No icon

suc-bao-ve-dang-kinh-ngac-cua-ao-giap-co-dai-lam-tu-giay-video-

Sức bảo vệ đáng kinh ngạc của áo giáp cổ đại làm từ… giấy (video)

Có một số lời lưu truyền về các công nghệ của người Trung Quốc mà chưa bao giờ được sử dụng ở phương Tây. Một trong số đó là áo giáp bằng giấy – đã được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại 600 TCN, theo một số học giả. Mặc dù “áo giáp giấy” nghe có vẻ kì lạ, nó đã được xác nhận là hoàn toàn khả thi.

(ảnh chụp video/Discovery)
(ảnh chụp video/Discovery)

Vào thời nền văn minh Hy lạp – La Mã đang phát triển ở phương Tây thì người Trung Quốc cổ đại đã tự phát triển giấy viết, thuốc nổ, thiên văn học, toán học tiên tiến và luyện kim phức tạp ở trình độ ngang bằng thậm chí còn vượt trên vùng Địa Trung Hải.

Người Trung Quốc đã đắt đầu sử dụng áo giáo kim loại từ thời nhà Thương. Trong thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt, áo giáp tấm sắt hoặc áo giáp da thường được sử dụng. Người Trung Quốc cổ đại đặc biệt nổi tiếng về trình độ luyện kim tiên tiến trong thời gian đầu của giai đoạn đồ sắt. Sau đó, áo giáp bằng dây xích sắt cũng được đưa vào sử dụng nhưng nó không hề được phổ biến rộng. Tuy vậy, Trung Quốc đã có rất nhiều vật liệu khác ngoài da và kim loại để chế tạo áo giáp.

Áo giáp kim loại Trung Quốc cổ đại (ảnh: Wiki)
Áo giáp kim loại Trung Quốc cổ đại (ảnh: Wiki)

Phát minh sơ khai về giấy

Như chúng ta đã biết, nền văn minh Trung Hoa là nơi phát minh ra giấy viết. Người ta thường cho rằng một hoạn quan tên Thái Sung là người đầu tiên làm ra giấy từ sợi dâu tằm vào khoảng năm 105 SCN. Tuy nhiên, gần đây có bằng chứng rằng giấy từ cây gai dầu đã được phát minh sớm hơn, gần 100 năm TCN.

Giấy viết cuối cùng cũng thay thế các chất liệu lưu trữ trước đó ở Trung Quốc như thẻ tre, mai rùa và lụa. Giấy là loại vật liệu để lưu giữ chữ viết tiện lợi hơn thẻ tre – vốn nặng hơn và rẻ hơn so với lụa.

Những mảnh giấy từ cây gai dầu từ thời Hán Vũ Đế (141-87 TCN) (ảnh: Wiki)
Những mảnh giấy từ cây gai dầu từ thời Hán Vũ Đế (141-87 TCN) (ảnh: Wiki)

Bộ áo giáp bằng giấy 2.600 năm tuổi

Greg Martin, một chuyên gia về áp giáp cổ, đã chia sẻ trong chương trình MythBusters rằng người Trung Quốc đã sử dụng áo giáp làm bằng giấy từ rất sớm, khoảng 600 năm TCN, các áo giáp giấy này được tẩm nhựa thông hoặc một số loại nhựa cây khác.

Ông nói rằng, ở một số khía cạnh, loại áo giáp này có hiệu qua hơn áo giáp kim loại. Loại áo giáp này xuất hiện trước khi phát minh ra giấy viết. Nhưng việc sáng chế ra loại áo giáp giấy này, bất kể là vào thời điểm nào, vẫn là một điều thú vị để chúng ta xem xét.

Để kiểm tra ý tưởng này, chương trình Mythbusters của kênh Discovery đã thực hiện một bài kiểm tra để so sánh sức mạnh, độ bền và sự linh hoạt trong di chuyển của áo giáp bằng giấy so với áo giáp bằng thép được sử dụng cùng thời trong lịch sử Trung Quốc.


Mythbusters S09E12 – Paper Armor bởi steven018

Quá trình thử nghiệm áo giáp bằng giấy

Để kiểm tra, chương trình Mythbusters đã làm ra cả hai loại áp giáp giấy có tẩm nhựa thông và không tẩm nhựa thông. Giấy được sử dụng cho áo giáp dày khoảng 13mm. Họ đã sử dụng nhiều loại vũ khí để tấn công áo giáp bao gồm gươm, súng lục thế kỷ 18 và súng côn xoay 0,45 thế kỷ 19.

Trong hầu hết các bài kiểm tra, áo giáp giấy không có nhựa thông bảo vệ tốt tương đương với áo giáp bằng thép hoặc vượt trội hơn. Áo giáp giấy cũng cho thấy hạn chế trong việc chống lại các tấn công dồn dập và đạn của súng côn thế kỷ 19.

Nhìn chung, áo giáp bằng giấy chứng tỏ rằng nó không kém so với áp giáp bằng thép. Vì lý do này, các nhà khoa học tuyên bố việc người Trung Quốc sử dụng áo giáp bằng giấy là khả thi.

Một vấn đề mà chương trình MythBusters ghi nhận, áo giáp bằng giấy nhanh chóng tan rã khi bị ướt hoặc bị tấn công dồn dập. Đây là một hạn chế đi kèm với ưu thế trọng lượng nhẹ của nó.

Áo giáp bằng giấy không còn tốt sau khi bị ướt (ảnh: Discovery)
Áo giáp bằng giấy không còn tốt sau khi bị ướt (ảnh: Discovery)

Các loại áo giáp phi-kim-loại tiên tiến

Áo giáp sắt chiếm ưu thế ở phương Tây bắt đầu từ khoảng năm 1200 TCN cho đến thời điểm súng đạn ra đời khiến nó trở nên lỗi thời. Kết quả là, người phương Tây có khuynh hướng cho rằng áo giáp kim loại, đặc biệt là áo giáp sắt, là tốt hơn so với các loại giáp làm từ vật liệu phi kim.

Tuy nhiên, có một vài loại áo giáp trong lịch sử thực sự hiệu quả hơn loại áo giáp thép tiên tiến nhất của nền văn minh phương Tây hoặc Trung Hoa.

Ví dụ, nguời Aztec (đế chế ở miền trung Mexico đã thống trị Trung Mỹ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16) đã làm ra loại áo giáp dệt để chống lại các mũi lao có ngạnh và kiếm làm từ chất liệu thủy tinh núi lửa (obsidian). Một số mũi lao thậm chí có thể xuyên qua áo giáp bằng thép của những người Tây Ban Nha xâm chiếm Trung và Nam Mỹ.

Áp giáo của người Aztec được đan từ các sợi bông rộng cỡ đầu ngón tay. Bộ áo giáp bằng bông được gia cường sức bền bằng cách ngâm trong nước muối và để khô. Các tinh thể muối bám lại trên sợi bông sẽ làm cho vật liệu dệt này đủ mạnh để chống lại các ngọn lao cũng như các nhát chém của kiếm.

TAMTHUC

Phương pháp chế tạo tương đối đơn giản vốn không yêu cầu bất kỳ kiến thức luyện kim nào lại có thể khiến cho áo giáp từ sợi bông hơn hẳn áo giáp từ thép tấm của thời Trung cổ và Châu Âu Phục hưng và có thể là cả Trung Quốc cổ đại.

Rõ ràng, việc cải tiến các vật liệu sẵn có bằng các phương pháp đơn giản khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn vẫn là ưu tiên hàng đầu trong thế giới hiện đại.

Những vũ khí hiện đại đã khiến cho áo giáp trở nên lỗi thời, tuy nhiên cách mà người Trung Quốc và Aztec cổ đại sáng tạo ra loại áo giáp phi kim với tính năng còn vượt trội hơn so với áo giáp kim loại trong quá khứ khiến chúng ta phải ngạc nhiên và thán phục.

Theo Caleb Strom/Ancient-Origins.net
Thiện Tâm biên dịch

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/suc-bao-ve-dang-kinh-ngac-cua-ao-giap-co-dai-lam-tu-giay-video.html

Comment