No icon

hien-vat-co-alaska-cho-thay-chau-my-duoc-phat-hien-truoc-khi-columbus-den

Hiện vật cổ Alaska cho thấy châu Mỹ được phát hiện trước khi Columbus đến

Một phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc ở Alaska đã cung cấp bằng chứng cho thấy giao dịch thương mại giữa châu Á và châu Mỹ đã có trước khi Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492.

khám phá châu Mỹ, Christopher Columbus, alaska,

Các nhà khảo cổ học đang làm việc trong ngôi nhà 1000 năm tuổi tại di tích khảo cổ Rising Whale ở Cape Espenberg, Alaska (Ảnh Jeremy Foin, UC Davis)

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra hai hiện vật bằng đồng trong một ngôi nhà 1.000 năm tuổi tại Alaska, được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Yakutia.

Tờ Khoa học Đời sống báo cáo rằng, hiện vật trên được tìm thấy ở di tích khảo cổ “Cá voi nổi” (Rising Whale), Cape Espenberg, nằm trên vòng Bắc Cực ở ga cuối cùng, thuộc đồng bằng ven biển dài 30 km, phía Bắc là dãy núi Seward Peninsula, nằm ở tây Alaska.

Darwent và các cộng sự báo cáo trong ‘Sự thay đổi ngôi nhà 1000 tuổi tại Cape Espenberg, Alaska’: “Cape Espenberg có một dòng chảy liên tục của nền văn hóa ít nhất là 1.000 năm tuổi, trong thời gian người Thule và con cháu của họ chiếm đóng bờ biển và vùng nội địa tiếp giáp phía Tây Bắc Alaska“.

khám phá châu Mỹ, Christopher Columbus, alaska,

Hải đảo và đầm phá ở Cape Espenberg.

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một chiếc khóa bọc mảnh da thuộc có niên đại 600 SCN, cùng một hiện vật bằng đồng khác trông như cái còi. Sản xuất đồng không phát triển vào thời điểm đó ở Alaska, do đó hiện vật này phải được chế tạo tại Trung Quốc, Triều Tiên hay Yakutia, trước khi đến Alaska theo các tuyến đường thương mại.

Trang web của Hiệp hội Nghiên cứu Bắc cực của Hoa Kỳ đề cập đến báo cáo của nhóm nghiên cứu: “Mặc dù đồng ở địa phương và sắt thiên thạch, thứ kim loại tự nhiên nguyên chất, được người thời kỳ tiền sử thời cuối của Bắc cực và Bắc Mỹ vùng cận Bắc cực gắn vào các vật dụng khác nhau, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc luyện kim, đúc, hay chế tạo hợp kim ở Tây Bán Cầu, phía Bắc Mexico, trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu…Điều này đưa đến kết luận, hai hiện vật này đã cung cấp bằng chứng tốt nhất và rõ ràng nhất từ trước tới nay,cho thấy những kim loại không chứa sắt được tôi luyện trong lửa này đã đến Alaska bằng con đường thương mại tiền sử qua eo biển Bering”.

khám phá châu Mỹ, Christopher Columbus, alaska,

Một trong những hiện vật bằng đồng được tìm thấy ở ngôi nhà 1000 tuổi tại Alaska. (Ảnh Jeremy Foin/ Đại học California, Davis).

TAMTHUC

Các hiện vật bằng đồng không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh giao dịch thương mại giữa Alaska và các nền văn minh khác đã xuất hiện trước khi Columbus đặt chân đến châu Mỹ. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các đồ tạo tác bằng đá vỏ chai bên trong ngôi nhà. Các hiện vật này có nguồn gốc từ chất hóa học thuộc về thung lũng sông Anadyr ở Nga.

Ngoài ra, “một số nhà nghiên cứu nhận thấy sự tương đồng trong thiết kế giữa áo giáp của người dân Alaska và những cái được mặc ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và đông Mông Cổ”.

Áo giáp được làm từ các miếng ngà voi và xương gối lên nhau xuất hiện ở Alaska khoảng 1000 năm trước. Tấm giáo giáp với phong cách tương tự cũng được dùng phổ biến ở các khu vực Đông Á từ hàng ngàn năm về trước.

Năm 2014, các nhà khảo cổ học Nga đã báo cáo về việc phát hiện ra bộ áo giáp, làm hoàn toàn bằng xương, mặc trên người một hiệp sĩ Siberia cổ, sống vào khoảng 1 thiên niên kỷ trước. Áo giáp này được “may” từ những mảnh xương nhỏ nối lại với nhau

khám phá châu Mỹ, Christopher Columbus, alaska,

Ảnh trái: Bộ giáp xương 4.000 tuổi được tìm thấy ở thành phố Omsk, Siberian (Tờ Siberian Times). Phải: Bộ giáp xương từ bắc Alaska tại một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Glenbow, Calgary, Alberta, Canada. (Ảnh Wikipedia Commons)

Từ lâu, người ta đã biết rằng Christopher Columbus không phải là người đầu tiên ‘khám phá’ ra Tân Thế giới.

Tờ Khoa học Đời sống (Live Science) viết: “Cách đây 1000 năm, người Viking đã khám phá ra một phần Canada, và thậm chí đã thành lập một khu định cư trong thời gian ngắn ở L’Anse aux Meadows ở Newfoundland…Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong khoảng thời gian này, người Polynesia đã đến Nam Mỹ, đem giống khoai lang ngọt về Polynesia và cũng có thể đã mang những con gà đến Nam Mỹ”.

Một giả thuyết gây tranh cãi nhiều hơn đó là người Trung Quốc đã phát hiện ra châu Mỹ 70 năm trước Columbus. Tuy nhiên, quan điểm này, được nhà sử học nghiệp dư Gavin Menzies đưa ra, đã vấp phải một cuộc tranh cãi gay gắt.

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/hien-vat-co-alaska-cho-thay-chau-my-duoc-phat-hien-truoc-khi-columbus-den.html

Comment