No icon

tai-tao-trai-cam-huyen-thoai-de-chua-dung-bo-bach-khoa-toan-thu

Tái tạo trái cấm huyền thoại để chứa đựng bộ bách khoa toàn thư

Lấy cảm hứng từ trái cấm huyền thoại mà Adam và Eva bị cám dỗ trong vườn Địa Đàng, một nghệ sĩ nghiên cứu sinh học muốn tạo ra một phiên bản Cây Tri thức cho riêng mình – bằng cách mã hóa dữ liệu của bộ bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia rồi đưa vào và tạo thành các lớp ADN của bộ gen của thực vật.

Wikipedia, trái cấm, bách khoa toàn thư, ADN,

Joe Davis, 63 tuổi là một nghệ sĩ làm việc trong lĩnh vực sinh học cư trú tại phòng thí nghiệm di truyền học của giáo sư George Church thuộc trường Đại học Y Harvard (Mỹ), đã nghĩ ra một công thức toán học để tạo thêm các lớp dữ liệu vào ADN. Kế hoạch hiện nay của ông là bổ sung một phiên bản đã được giải mã của Wikipedia vào trong ADN của một chủng táo 4.000 năm tuổi, loại trái mà theo ông là có quan hệ gần gũi nhất với trái cấm trong Kinh Thánh.

Giống táo đang tái tạo được ông đặt tên là Malus ecclesia. Malus là tên khoa học của chi Táo tây, trong tiếng Latin có nghĩa là “cây táo ma quỷ” còn Ecclesia ám chỉ nhà thờ, vừa mang ý nghĩa tôn giáo, vừa đại diện cho phòng thí nghiệm của ông.

“(Dự án) kéo khoa học và tôn giáo đến gần nhau hơn”, Davis nói.

Cùng hợp tác với các nhà khoa học và toán học, Dana Boyle và Madeline Prye-Ball, Davis đã nghiên cứu trong nhiều năm để tìm được một loại táo đủ độ tuổi cho dự án. Đến cuối năm ngoái, ông đã nhận được rễ và lá của của một giống táo 4.000 năm tuổi.

Wikipedia, trái cấm, bách khoa toàn thư, ADN,


Tại hội thảo 30c3 diễn ra tại Đức tháng 12 vừa qua, Davis nói “Tôi không thể ngừng suy nghĩ về toán học và ADN. Tôi đã tìm ra cách không chỉ đưa một lớp, mà rất nhiều lớp thông tin vào một gen, giống như búp bê Babushka. Mỗi phân tử ADN sẽ chứa 3 trang thông tin. Bởi vì ADN được đặc trưng bởi ba con số duy nhất”.

TAMTHUC

Trong hội thảo, Davis cũng cho biết ông muốn “tái tạo ra loại trái cây có thể cám dỗ ma quỷ”.

Do kích thước rộng lớn của Wikipedia, Davis cùng nhóm cộng sự của ông chỉ lựa chọn giải mã 50.000 trang đầu tiên, chiếm 50% số trang được truy cập nhiều nhất của website này. Số lượng dữ liệu có dung lượng tương đương khoảng 350MB.

Bộ gen táo giống như một cuốn sách 750 triệu chữ, được tạo ra từ 4 chữ cái cấu thành ADN là A, T, C, G (kí hiệu của 4 loại Nucleotit). Các từ ngữ được chuyển dịch thành những chữ cái này bằng một mã số toán học, tương tự như cách mã Morse và quy tắc tốc ký nén ép từ ngữ thành một dấu hiệu đơn.

Sau khi được mã hóa, những chữ này được đưa vào ADN của quả táo bằng cách sử dụng vi khuẩn tiến hóa để chèn hệ gen của nó qua thành tế bào. Bằng cách đưa thông tin vào những khoảng trống bên trong ADN, Davis tin rằng hương vị và kết cấu của quả táo sẽ không bị ảnh hưởng.

Dự án đầu tiên của Davis cũng sử dụng kỹ thuật tương tự đã đưa các tác phẩm của nhà triết học Hy Lạp Heraclitus vào trong bộ gen của một con ruồi.

Wikipedia, trái cấm, bách khoa toàn thư, ADN,

Davis giành được giải Golden Nica trong Prix Ars Electronica (giải thưởng về nghệ thuật trên máy tính) năm 2012 cho công trình Bacterial Radio.

Qủa táo Malus ecclesia cũng là một loại trái cấm vì thực vật biến đổi gen ở Mỹ chịu sự quản lý chặt chẽ bởi Bộ Nông nghiệp nước này.

Hồ Duyên @Bocau.net

Theo Dailymail.

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/41752-tai-tao-trai-cam-huyen-thoai-de-chua-dung-bo-bach-khoa-toan-thu.html

Comment