gồm 32 cái nằm rải rác bên ngoài. Những ngôi mộ này là của những người thế hệ sau Phan Xích Long đến đây tu luyện rồi "hóa thánh".Tất cả các ngôi mộ đều phủ những phiến đá đánh dấu. Có một ngôi mộ chất đá rất sơ sài không bia mộ. Ông Vang cho biết, vào khoảng năm 1970, những người luyện phép đến đây đã phát hiện một bộ xương khô vẫn còn ngồi trong tư thế thiền. Họ để nguyên tư thế của người chết rồi phủ đá lên. Trong số 36 ngôi mộ chỉ có một vài ngôi được dựng bia khắc chữ. Có lẽ đó là mộ của những người giữ miếu, giữ am nên người ta biết rõ danh tính. Một ngôi mộ có đề bia: "Năm 1942 phựng ưu bà di Nguyễn Thị Quan, pháp danh Như Cẩm Nhứt, Vị giác linh. Hạn: Nhâm Ngọ Niên, cửu nguyệt, nhị thập nhất". Số còn lại, chết trong các hang đá, không danh tính nên những người đến sau chôn cất phủ đá đánh dấu.Ở một số hang đá dưới sâu tận cùng đáy vực vẫn còn chứa một số xương cốt người tu luyện chết rũ không được chôn cất, không được nhang khói. Để leo đến đó phải mất hơn 20 giờ đồng hồ. " ( Nông Huyền Sơn ).

Nơi đây là chỗ tu tập của ông Trịnh Công Hương ( Bửu Sơn Kỳ Hương) và bà Trúc Lâm Nương tu tập ngày xưa.
Ngài Cử Đa trước kia có để lại trong cuốn “giảng Tà Lơn” của mình là:
LAN THIÊN một kiểng chép chơi.
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng:
Hiu hiu gió thổi đùng đùng,
Phất phơ liễu yếu lạnh lùng tòng mai,
Mùa xuân tới kiểng lầu đài,
Tháng giêng mùng chín thi tài hùng anh,
Tứ vi mây phủ nhiễu đoanh,
Bồng lai một cảnh hữu danh tư bề”.
Thời gian này , sư bà Trúc Lâm Nương đã gần 80 tuổi . Bà đang mệt nặng nên ngồi trên giường tiếp chúng tôi . Thấy Huynh Thiên Nhiên Kỷ gọi bà là nương nương nghe thấy cũng là lạ. Chúng tôi chào hỏi bà xong liền vào đảnh lễ Phật tại các ban thờ trong nhà.  Hướng dẫn chúng tôi là anh con trai cả của sư bà. 
Đảnh lễ Phật xong , chúng tôi ngồi xung quanh giường để Sư bà chỉ bảo. Trước tiên Sư bà nói anh con trai đưa cho chúng tôi xem 2 tập thơ "Thơ Thiên Tiên và Thơ Hậu Thiên". Hai tập thơ rất dày được đánh máy trên giấy đen. Trong này đã tiên đoán sẵn những điều mà khách cần cho mình. Anh con trai Sư bà đưa chúng tôi lên Điện , thắp nhang và cầm tập thơ trên tay khấn nguyện , xin mách bảo những gì cần biết về tương lai. Chúng tôi thành tâm khấn lễ và dùng ngón tay mở ra một trang thơ. Đọc những dòng thơ đó , chúng tôi tự nhiên rùng mình vì những suy nghĩ trong sâu thẳm tâm tư đã hiện ra ở trên mặt giấy .
Sư bà đọc cho chúng tôi những vần thơ về Hội Long Hoa :
“Long môn Di-Lặc ngự tòa sen,
Hoa quí Quan-Âm tọa trước đèn.
Đại mở chơn thần nhuần thạch thủy,
Hội hòa kim tánh đượm hương sen.
Hợp hoàn chín cõi trên thềm ngọc,
Nhứt thống năm châu dưới ánh đèn.
Linh diệu phép mầu qui một mối,
Căn nguyên huờn bổn thắm mùi sen.”
Sư bà còn cho chúng tôi xem một cuốn thơ dày có tên KHÚC HÁT GIỮA MÙA THU được làm vào năm 1953 . KHÚC HÁT GIỮA MÙA THU là một bản trường ca về nhân sinh quan , mang đầy tính triết lý của những đấng siêu nhân , là tấm lòng khắc khoải của con người nhỏ bé trước thiên nhiên bao la , hùng vĩ …
KHÚC HÁT GIỮA MÙA THU .
Ngân nga đôi tiếng chuông vàng
Gió đưa khúc hát ẩn tàng cơ linh.
Thu huyền khởi sắc bình minh,
Nguyên căn quần hội thỏa tình hư không
Liên hoa hương kết muôn vòng
Đạo khai pháp mở, cửa Hồng sắc phô
Thậm thâm pháp bửu huyền đô,
Căn vàng, ấn ngọc, bản đồ đề tên.
……………………………………
Muôn nơi tội lỗi, động mười phương
Đại Hội Kỳ Tam mở Đạo Trường
Thu khởi sắc huyền khai lối mới
Cho hồn vạn vật thoát bi thương.
Thoát bi thương, thoát bi thương
Chỉnh tu trở lại tánh hồn nhiên
Muôn từng sen trổ, ao còn rộng,
Hương sắc toàn thanh, trọn ý nguyền.
………………………………..
XINH tươi vạn vật ủ hồn tươi
ĐẸP ý xuân khai hé nụ cười
CƯỜI đóng pháp mầu xuân mở lối
TƯƠI đem lý diệu rải lòng tươi
TRONG nguồn sống giác rền âm hưởng
MÙA nhạc đời minh lộng tiếng cười
HƯƠNG tỏa muôn từng tô bóng thiện
ĐẠO lành hoa trổ sắc Hồng Tươi
TRỔ sắc Hồng Tươi hoa lý tươi
LÝ tươi cành lá lý tung cười
PHÁP minh cánh pháp non châu lộ
KHAI giác cỏ khai, bể ngọc tươi
HỒNG quế rộn ràng khoa bông diệu
MÔN hương vang dội tiếng chuông cười
ĐẠI qui chín mạch trồng cây lạ
ĐẠO mở đất trời khởi ánh tươi.
dienbatn xin chép một tư liệu phỏng vấn về Sư bà Trúc lâm Nương như sau :
"Nguyên nhân nào đã dẫn bà đến con đường nghiên cứu bí pháp tuyệt thực?
- Năm 1950 tôi tham gia kháng chiến ở miền Đông Nam Bộ ( chiến khu Đ ) thì mắc bệnh sốt rét rừng và nhiều chứng khác nhau như đau bao tử, sưng phù tay chân cùng một lúc, đến mức không chịu nổi. Do đó tôi phải trở về nhà mẹ ruột trên đường Vạn Kiếp, thành phố Sài Gòn để chữa trị với đủ mọi loại thuốc mà vẫn không khỏi. Một hôm có lẽ do lỗ lực sinh tồn của cơ thể trong thời kỳ cuối cùng, trong cơn mê sảng tôi nhìn thấy một cụ già, râu tóc bạc phơ nói : "Tao không cho phép mày ăn uống gì cả ngoài cà, dưa và rau luộc! "
Từ đó về sau tôi ăn bất cứ thứ gì cũng bị ói ra cả. Đến nước đường cùng, tôi thử liều mạng ăn thử rau, dưa, cà luộc như ông cụ trong mơ thì bình yên và từ đó bệnh lần lần bình phục. Tôi kinh ngạc quá đỗi và từ đó về sau cứ rau cải luộc làm tới. Có lúc tôi thử nhịn ăn luôn để xem sao thì cơ thể càng khỏe hơn nữa. Từ đó, gặp bất kỳ ai tôi cũng có thể xuất khẩu thành thơ nói về quá khứ và vị lai của họ. Mà ai ai cũng khen là đúng mới ngộ chứ!
Bà quan niệm thế nào về cơ thể con người mà khai thác được khía cạnh tuyệt thực?
- Cơ thể con người giống như một cái lu nước. Lâu ngày nước lóng cặn dưới đáy. Nếu ta không rửa sạch mà cứ tiếp tục đổ nước vào thì cặn càng lúc càng nhiều. Từ đó phát sinh ra mọi loại bệnh tật. Nhịn ăn là súc lu. Lu được súc thường xuyên thì càng sạch. Khi không còn bất kỳ thức ăn nào trong cơ thể thì độc chất cũng theo đó mà ra ngoài. Thể xác càng khỏe mạnh thì tinh thần càng minh mẫn.
Khi nhịn ăn bà có thấy khó chịu và có thấy thèm không khi nhìn người khác ăn?
- Ngày đầu tiên nhịn ăn có khó chịu giống như bị cảm. Nhưng nếu cảm thấy đói thì uống nước vào là thấy no ngay! Uống bao nhiêu cũng được. Lúc đó nhìn ai ăn cũng không thèm muốn. Nhưng khi người ta nhịn từ lần thứ 3,4 trở đi, những hiện tượng khó chịu sẽ biến mất mà chỉ còn lại sự khỏe khoắn. Tuy nhiên, phải tránh việc nặng hoặc đi xa. Có thể đọc sách, xem TV, viết lách thoải mái. Tôi cam đoan: tuyệt đối có thể nhịn ăn đến 27 ngày - như tôi là bằng chứng sống, mà cơ thể vẫn bình thường.
Thưa bà, thế kết quả cụ thể?
- Rất nhiều người mắc bệnh đến nước đường cùng, khi đã chi phí hết tiền bạc cho bệnh viện và thầy thuốc, chỉ còn chờ chết thì tìm đến chỗ tôi để học cách tuyệt thực! Bởi vì không phải tốn tiền! Và rất nhiều người đã giữ được mạng sống, nhất là bệnh về bao tử và đường ruột. Tuy nhiên, sau 47 năm nghiên cứu về tuyệt thực tôi cũng vẫn chưa khai thác hết được mọi khía cạnh lợi ích lạ lùng của nó. Nhiều loài vật cũng biết dùng tuyệt thực để tự chữa bệnh. Đó là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi lâm nguy. Tôi rất mong có một hội nghị khoa học để nghiên cứu về đề tài này. Nhờ nhà báo giúp cho.( NhânDuyenSinh ).
Xin theo dõi tiếp bài 34. dienbatn .
Xem chi tiết…

Comment