khao-co-hoc-chung-minh-khoa-hoc-hien-dai-chi-la-san-pham-sao-chep-cua-nguoi-tien-su
Khảo cổ học chứng minh: Khoa học hiện đại chỉ là sản phẩm sao chép của người tiền sử
- bởi tamthuc --
- 28/04/2018
Rất nhiều người chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng, nền khoa học hiện nay là phát minh của người hiện đại. Tuy nhiên rất nhiều phát hiện khảo cổ học đã cho thấy, từ những niên đại rất xa xưa, cách xa rất nhiều thời kỳ văn minh của nhân loại hiện nay đã có những công cụ, công trình khoa học kỹ thuật cực kỳ tinh vi, thậm chí còn vượt xa nền văn minh hiện đại.
Kính viễn vọng
Bảo tàng Cabrera, thuộc Ica, Peru nơi trưng bày những hòn đá chạm khắc của Ica, có lưu giữ hơn 10.000 hòn đá với kích thước khác nhau được trưng bày chật kín trong bảo tàng. Chúng đều có một bề mặt trơn nhẵn, màu đen, bên trên chạm khắc các hình tượng. Khi nhấc chúng lên, ta sẽ cảm nhận thấy chúng nặng hơn rất nhiều so với những hòn đá cùng kích cỡ thông thường.
Dựa trên các hình chạm khắc trên bề mặt khối đá, người ta ước tính niên đại tương đối của chúng. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hóa thạch của một số loài động vật tuyệt chủng được khắc họa trên mặt đá. Chúng ta có thể biết được những người thợ khắc đá đang muốn phác họa loài động vật nào, từ đó biết được họ sống vào niên đại vào khoảng bao nhiêu lâu trong lịch sử.
Và con số này khiến chúng ta phải giật mình: người tiền sử đã từng xuất hiện vào khoảng 65 triệu năm trước, bởi trên các hòn đá có rất nhiều hình ảnh về con người và khủng long.
Trên bề mặt những hòn đá này là các hình người, thực vật, động vật và cả những ký hiệu trừu tượng. Hình người trên đó đội mũ, đi giày và mặc quần áo. Một số hòn đá miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ ngày nay. Đặc biêt có một hòn đá chạm khắc những hình người, tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi. Như vậy người đó hẳn là có kiến thức nhất định về thiên văn.
Nhiều người nghĩ rằng Galileo Galilei đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609. Thế nhưng một hòn đá được chạm trổ từ 65 triệu năm trước lại khắc họa một người cầm kính viễn vọng đang quan sát các vì sao.
Lò phản ứng hạt nhân
Nước cộng hòa Gabon ở Châu Phi được coi là một nguồn cung cấp quặng uranium phong phú. 42 năm trước, một công ty của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo ở Gabon. Tuy nhiên, họ phát hiện thấy chỗ quặng này đã được chiết luyện.
Nó chứa 0,3% uranium-235, trong khi quặng uranium trong tự nhiên chứa đến 0,7% uranium-235. Vậy 0,4% kia đã đi đâu?
Tại địa điểm tìm thấy quặng uranium nói trên, người ta phát hiện là một lò phản ứng hạt nhân ngầm vô cùng tiên tiến, vượt quá trình độ khoa học của chúng ta hiện nay.
Lò phản ứng hạt nhân của mỏ quặng này dài vài dặm (1 dặm khoảng 1,6 km), và bất kỳ tác động nhiệt nào đến môi trường đều bị giới hạn trong bán kính khoảng 40m xung quanh. Kiểm chứng cho thấy lò phản ứng hạt nhân này có niên đại 1,8 tỷ năm tuổi, và nó đã được vận hành khoảng nửa triệu năm. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã rất kinh ngạc trước phát hiện này.
Nhà khoa học người Pháp Perrin và những người khác đã kết luận rằng mẫu uranium từ mỏ quặng Oklo có cùng mức đồng vị phóng xạ giống như nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân hiện nay.
Những phát hiện trên đã được công bố tại hội thảo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Máy bay
Một số vết tích khảo cổ tiềm năng, bao gồm tượng điêu khắc, thư tịch cổ, … có niên đại rất xa xưa đã đề cập đến các phương tiện hàng không “mang dấu ấn máy bay hiện đại”. Và chúng xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Những đặc điểm của máy bay được mô tả trong các thư tịch, hình dáng những mô hình máy bay cổ đại và những đường băng, v.v… có điểm tương đồng rất lớn với ngành hàng không hiện đại.
Đền thờ Seti I tọa lạc ở Abydos, cách Giza Ai Cập 450 km về phía đông nam. Tại đây, chúng ta sẽ tìm thấy một trong những mảnh chữ tượng hình thú vị và bí ẩn nhất, được chạm khắc trên một phiến đá lớn chống đỡ phần trần của ngôi đền đáng kinh ngạc này.
Về các hình khắc bí ẩn này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng khắc họa các loại máy bay hiện đại như máy bay trực thăng, xe tăng, đĩa bay, tàu lượn.
Thật khó để tưởng tượng tại sao các hình vẽ này lại giống các máy bay hiện đại đến vậy? Phải chăng người cổ đại đã từng nhìn thấy máy bay? Thậm chí, một giả thuyết táo bạo hơn, rằng phải chăng họ đã từng tự mình xây dựng nên các cỗ máy này?
Không chỉ Ai Cập, ở cách đó nửa bán cầu, tại bờ bên kia Đại Tây Dương, tại xứ Columbia thuộc Nam Mỹ cũng có các mô hình tương tự. Không những thế trên cao nguyên Peru, Nam Mỹ còn có vết tích còn sót lại của đường băng cho máy bay thời xưa cất hạ cánh.
Tàu vũ trụ
Zecharia Sitchin, một tác giả và nhà nghiên cứu hàng đầu của Astro Archaeology, đã du lịch khắp thế giới nhiều lần để tìm kiếm các mẫu vật siêu nhiên. Ông đã phát hiện một di vật chạm khắc đá kỳ lạ trong viện bảo tàng khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả tỉ mỉ một phi thuyền vũ trụ cá nhân công nghệ cao hình con nhộng. Bức tượng đáng kinh ngạc này thể hiện nhiều tính năng của một tàu vũ trụ hiện đại: ống thải động cơ phản lực phía sau đuôi, và một buồng lái với phi công đang ngồi điều khiển và mặc bộ đồ du hành.
Một câu chuyện khác, vào tháng 6/2011, đội săn tìm kho báu dưới đáy biển “Ocean X” của Thụy Điển phát hiện xác của một con tàu ở độ sâu chừng 90m dưới đáy biển Baltic (Bắc Âu). Đó là một vật thể hình tròn khổng lồ dưới đáy biển Baltic rộng 60 mét và cao 8 mét, với những cạnh sắc, đường thẳng và những góc cạnh hoàn hảo xuyên suốt cấu trúc của nó. Vật thể này giống phi thuyền hiện đại nhưng có niên đại 14.000 năm.
Khi các thợ lặn thu thập các mẫu vật, nhà địa chất học Steve Weiner đã xác định được rằng nó được làm bằng “kim loại không thể tìm thấy trong tự nhiên”.
Mặt trăng là vệ tinh nhân tạo do người tiền sử phóng lên
Lúc 4:15 ngày 20/11/1969 (giờ chuẩn miền Trung CST), các phi hành gia trên tàu Apollo 12 đã tạo ra một va chạm trên bề mặt Mặt Trăng để có thể đo đạc sóng địa chấn, các nhà khoa học NaSa sau khi đo đạc đã phát hiện ra mặt trăng rỗng bên trong, phát hiện này đã gây chấn động, bởi một cấu trúc một vệ tinh tự nhiên thì không thể có cấu trúc rỗng. Mặt khác mặt trăng cũng là một vệ tinh bất thường, trung bình một vệ tinh tự nhiên chỉ bằng dưới 5% kích thước của hành tinh nó quay quanh, nhưng mặt trăng có tỉ lệ tới 25% kích thước của trái đất.
Một điều không tự nhiên nữa là mặt trăng cứng một cách bất thường, các hố trên Mặt Trăng hình thành sau khi va chạm với thiên thạch và sao chổi bình thường sẽ tạo ra một hố sâu có đường kính gấp 4 ~ 5 lần thiên thạch, nhưng trên thực tế độ sâu của các hố tạo bởi va chạm chỉ vỏn vẹn bằng 12% đường kính của nó. Hơn nữa bề mặt của mặt trăng có dấu vết của rất nhiều hợp kim như titan, crôm, yttrium… Đây đều là những kim loại rất cứng, có khả năng chịu nhiệt cao, và không thể bị ăn mòn. Rất có thể nó thuộc bộ khung đã tạo lên kết cấu của mặt trăng do va chạm với thiên thạch mà văng ra. Một vệ tinh tự nhiên thì không thể được tạo thành bởi khung hợp kim như thế.
Một điều khác nữa khiến mặt trăng bị nghi ngờ là sản phẩm nhân tạo, đó là các nhà khoa học phát hiện rất nhiều cấu trúc nhân tạo trên bề mặt của mặt trăng.
Ngoài ra quỹ đạo của các vệ tinh tự nhiên thông thường đều có hình elip, nhưng quỹ đạo Mặt Trăng lại là hình tròn (bán kính quỹ đạo là 380 nghìn km), chúng ta đều biết chỉ có quỹ đạo vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là hình tròn.
Vì vậy thuyết Mặt Trăng chính là một vệ tinh nhân tạo khổng lồ do người tiền sử phóng lên cũng rất hợp lý. Nếu nó là sự thật thì trình độ khoa học công nghệ của thời tiền sử đó hẳn rất cao, con người hiện đại không thể sánh kịp.
Nhiều người tin rằng trên Trái Đất đã từng tồn tại những nền văn minh có trình độ khoa học rất cao, vốn đã xây dựng những công trình kỳ vĩ và để lại các cổ vật mà cho tới ngày nay giới khoa học vẫn chưa thể lý giải hoàn toàn.
Nếu từng có các nền văn minh tiên tiến như vậy, liệu trình độ của họ có thể đạt đến mức độ nào? Liệu họ có từng phát minh ra máy bay và thậm chí đi vào vũ trụ, hay còn cao hơn con người ngày nay? Như chúng ta đã biết, chỉ sau 5 – 10 nghìn năm thì dấu tích của một nền văn minh sẽ chẳng còn lại bao nhiêu. Những cổ vật trên đây đã may mắn tồn tại qua được thử thách của thời gian để kể lại với chúng ta một phần câu chuyện về những nền văn minh tiền sử huy hoàng.
Nam Minh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/khao-co-hoc-chung-minh-khoa-hoc-hien-dai-chi-la-san-pham-sao-chep-cua-nguoi-tien-su.html
Comment