No icon

day-la-khu-phuc-hop-nhan-tao-khong-lo-hang-trieu-nam-tuoi-duoi-long-dat

Đây là khu phức hợp nhân tạo khổng lồ hàng triệu năm tuổi dưới lòng đất?

Hầu hết các nhà khảo cổ học và sử gia đều cho rằng, nền văn minh của nhân loại mới chỉ xuất hiện cách đây 10.000 – 12.000 năm. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lại chú ý đến các hiện vật và bằng chứng khác nhau về những nền văn minh tiên tiến từ lâu, thậm chí là hàng triệu năm về trước.

triệu tuổi, khu vực hợp, khổng lồ,

Hirbat Midras, trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Adullam Grove ở Israel, nơi TS. Alexander Koltypin cho là một phần của phức hợp khổng lồ dưới lòng đất trải khắp Địa Trung Hải. (Ảnh: Alexander Koltypin)

Một trong số các nhà nghiên cứu quan tâm đến nền văn minh tiền sử là TS. Alexander Koltypin, nhà địa chất học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Sinh thái và Khoa học Chính trị Quốc tế độc lập ở Moscow, Nga.

Koltypin đã phân tích các cấu trúc ngầm cổ xưa khắp Địa Trung Hải và tìm ra những điểm giống nhau, khiến ông tin rằng chúng đã từng được liên kết với nhau. Hơn nữa, sự phong hóa của các cấu trúc, thành phần vật liệu, đặc điểm địa chất và những thay đổi lịch sử trong khu vực đã khiến ông tin rằng chúng đã được xây dựng bởi một nền văn minh tiên tiến từ hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu năm về trước.

Các nhà khảo cổ học trong khu vực thường xác định niên đại địa điểm này dựa vào các khu định cư ở trên hoặc gần đó. Tuy nhiên, các khu định cư này chỉ đơn giản là được xây trên những cấu trúc cổ đại có sẵn, Koltypin nói.

“Khi chúng tôi khảo sát các công trình này, bất kể ai trong chúng tôi cũng đều có khoảnh khắc nghi ngờ chúng có độ tuổi lâu đời hơn nhiều so với các tàn tích của người Canaan, Philistine, Hebraic, La Mã, Byzantine, cùng các thành phố và khu định cư khác trên đó và xung quanh”, ông viết trên trang web của mình.

Ông đã leo lên một ngọn đồi cao gần 400m gần tàn tích Hurvat Burgin trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Adullam Grove, ở trung tâm Israel. Khi nhìn xuống khu vực đó, ông chợt nhớ đến cảm giác tương tự lúc ông leo lên đỉnh thành phố đá Cavusin ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tôi đã bị thuyết phục một lần nữa rằng, tất cả những vết lõm hình chữ nhật, cấu trúc ngầm nhân tạo, và mảnh vỡ của các cự thạch nằm rải rác đều thuộc một khu phức hợp cự thạch ngầm, bị trồi lên do sự xói mòn đến độ sâu vài trăm mét”.

Quá trình xói mòn và sự hình thành của núi

triệu tuổi, khu vực hợp, khổng lồ,

Làng Cavusin trong vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Alexander Koltypin)

Không phải tất cả các phần của khu phức hợp này đều nằm trong lòng đất. Một số cấu trúc đã trồi lên mặt đất do những tác động từ biến đổi địa chất trong lịch sử, thị trấn đá cổ ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ.

Một số bộ phận của khu phức hợp còn có thể được tìm thấy dưới đáy biển Địa Trung Hải, chứng tỏ đây là một công trình được xây dựng dọc bờ biển.

Ở miền trung, miền bắc Israel và ở trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ, Koltypin ước tính di chỉ này đã trồi lên sau khi bị vùi sâu vài trăm mét xuống lòng đất.

“Theo ước tính của tôi, ở mức xói mòn sâu như vậy… nó có thể được hình thành trong khoảng thời gian từ 500.000 đến 1 triệu năm”, ông viết.

Ông giả thiết rằng một phần của khu phức hợp đã được đưa lên mặt đất là kết quả của hoạt động núi lửa và sự hình thành núi non.

TAMTHUC

Thành phần vật liệu xây dựng tại một địa điểm ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, được Koltypin gọi là “di chỉ Jernokleev”, cũng có độ tuổi vào khoảng 500.000 đến 1 triệu năm.

Đa số các nhà khảo cổ cho rằng cấu trúc nhân tạo ở Jernokleev là vào thời Trung Cổ. Tuy nhiên, Koltypin lại đưa ra các tư liệu chứng tỏ nó đã tồn tại lâu hơn.

triệu tuổi, khu vực hợp, khổng lồ,

Một cấu trúc cổ bằng đá ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Alexander Koltypin)

Ông xác định điều này dựa trên nguyên liệu “xi măng hồng” được sử dụng để xây dựng di chỉ, nó bao gồm gạch và đá bazan có nguồn gốc từ núi lửa cùng các vật liệu khác. Lần cuối cùng một ngọn núi lửa trong khu vực này hoạt động là vào khoảng 500.000 đến 1 triệu năm trước.

Kết cấu xây dựng dưới đáy biển

Kết quả sự vận động của vỏ Trái Đất đã làm rất nhiều bộ phận của khu phức hợp này dần bị chìm xuống lòng biển, Koltypin cho biết.

“Thực tế là trong tất cả các công trình nghiên cứu dưới lòng đất của Israel và trong phần lớn các công trình tương tự của Thổ Nhĩ Kỳ, trầm tích đá vôi (cứng) và đất sét chứa đá vôi từng phát triển rộng rãi vùng đất của họ”, ông viết. Bản chất của các thành phần lắng đọng tự nhiên cũng chỉ ra rằng khu phức hợp cũng đã từng bị ngâm dưới nước trong một thời gian dài.

Những khối cự thạch và lối đi ngầm vào lòng đất

Những tàn tích cự thạch tương tự xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau cũng góp phần gợi ý cho phỏng đoán của Koltypin về mối liên hệ giữa các di chỉ và sự thống nhất của 1 khu phức hợp khổng lồ thời tiền sử.

Các khối đá nặng hàng chục tấn dường như được gắn trực tiếp lên khu kiến trúc dưới lòng đất này, ông nói. “Trường hợp này làm tôi có cơ sở để nói rằng kết cấu xây dựng ngầm có mối liên quan địa chất đến tàn tích các bức tường và nhà khổng lồ thành tổ hợp đá cự thạch đơn giản ngầm dưới mặt đất”.

triệu tuổi, khu vực hợp, khổng lồ,

Một lối vào khu phức hợp ngầm tại Hurvat Burgin trong Khu bảo tồn Thiên nhiên Adullam Grove ở Israel. (Ảnh: Alexander Koltypin)

Độ tinh xảo của các công trình kiến trúc này dường như vượt xa khả năng của các nền văn minh mà con người từng biết, Koltypin nói. Ví dụ như, người ta đã dùng cách nào để vận chuyển những khối đá 800 tấn từ thung lũng Baalbek, Lebanon, đến vị trí được tìm thấy?

Koltypin cho biết, ở một số chỗ các tảng đá này khớp với nhau một cách hoàn hảo mà không cần đến xi măng, các trần, cột trụ, vòm, cổng, và các yếu tố khác dường như vượt quá khả năng của con người với những cái đục. Các vết đục cho thấy chỉ một số phần của cấu trúc được xây dựng trong thời gian gần đây, và dường như được xây thêm vào đó rất lâu sau khi cấu trúc ban đầu được dựng nên.

triệu tuổi, khu vực hợp, khổng lồ,

Một tảng cự thạch ở Baalbek. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ông cũng lưu ý rằng, so với kiến trúc trên, các cấu trúc được xây dựng tại hoặc gần địa điểm này bởi người La Mã và các nền văn minh khác còn tương đối thô sơ, điều này đã khiến Koltypin đặt ra giả thuyết về các nền văn minh tiền sử tiên tiến từng tồn tại ở đây.

Ví dụ, ông đã nghiên cứu những vết lún cổ chạy qua thung lũng Phrygian, Thổ Nhĩ Kỳ và suy ra rằng đó là dấu vết của những chiếc xe vượt địa hình có từ trước trận đại hồng thuỷ đã bị hóa thạch từ hàng triệu năm về trước.

Hơn nữa, những truyền thuyết cổ xưa thường bị coi là huyền thoại cũng kể về các nền văn minh tiền sử trong khu vực.

triệu tuổi, khu vực hợp, khổng lồ,

Những vết xe cổ  trong thung lũng Phrygian của Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Alexander Koltypin)

Theo Epoch Times

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/day-la-khu-phuc-hop-nhan-tao-khong-lo-hang-trieu-nam-tuoi-duoi-long-dat.html

Comment