No icon

cong-nghe-co-dai-o-an-do-lam-sao-de-dua-buc-tuong-da-tan-len-dinh-doi-m

Công nghệ cổ đại ở Ấn Độ: Làm sao để đưa bức tượng đá 1.000 tấn lên đỉnh đồi 120m?

Bức tượng bằng đá có tên Gommateshwara ở Shravanabelagola, Ấn Độ được cho là xây dựng từ năm 983 sau công nguyên. Đây là bức tượng đá nguyên khối lớn nhất thế giới hiện nay. Ngoài kích thước khổng lồ thì bức tượng có những điểm hết sức đặc biệt.

Bí ẩn về cách đưa bức tượng đá nặng 1.000 tấn lên đỉnh đồi cao 120m

Tượng Gommateshwara ở Ấn Độ (ảnh: wikipedia)

Bức tượng Gommateshwara cao khoảng 17m, phần đáy rộng 12m được làm từ đá nguyên khối. Nó có trọng lượng lên đến 1.000 tấn và được đặt tại một ngôi đền, trên đỉnh một ngọn đồi cao hơn 120m.

Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào mà người ta đưa được bức tượng nặng 1.000 tấn lên trên một ngọn đồi cao hơn 120m hơn 1.000 năm trước?

Giả thiết đầu tiên là có thể những người thợ điêu khắc đã trực tiếp tạc bức tượng từ đá của ngọn đồi.  

Nhưng, các chuyên gia đã khẳng định rằng bức tượng được tạc từ đá granit trắng nguyên khối, không giống loại đá có sẵn tại ngọn núi. Vì vậy, giả thiết này hoàn toàn bị loại bỏ.

Bức tượng được tạc bằng đá granit trắng, khác với loại đá tự nhiên của ngọn núi được sử dụng để xây lên ngôi đền (ảnh: phenomenalplace.com)

Ảnh trên cho ta thấy sự tương phản về màu đá của bức tượng so với đá tự nhiên của ngọn đồi được sử dụng để xây ngôi đền. Các chuyên gia cũng khẳng định rằng đá granit trắng không có ở trên đồi, và kể cả các vùng xung quanh khu vực.

Nhiều nhà sử học cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã sử dụng voi – loài động vật trên cạn lớn nhất thế giới hiện nay – để đưa bức tượng lên đỉnh đồi. Một con voi có thể kéo được khối lượng 6-9 tấn. Vậy, để đưa được bức tượng 1.000 tấn lên trên ngọn đồi, cần có tối thiểu 110 con voi đồng thời di chuyển bức tượng. Vậy, làm thế nào để sắp xếp và bố trí hơn 100 con voi thành đội ngũ để di chuyển bức tượng lên ngọn đồi cao hơn 120m một cách đồng bộ? Liệu có thể tạo ra một giá đỡ đủ lớn để vừa giữ bức tượng, vừa để 110 con voi có thể nâng bức tượng và di chuyển lên đồi cao?

Bức tượng Gommateshwara trên đỉnh ngọn đồi cao hơn 120m (ảnh: phenomenalplace.com)

Bức tượng được tạc bằng thiết bị cơ khí… hiện đại và chính xác?

Quan sát bức tượng, người ta thấy nó được điêu khắc một cách hoàn hảo. Ảnh chụp bức tượng và phân tích trên máy tính cho thấy nếu kẻ một đường ở giữa bức tượng thì nửa bên trái và nửa bên phải của nó đối xứng một cách hoàn hảo với nhau. Điều này khó có thể đạt được với các phương pháp tạc tượng bằng các công cụ thô sơ, đặc biệt là với kích thước lớn như vậy.

>> Đền Hoysaleswara, Ấn Độ: Những cột trụ đá cổ đại được chế tác bằng… máy tiện?

Người ta cũng thấy các nét điêu khắc của bức tượng trông rất tinh tế và chính xác, từ đuôi khóe mắt, đôi môi và đường rãnh nhân trung. Bức ảnh dưới đây cho ta cảm giác thấy bức tượng dường như thật sự được điêu khắc bằng các máy móc có độ chính xác cao..

Bức tượng dường như thật sự được điêu khắc bằng các máy móc có độ chính xác cao  (ảnh: phenomenalplace.com)

Nhưng đầu mối thú vị không chỉ nằm ở bức tượng khổng lồ này, mà được tìm thấy trên 2 bức tượng nhỏ ở phía chân nó – cả hai vị thần đều cầm một thứ rất lạ trong tay. Chúng giống như những mũi khoan và đánh bóng hiện đại. Hãy nhớ rằng, chúng ta đã thấy những công cụ tương tự tại ngôi đền Hoysaleswara trong phần 1 của loạt bài này, cho thấy bằng chứng về công nghệ gia công thời cổ đại ở Ấn Độ.

Một bức tượng gần chân bức tượng khổng lồ Shravanabelagola cầm trong tay “mũi khoan đánh bóng Rotary Burr”
Bức tượng thứ 2 đối diện bức khổng lồ không chỉ cầm 1 mà cầm 2 “mũi khoan đánh bóng Rotary Burr” trong tay (ảnh: phenomenalplace.com)

Vì sao các bức tượng này lại xuất hiện ở đây? Liệu nó có ẩn ý với người tham quan rằng, từ xa xưa, con người đã sở hữu những công nghệ chế tác đá cao cấp?

Công nghệ bảo quản bức tượng gây bất ngờ

Sự xói mòn trong tự nhiên là điều không tránh khỏi đối với bất kỳ công trình đá nào. Nhưng người ta không thấy dấu vết của xói mòn ở phần đầu và thân của bước tượng Gommateshwara này. Bức tượng chỉ có một vài dấu vết xói mòn ở phía dưới chân. Khi quan sát mặt và phần thân trên bước tượng, người ta cảm giác rằng nó dường như chỉ mới được tạc từ hôm qua. Điều này thực sự gây ngạc nhiên vì bức tượng hoàn toàn ở ngoài trời, trong gió và nắng hơn 1.000 năm qua. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bức tượng gần như không bị ảnh hưởng bởi xói mòn?

TAMTHUC

Gần đây, các nhà khoa học ở Ấn Độ đã khám phá ra nguyên nhân: cứ 12 năm một lần, người dân Ấn Độ lại thực hiện một nghi thức đối với bức tượng, đó là đổ một lớp dung dịch được trộn bởi nước mía ép, bột nghệ, sữa bột, gỗ đàn hương và một số chất liệu khác lên đầu và vai của bức tượng. Thử nghiệm với hỗn hợp này cho thấy nó thực sự khiến cho các viên đá trở nên cứng hơn và ngăn ngừa được sự xói mòn.

Làm thế nào mà người ta có được kỹ thuật chống xói mòn này từ hơn một ngàn năm trước để biến nó thành một nghi lễ cho đến tận hôm nay? Liệu có phải từ hơn 1.000 năm trước, người Ấn Độ đã có kiến thức rất sâu về hóa học?

Nghi lễ đổ các hợp chất để bảo quản bức tượng diễn ra 12 năm một lần (ảnh: phenomenalplace.com)

Lý do giải thích phần đầu và thân tượng không bị xói mòn, còn phần chân của tượng đã có dấu hiệu của xói mòn: đó là các hợp chất được đổ xuống từ đỉnh đầu bức tượng chỉ che phủ được phần trên của tượng mà không đến được phần dưới cùng của tượng.  

>> Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá?

Nhưng, đây mới là điều gây ngạc nhiên nhất của công trình vĩ đại này…

Hãy quay trở lại với bí ẩn để đưa bức tượng nặng 1.000 tấn lên đỉnh đồi. Các bậc thang đá là con đường duy nhất để đưa du khách lên tham quan bức tượng trên đỉnh đồi, nhưng còn đường này rất dốc. Vì vậy, ngày nay, người Ấn Độ còn có dịch vụ để kiệu người đi lên/xuống ngọn đồi để tham quan bức tượng.

Dịch vụ kiệu người đi lên và xuống ngọn đồi để tham quan bức tượng Gommateshwara vì đường đi quá dốc (ảnh: phenomenalplace.com)

Nếu việc chỉ đưa bản thân mình lên ngọn đồi đã là khó khăn thì làm thế nào mà người ta đưa bức tượng nặng 1.000 tấn lên đỉnh đồi? Cách duy nhất để di chuyển bức tượng lớn này là thông qua công nghệ tiên tiến.

Manh mối về điều này có thể được tìm thấy ngay trong ngôi đền. Ảnh bên trên chụp bức tượng vị thần đang giữ một vật hình bầu dục. Nhưng nếu ta quan sát kỹ, vật này không chạm vào tay trên và tay dưới của vị thần mà nó đang lơ lửng trong không khí. Nhiều người liên tưởng hình ảnh này đến công nghệ vận chuyển bằng đệm từ trường (magnetic leviation) của các tàu cao tốc hiện nay và cho rằng bức tượng được có thể đã được di chuyển bằng công nghệ tương tự.

Để có thể di chuyển bức tượng từ dưới chân đồi lên đỉnh đồi bằng công nghệ này, người ta cần phải xây dựng một hệ thống đường ray chạy từ chân đồi lên đến đỉnh đồi bằng vật liệu siêu dẫn. Đường ray này sẽ tạo ra một lực từ lớn nâng cả bức tượng lên và đi chuyển lên đỉnh đồi.

Phải chăng công nghệ Maglev đã được sử dụng để đưa bức tượng lên đỉnh đồi (ảnh: ga.com)

Thậm chí, có giả thuyết rằng bức tượng nặng 1.000 tấn đã được đưa lên đỉnh đồi bằng các động cơ phản trọng lực. Việc này cũng không phải là không có cơ sở, bởi đã có các tài liệu nói rằng người Ấn Độ cổ đại 7.000 năm trước đã từng sở hữu công nghệ vũ trụ và có thể chế tạo được đĩa bay để di chuyển giữa các vì sao.

Phân tích cấu tạo của lâu đài bay Rukma Vimana (ảnh: enigmaedizioni.com)

Nghi ngờ về niên đại của bức tượng

Những phân tích bên trên cho thấy tại thời kỳ tạo ra bức tượng Gommateshwara – được cho cách đây hơn 1.000 năm – Ấn Độ cổ đại đã có trình độ phát triển công nghệ rất cao, tương đương thậm chí là hơn hiện nay, bao gồm cả trình độ về cơ khí, hóa học, vật lý học, toán học và khả năng tạo ra điện.

Nhưng, Lịch sử khoa học và công nghệ của Ấn Độ cũng như lịch sử khoa học và công nghệ thế giới hoàn toàn không nghi chép việc này. Nếu thực sự Ấn Độ đã có kỹ thuật phát triển ở mức độ như vậy vào hơn 1.000 năm trước, có lẽ hiện nay họ sẽ không ở trong danh sách những nước đang phát triển trên thế giới như hiện nay.

Vậy niên đại của bức tượng có thật sự chính xác?

Video khám phá bức tượng Gommateshwara của nhà thám hiểm nghiệp dư Praveen Mohan:

Theo phenomenalplace.com
Thiện Tâm (tổng hợp)

(Còn tiếp)

>> Các hóa thạch của thuyết tiến hóa: Sự thật hay bị làm giả?

Nguồn:https://trithucvn.net/khoa-hoc/cong-nghe-co-dai-o-an-do-lam-sao-de-dua-buc-tuong-da-1-000-tan-len-dinh-doi-120m.html

Comment