ky-la-nhung-buc-tuong-phat-van-vung-vang-giua-tham-hoa-dong-dat-song-than-manh-nhat-nhat-ban
Kỳ lạ những bức tượng Phật vẫn vững vàng giữa thảm họa động đất sóng thần mạnh nhất Nhật Bản
- bởi tamthuc --
- 24/06/2018
Trong cảnh tượng hoang tàn sau thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản năm 2011, người ta đã bắt gặp một cảnh tượng kỳ lạ – những bức tượng Phật đứng vững chãi không suy suyển.
Nằm ngay trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi giáp ranh của các mảng kiến tạo địa chất, khu vực xảy ra rất nhiều hoạt động động đất và núi lửa, do đó, hàng năm Nhật Bản phải hứng chịu vô số trận động đất lớn nhỏ các loại. Trên thực tế, khu vực này ghi nhận khoảng 20% số lượng các trận động đất trên toàn cầu với cường độ 6.0 độ Richter trở lên.
Cứ sau khoảng vài thế kỷ, lại xuất hiện các trận động đất lớn mang tính hủy diệt, kích hoạt các trận sóng thần kịnh hoàng, điển hình là trận động đất kèm sóng thần tại Nhật Bản vào năm 2011.
Là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở Nhật Bản, và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từng được ghi nhận, thảm họa này là hệ quả của sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc Mỹ và Thái Bình Dương trong 1.200 năm. Với cường độ mạnh đến 9.0 độ Richter, trận động đất này đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Một số nơi sóng thần tiến vào đất liền đến 10 km. Hơn 15.000 người đã thiệt mạng tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn, thiệt hại có thể lên đến hơn 300 tỷ đô.
Xét trên phương diện năng lượng, trận động đất này đã giải phóng năng lượng gần đấp đôi năng lượng của một trận động đất và sóng thần khủng khiếp khác vào năm 2004 ở Ấn Độ Dương. So sánh tương quan, nguồn năng lượng này xấp xỉ 600 triệu lần năng lượng của quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima trong thế chiến II. Một số hình ảnh dưới đây cho thấy rõ nét điều này:
Sức mạnh của trận động đất và sóng thần này là chưa từng có trong lịch sử. Ngay chính thủ tướng Nhật Bản khi đó, ông Naoto Kan đã nói rằng: “Trong vòng 65 năm từ sau Thế Chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn và gay go nhất mà Nhật Bản phải đối mặt.”
Thế nhưng, trong bầu không khí cứu hộ gấp rút, căng thẳng, nếu để ý kỹ người ta sẽ thấy trong đó một chi tiết khá thú vị – một số bức tượng Phật và Đạo vẫn đứng vững chãi, sừng sững, toát lên thần thái trang nghiệm ngay trong khung cảnh hoang tàn của sự chết chóc và u tịch sau thảm họa,
Đơn cử là bức tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi, một trong những khu vực bị tàn phá mạnh mẽ nhất sau thảm họa động đất và sóng thần. Bức tượng đứng vững trong đống hoang tàn đổ nát, mang dáng vẻ bình tĩnh đến kỳ lạ, như để trấn an cho bất kỳ ai đang phải chịu áp lực tâm lý nặng nề.
Hay một bức tượng khác của Bồ tát Di Lặc.. Bức tượng đang ngồi trang nghiêm, với ánh nhìn từ bi đang quan sát quang cảnh đống đổ nát của thành phố Sendai, tình Miyagi. Đây là thành phố lớn nằm gần tâm chấn động đất nhất (kế tiếp là Tokyo) hứng chịu sự tàn phá của thảm họa động đất, sóng thần. Tại đây, cơn sóng thần đã tràn 10 km vào nội địa đất liền.
Hay bức tượng một ông thổ địa đứng sừng sững giữa một cánh đồng lúa tan hoang tại thành phố Natori, tỉnh Miyagi.
Có một câu nói khả nổi tiếng ở Nhật rằng, ‘Con người ta sẽ hướng đến Thần Phật khi gặp tình cảnh khó khăn. Và tôi cho rằng chúng ta có thể thấy được điều đó ở đây”, John Nelson, chuyên gia về các tín ngưỡng Châu Á từ ĐH San Francisco nhận định.
Bên cạnh Thần Đạo (Shinto), một tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống tại đất nước mặt trời mọc, Phật giáo đã được truyền bá đến Nhật Bản và trở thành một trong những tôn giáo phổ biến nhất ở đây.
Trong Phật giáo, có rất nhiều cách giải thích về các thảm họa tự nhiên, nhưng tựu chung nguyên nhân thường được quy cho việc con người trong đời này hoặc đời trước đã từng làm nhiều việc xấu và tích tụ rất nhiều karma (hay nghiệp lực. Khi người ta gặp phải các hoàn cảnh khó khăn, đó thường là lúc người ta hoàn trả các món nợ trước đây, hay nghiệp lực.
Chẳng biết có phải vì thế hay không mà trong một phát biểu 3 ngày sau trận động đất, Thị trưởng thành phố Tokyo ông Shintaro Ishihara đã nói rằng: “Người Nhật phải lợi dụng sự kiện sóng thần này để xả bỏ lòng tham ích kỷ của chúng ta Tôi thực sự cho rằng đây là sự trừng phạt từ bên trên”.
Trong bối cảnh đó, một dân tộc Nhật thấm nhuần Phật giáo cũng rất chú trọng đến thái độ mà con người nên có khi đối diện với nghịch cảnh. Những giai đoạn khủng hoảng khiến rất nhiều người quay sang tôn giáo để tìm kiếm niềm an ủi và sức mạnh.
“Một điều rất quan trọng trong tín ngưỡng người Nhật là cần phải đối diện với nghịch cảnh với một thái độ tích cực và kiên nhẫn, và các tôn giáo của họ nhấn mạnh điều này”, theo GS Brian Bocking từ ĐH University College Cork.
Ngoài ra, tín ngưỡng của người Nhật cũng rất chú trọng đến việc tưởng nhớ đến người đã khuất. Họ có nhiều phong tục nghi lễ để hỗ trợ người đã khuất sang thế giới bên kia. Đại đa số được táng theo phong tục Phật giáo: chôn cất hoặc hỏa táng.
Sau khi chôn cất, người Nhật thường tiến hành các nghi lễ hậu kỳ nhằm chăm sóc cho linh hồn của những người đã khuất. Hầu hết trong nhà họ đều để bàn thờ, nhằm tưởng nhớ đến tổ tiên đã mất.
“Trong những ngày tiếp theo [sau khi mất], chúng ta sẽ thấy người ta chắp tay cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất. Việc này bắt nguồn từ vốn hiểu biết rất sớm của chúng ta về thế giới linh hồn và các phong tục để hỗ trợ linh hồn những người đã khuất, có thể kéo dài trong 49 ngày, hoặc trong một số trường hợp, có thể lên đến 7 năm”, Jimmy Yu, phó giáo sư tại ĐH Florida State, cho hay.
Tại sao trước các trận động đất và sóng thần long trời lở đất, các bức tượng kia lại có thể đứng vững chãi như vậy? Sức mạnh nào đã chống đỡ cho những bức tượng này? Phải chăng lời gợi ý đã quá rõ rệt?
Quý Khải
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/ky-la-nhung-buc-tuong-phat-van-dung-vung-chai-trong-tham-hoa-dong-dat-song-than-manh-nhat-lich-su-nhat-ban.html
Comment