No icon

phat-hien-hoa-thach-loai-ca-map-moi-song-vao-trieu-nam-truoc

Phát hiện hóa thạch loài cá mập mới sống vào 20 triệu năm trước

Các nhà khoa học đã bất ngờ khi phát hiện hóa thạch về một loài cá mập bí ẩn sống vào 20 triệu năm trước ở California, Bắc Carolina, Peru và Nhật Bản.

hóa thạch răng, ca map,

Hóa thạch răng của một loài cá mới đã được phát hiện gần đây.

Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư Kenshu Shimada, nhà cổ sinh vật học tại Đại học DePaul ở Chicago đã tìm thấy hóa thạch răng dài tới 4,5 cm. Dựa vào đó họ suy đoán loài cá mập này sống vào thế Miocene sớm khoảng 20 triệu năm trước.

Loài vật mới phát hiện trên được đặt tên là Megalolamna paradoxodon thuộc bộ Cá nhám thu. Nó đã khiến các nhà khoa học bất ngờ khi một loài vật lớn như vậy mà tới nay mới bị phát hiện, đặc biệt là có rất nhiều điểm địa chất thế Miocene trên thế giới, nơi dễ lấy mẫu hóa thạch răng.

Thoạt nhìn, răng của Megalolamna paradoxodon trông giống như chiếc răng khổng lồ của chi Lamna, bao gồm cá nhám thu và cá nhám hồi hiện nay“, giáo sư Shimada nói với Live Science.

Tuy nhiên, nhà cổ sinh vật học cho rằng, những chiếc răng hóa thạch này quá mạnh mẽ so với chi Lamna, nó giống với chi Otodus hơn.

Có một chưa được giải quyết gần 45 triệu năm khoảng cách chưa từ khi Megalolamna có thể tách ra từ thân nhân gần nhất của nó, Otodus.

TAMTHUC

Các nhà nghiên cứu đã so sánh hóa thạch với răng của Carcharocles megalodon (C. megalodon), loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái đất và là một trong những loài săn mồi có xương sống lớn nhất trong lịch sử tự nhiên.

Một con megalodon có thể dài tới 18m và cú đớp của nó mạnh hơn cả khủng long T-Rex. Chúng từng tung hoành ở các đại dương từ khoảng 28 triệu năm cho đến tầm 1,6 triệu năm trước, cho đến khi biến mất hoàn toàn trong sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Pleistocene.

hóa thạch răng, ca map,

Cú đớp của megalodon mạnh hơn cả khủng long T-Rex.

M. paradoxodon và C. megalodon được cho là ddeuf thuộc gia đình cá mập đã tuyệt chủng tên là Otodontidae, nhưng trước đây các nhà khoa học đã xếp C. megalodon vào một dòng riêng biệt.

Hiện nay, Giáo sư Shimada và các đồng nghiệp cho rằng, M. paradoxodon và C. megalodon thực sự có họ hàng gần và chúng nên được xếp vào chi Otodus.

Ý tưởng phân megalodon và họ hàng gần của nó vào chi Otodus không phải mới, nhưng nghiên cứu của chúng tôi là trường hợp đầu tiên chứng minh đề xuất này là hợp lý“, nhà cổ sinh vật học tại Đại học DePaul nói.

Iris, theo Daily Mail

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/phat-hien-hoa-thach-loai-ca-map-moi-song-vao-20-trieu-nam-truoc.html

Comment