No icon

nguyen-nhan-su-song-phuc-hoi-cham-sau-dai-tuyet-chung-kinh-hoang-nhat-lich-su

Nguyên nhân sự sống phục hồi chậm sau đại tuyệt chủng kinh hoàng nhất lịch sử

Trong một nghiên cứu mới đây về các dãy đá cổ ở Oman, phía Đông Nam bán đảo Ả Rập, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân sự sống trên Trái Đất ngưng trệ 5 – 10 triệu năm rồi mới bắt đầu phục hồi, sau sự kiện tuyệt chủng cách đây 252 triệu năm.

sự kiện tuyệt chủng, đại tuyệt chủng Permi, dãy đá cổ ở Oman,

Phân tích các dãy đá cổ ở Oman đã giúp tìm ra nguyên nhân sự sống trên Trái đất phục hồi chậm sau đợt tuyệt chủng lớn nhất lịch sử.

Nhiều người biết đến thảm họa tuyệt chủng 65 triệu năm trước vào cuối kỉ Creta (Phấn trắng), gây ra sự tuyệt chủng của các loài khủng long thống trị Trái Đất thời đó. Nhưng thực tế còn có một sự kiện tuyện chủng lớn hơn nhiều vào 252 triệu năm trước, được cho là lớn nhất lịch sử, đóng vai trò rất lớn tới sự phát triển sự sống trong hàng trăm triệu năm, trong đó có cả sự thống trị rồi tuyệt chủng của khủng long. Đó là cuộc đại tuyệt chủng Permi-Trias.

Khi đó, cuộc đại tuyệt chủng này đã quét sạch tới 96% sinh vật sống dưới biển và hơn 70% động vật có xương sống trên cạn, khiến khoảng 83% chi của 57% họ các loài vật trên Trái Đất tuyệt chủng. Lúc này, sự sống trên Trái Đất gần như bị “đóng băng” và phải mất tới khoảng 10 triệu năm mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sự đa dạng sinh học.

sự kiện tuyệt chủng, đại tuyệt chủng Permi, dãy đá cổ ở Oman,

Hơn 70% động vật có xương sống trên cạn đã bị diệt trong cuộc đại tuyệt chủng 252 triệu năm trước. (Ảnh minh họa)

Theo những nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học cho rằng sau sự kiện tuyệt chủng, nước trong đại dương trở nên khan hiếm oxy, đồng thời chứa thêm những thành phần độc tố, điển hình là lưu huỳnh, đã làm cho sự sống vốn bị tuyệt chủng gần hết, lại không có cơ hội phục hồi trong hàng triệu năm.

TAMTHUC

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dãy đá khai quật ở Oman, thuộc những dãy đá cổ được hình thành trong lòng đại dương ở thời kỳ xảy ra tuyệt chủng kỷ Permi-Trias còn sót lại, các nhà khoa học nhận định thủ phạm không phải là lưu huỳnh mà là do trong nước biển rất giàu chất sắt.

Cụ thể, từ 6 địa điểm lấy mẫu, các dãy đá khai quật được từng tồn tại ở nhiều vị trí nước biển sâu, thấp khác nhau. Dữ liệu cho thấy đại dương lúc đó rất ít oxy, không tồn tại lưu huỳnh nhưng lại rất giàu chất sắt. Vì vậy sự sống không thể phát triển trong hàng triệu năm liên tục, cho đến khi các điều kiện tự nhiên bớt khắc nghiệt hơn để có thể cho phép sự sống dần hồi phục.

sự kiện tuyệt chủng, đại tuyệt chủng Permi, dãy đá cổ ở Oman,

Sau cuộc đại tuyệt chủng Permi-Trias, loài khủng long phát triển và dần thống trị Trái Đất.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, một công trình đóng góp cho chương trình nghiên cứu địa chất của UNESCO, được thực hiện bởi các nhà khoa học ở trường Đại học Edinburgh, Đại học Leeds, Đại học Gratz, Đại học Bremen và Đại học Vienna.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân của thiếu hụt oxy trong nước biển đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phục hồi sự sống ở thời điểm đó. Vì oxy là yếu tố thiết yếu của sự sống nên sự đa dạng sinh học sẽ ngay tức thì được phục hồi khi nồng độ oxy cao hơn.

Theo Tinh Tế

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nguyen-nhan-su-song-phuc-hoi-cham-sau-dai-tuyet-chung-kinh-hoang-nhat-lich-su.html

Comment