xuong-tien-su-phat-hien-tai-lao-khien-lich-su-loai-nguoi-phai-viet-lai
Xương tiền sử phát hiện tại Lào khiến lịch sử loài người phải viết lại
- bởi tamthuc --
- 12/04/2015
Hóa thạch người cổ được tìm thấy trong một hang động ở miền bắc nước Lào thời gian gần đây đã tiết lộ với các nhà khoa học về sự đa dạng thể chất của con người cận đại trước kia. Theo đó, những người này di trú đến khu vực Đông Nam Á sớm hơn so với quan điểm cũ.
Theo báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, một xương hàm và xương sọ đã được khai quật sâu trong một hang động nổi tiếng Tam Pa Ling thuộc dãy Trường Sơn, có niên đại giữa 46.000 và 63.000 năm trước .
Hộp sọ được tìm thấy vào năm 2009 và được xem là dẫn chứng hóa thạch người cận đại cổ nhất từng được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Phát hiện này đã đẩy lùi mốc thời gian con người cận đại di cư từ châu Phi sang khu vực này.
Một nghiên cứu về hộp sọ cổ xưa này đã được công bố trong Tập san chuyên đề của Viện hàn lâm khoa học Quốc gia.
Dãy Trường Sơn trải dài hơn 1.000 km qua Lào, Việt Nam và Campuchia. Hóa thạch nằm trong hang động Tam Pa Ling. Wikimedia Commons
Xương hàm của cá thể thứ hai, phát hiện cuối năm 2010, có “kích thước tổng thể vô cùng nhỏ, [và] xương hàm này có sự pha trộn giữa đặc điểm giải phẫu người hiện đại điển hình, chẳng hạn như chiếc cằm nhô ra, cùng với đặc điểm phổ biến của người cổ như Neanderthal, với xương rất dày để cố định răng”, đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư nhân chủng học Laura Shackelford của Đại học Illinois phát biểu trước báo giới.
Chiếc xương hàm ‘lai’ có ý nghĩa quan trọng bởi nó sở hữu những đặc điểm vừa cổ xưa vừa hiện đại. Tuy nhiên, đây không phải là đặc điểm chỉ tồn tại duy nhất trên mẫu khai quật này. Trong cuộc họp báo của trường đại học liên quan, các nhà khoa học lưu ý hóa thạch Trung Quốc, Đông Âu và châu Phi cũng có sự pha trộn này.
TAMTHUCNghiên cứu gần đây về hoá thạch răng người ở Trung Quốc và một xương hàm tiền sử từ Đài Loan đã dấy lên những nghi vấn về việc thành lập các lý thuyết về lịch sử và đặc điểm vật lý của con người cận đại, cho thấy có thể rất nhiều loài chưa chưa được phân loại.
Các phân tích gần đây về các mảnh vỡ hộp sọ và răng được phát hiện vào năm 1976 trong một hang động ở Xujiayoa, Trung Quốc, đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên bởi những gì chúng tiết lộ về nguồn gốc loài người tiền sử. Các di vật răng được thu thập từ bốn cá nhân khác nhau, đã được kiểm tra kích thước, hình dạng và bề mặt, cũng như các điểm đặc trưng khác. Khi chiếc răng được so sánh với cơ sở dữ liệu 5.000 răng của các loài quen thuộc, các nhà khoa học phát hiện rằng chúng không phù hợp với bất kỳ chủng loài người mà chúng ta từng biết.
BBC Earth báo cáo về chiếc răng Xujiayoa: “Chúng tôi biết chừng bốn loài ngưòi sơ khai khác sống trên Trái đất khi người cận đại vẫn khu trú ở châu Phi. Đó là người Neanderthal ở châu Âu, người Denisovans ở châu Á và người “hobbit” Homo floresiensis ở Indonesia, cộng với một nhóm thứ tư bí ẩn từ Eurasia, đây là chủng lai với Denisovans“.
Những phát hiện tiền sử ở Lào giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển của loài người, nhưng cũng khiến họ hết sức băn khoăn. Cuộc tranh luận nổ ra liên quan đến việc liệu những hóa thạch đó phải chăng đang nói lên rằng người di cự cận đại đã giao phối với quần thể cổ xưa, hay các biến dạng thân thể chỉ đơn giản là đặc trưng của con người trong quá trình tiến hóa, và trong một quần thể, chúng ta có thể sở hữu nhiều đặc điểm khác nhau.
Phys.org trích lời Shakelford, kết luận rằng: “Tam Pa Ling là một khu vực đặc biệt bởi vì nơi này đã cho thấy con người cận đại trước đây di cư và định cư tại Đông Á với sự đa dạng về đặc điểm giải phẫu“.
Thiên Long – Ancient Origins
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/xuong-tien-su-phat-hien-tai-lao-khien-lich-su-loai-nguoi-phai-viet-lai.html
Comment