nhung-ong-dao-va-su-hinh-thanh-dao-moi-o-viet-nam-bai-
NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM . BÀI 4.
- bởi tamthuc --
- 31/03/2011
HOÀN CẢNH VÀ NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN.
TÓM LƯỢC HOÀN CẢNH VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN.
*Tính chất phong kiến của triều đình nhà Nguyễn.*Đời sống khổ cực của những người lao động.
*Sự phản kháng của nhân dân.
*Cuộc xâm lược của Pháp và những hậu quả của nó .
*Không có hệ tư tưởng chủ đạo chi phối.
*Điều kiện xã hội của vùng Nam bộ thời đó.
*Lòng yêu nước của nhân dân ta.
*Vai trò lu mờ của Phật giáo và Thiên chúa giáo thời bấy giờ.
*Là trong hoàn cảnh đất nước và xã hội cực kỳ rối ren từ Bắc vào Nam. Trong khi đó xã hội suy thoái, vua quan ngu dốt, bất tài, lại thêm nạn tham nhũng, bóc lột, sưu cao thuế nặng, triều đình kỳ thị chém giết tôn giáo : cấm đạo Gia Tô, cấm lập chùa thờ Phật. Nạn mất mùa, đói kém, kinh tế phá sản, các bệnh dịch hoành hành đã khiến nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo động nổ ra khắp mọi nơi. Lợi dụng cơ hội này, thực dân Tây phương tác động bằng nhiều cách để gây rối loạn nhằm thực hiện ý đồ xâm lược. Trong điều kiện lịch sử như vậy, lòng dân ly tán, cố chống lại triều đình và bọn địa chủ mới đang phát triển.
*Về phương diện hoàn cảnh, chủ trương nhập thế và xuất thế rất phù hợp với tinh thần của một xã hội đang đòi hỏi sự nỗ lực của tăng lẫn tục trong công cuộc để tỉnh tinh thần hy sinh để bảo vệ lãnh thổ và giữ vững tín ngưỡng quốc gia chống lại mọi cuộc xâm lăng bờ cõi ở phía Bắc và mọi sự uy hiếp dị giáo ở phía Nam.
*Thời kỳ đã gấp rút, dân chúng vốn thiểu căn, một pháp môn đối cơ không thể có tính chất trường kỳ và cao viễn; vì rằng trường kỳ thì không kịp trang nghiêm hạnh lành, còn nếu cao viễn thì chúng sinh đã không thể lĩnh hội mà còn sinh lòng chán ngán.
Phải gấp rút và dễ hành, đó là hai điều kiện tối yếu, cũng là hai đặc tính mà những pháp môn đưa ra giáo hóa trong thời kỳ này cần phải có. Nếu thiếu đi dù có được nhiều trợ duyên cũng không sao gây được thịnh huống trong đạo Phật, vì lẽ không được chúng sinh sùng mộ và qui ngưỡng theo.NHẬN XÉT : Theo thiển ý của dienbatn nguyên nhân mấu chốt nhất vẫn là "Sau mấy trăm năm loạn lạc, dân chúng cơ hồ mất hết tin tưởng, đâm ra ngờ vực đối với Phật-pháp. Gia dĩ, sự suy lạc của nhà Thiền do các tập tục mê tín dị đoan thịnh khởi, càng làm cho lòng ngờ vực thêm tăng trưởng. Trong lúc đó lại được luồng gió văn minh vật chất thổi vào càng dễ lôi cuốn người đời ngã theo dục lạc và ưa thích những cái hữu hình hữu ảnh là những vật mang lại khoái cảm về thị dục và thính dục.
Trong lúc tinh thần dân chúng chỉ thích cái gì đem lại kết quả nhãn tiền có thể thấy được, thực tiễn đem lại lợi ích cho bản thân, mà đưa giáo pháp cao siêu ra giảng hóa thì chẳng những người đời không sùng mộ mà còn buông lời nhạo báng cười chê là khác.
Vả lại, tâm lý chung của người đời bao giờ cũng ham sống sợ chết, luôn luôn quí trọng thân mạng, vậy nên, cái giáo pháp nhiếp hóa hữu hiệu nhất là những ai biết đem lợi lạc cho kẻ khốn cùng, đem sự mạnh lành cho người đau ốm.- BSKH-VK - sdd). Điều đó không những đúng với thời gian cuối thế kỷ 19 mà ngày nay càng chứng tỏ điều đó là cần thiết.
PHẦN 2 : CÁC ĐẠO GIÁO RA ĐỜI CUỐI THẾ KỶ 19 VÀ NHỮNG ÔNG ĐẠO ĐIỂN HÌNH.
1/ĐẠO GIÁO BỬU SƠN KỲ HƯƠNG VÀ PHẬT THÀY TÂY AN.
Bửu Sơn Kỳ Hương là một giáo phái có ảnh hưởng lớn đến lịch sử và chính trị tại Nam Kỳ (Việt Nam) từ giữa thế kỷ 19.
Hoàn cảnh ra đời
Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng năm 1849 bởi một người tục danh Đoàn Minh Huyên (1807 - 1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An.
Năm 1849, ở Nam Kỳ xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều răn dạy của ông.
Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm 1849, ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Chùa Thới Sơn (Tịnh Biên) được coi như là Tổ đình của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Sơ lược đặc điểm của giáo phái
Rao giảng về hội Long HoaTheo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt pháp sẽ được thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền.
Trước thực trạng nghèo đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa, giống như cõi Tiên tại thế, mà việc hành đạo lại rất dễ, nên người tin theo ngày càng đông. Nhà văn Sơn Nam viết:
Có thể nói Phật Thầy Tây An là người thứ nhất báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ ngươn sắp mãn để bước sang thời Thượng ngươn, tức là thời kỳ Đức Di-lặc hạ sanh lập nên hội Long Hoa .
Đơn giản hóa đạo Phật
Trần điều tại chùa Thới Sơn
Người đến quy y sẽ được Đoàn Minh Huyên cấp cho một tấm "lòng phái" (mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ “Bửu Sơn kỳ Hương” màu son), được truyền dạy giáo lý "học Phật - tu nhân", tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại.
Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ).
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết “vô vi”, tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác .
Đề cao Tứ ân
Ngoài việc tuân theo thuyết vô vi và pháp môn học Phật - tu nhân, Phật Thầy Tây An còn đề cao Tứ ân. Đây là bốn ân lớn mà mọi tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải kết lòng kính thờ và phụng sự. Có thể xem đây là nét tinh túy của đạo, bởi yếu lý này rất phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt.
Chính vì vậy, khi quân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, các tín đồ đã báo “ân đất nước” bằng cách đứng lên chống ngoại xâm, mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.
Cổ súy khẩn hoang
Phật Thầy Tây An rất xem trọng việc khẩn hoang, làm rẫy ruộng để người hành đạo có thể tự túc được lương thực, không phải nhờ vào người khác để mà tu. Nhờ vậy đã dấy lên được một phong trào khai hoang rộng khắp miền Tây Nam Bộ lúc bấy giờ. Theo sách Lịch sử địa phương An Giang, thì năm 1851, Đoàn Minh Huyên đã phân công các đệ tử là Trần Văn Thành, Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến),...thành lập nhiều đoàn tín đồ đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng, như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười), Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên),...Nhờ đức tin, mà những tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.
Sau này, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu lý trên.
Trích sám giảngTương truyền,
Phật Thầy Tây An thường căn dặn các tín đồ và người đến chữa bệnh bằng những câu như sau:Dặn cùng già trẻ gái trai,
Giữ lòng niệm Phật lâu dài đừng quên.
Thảo ngay nhơn nghĩa cho bền,
Thờ cha kính mẹ, tưởng trên Phật Trời.
Nói cho lớn nhỏ ghi lời,
Nhứt tâm niệm Phật, Phật Trời độ cho.
Ai trau công quả cho dày,
Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen.
Màu thiền đắc ý cùng màu,
Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh.
Tây Phương trước mặt chẳng còn bao xa
Cách nhau vì bởi ái hà biển mê
Dốc lòng niệm chữ từ bi,
Lấy đao trí huệ cắt đi cho rồi...
( http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%ADu_S%C6%A1n_K%E1%BB%B3_H%C6%B0%C6%A1ng)
ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
Đoàn Minh Huyên (14 tháng 11 năm 1807 - 10 tháng 9 năm 1856), là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, và được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. Ngoài vai trò là một tu sĩ, ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền đã có công khai hoang nhiều vùng đất ở Nam Bộ (Việt Nam).
Đoàn Minh Huyên còn có tên là Đoàn Văn Huyên, đạo hiệu: Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều dạy khuyên của ông.
Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm ấy (1849), ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản.
Nghe ông chữa bệnh bằng nước cúng (nước lã), bông cúng,...đồng thời rao giảng đạo, quan tỉnh An Giang nghi ngờ ông là gian đạo sĩ, hoạt động chính trị nên bắt giam, nhưng xét không có bằng chứng phải thả tự do cho ông. Song ông buộc phải quy y theo đạo phật (phái Lâm Tế) và tu tại chùa Tây An, dưới chân núi Sam (Châu Đốc). Từ đó, ông được người dân tin tưởng gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An.
Mặc dù bị chỉ định cư trú, song ông vẫn thường đi lại khắp miền sông Hậu, phổ biến giáo lý Tứ Ân, đồng thời vận động dân nghèo khai hoang, dần hình thành 4 trung tâm dinh điền lớn, đó là Đồng Tháp Mười(Đồng Tháp), Thới Sơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc Châu Phú)...
Phật Thầy Tây An viên tịch ngày 10 tháng 9 năm 1856), lúc 49 tuổi. Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc), không đấp nấm theo lời căn dặn của ông.
Tương truyền, Phật Thầy Tây An có viết mấy quyển kinh, kệ sau đây:
Chuẩn đề chú
Thái dương kinh
Khai kinh kệ
Thái âm kinh
Ông có nhiều đệ tử giỏi, như Đức Cố Quản (Trần Văn Thành), Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng),v.v...
Theo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt pháp sẽ được Phật Di-lặc thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền.
Trước thực trạng nghèo đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa giống như cõi Tiên tại thế, mà việc hành đạo lại rất dễ, nên người tin theo ngày càng đông.
Người đến quy y sẽ được Đoàn Minh Huyên cấp cho một tấm "lòng phái" (mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ “Bửu Sơn kỳ Hương” màu son), được truyền dạy giáo lý "học Phật- tu Nhân", tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại.
Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ).
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết “vô vi”, tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác.
Sau này, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu lý trên.
Phật Thầy Tây An là một nhà yêu nước ẩn dưới chiếc áo nhà tu. Ông vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến "Tứ ân", mà trong đó "Ân đất nước" rất được chú trọng. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những "trại ruộng" mà ông lập ra chỉ là hình thức, thực chất đấy là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị hà khắc của nhà Nguyễn. Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành những căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của ông trở thành nghĩa quân (để đền ơn đất nước), mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n_Minh_Huy%C3%AAn)
Chính Đức Phật Thầy Tây An đã sáng lập giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương, Danh từ này được truyền ra là từ khi Ngài về ở Núi Sam. Cứ mỗi lần Ngài thâu nhận một người nào qui y thọ giáo thì Ngài có phát cho một cái lòng phái có bốn chữ Bửu- Sơn Kỳ- Hương bằng son in trên giấy vàng. Người tín đồ thọ phái, xem đó như một vật rất thiêng liêng, cứ may đãy mà đeo, không dám tò mò tìm hiểu ý nghĩa. Danh từ Bửu- Sơn Kỳ- Hương từ đó một ngày một rộng truyền ra. Người nào co lòng phái tức là tín đồ của phái Phật thầy hay Bửu- Sơn Kỳ- Hương.
Một khi qui y thọ phái rồi, người tín đồ phải tu hành theo pháp môn của Ngài chỉ dạy. Về phương diện nghi thức thờ phượng, mỗi nhà, ngoài bàn thờ ông bà cha mẹ, còn có ngôi thờ Tam bảo, trên đó chỉ thờ đơn giản một tấm trần điều, chớ không có cốt hình chi cả.
Còn về phương diện hành đạo thì Ngài dạy tín đồ lo làm lành lánh dữ, đền trả Tứ Ân, sửa tâm sửa tánh, siêng năng niệm Phật, nghĩa là cả pháp môn Tu Nhân học Phật. Kỳ dư không có dạy tụng kinh gõ mõ hay ly gia cát ái. Ngay các đại đệ tử như ông Đạo Xuyến, Đạo Ngoạn… mặc dù quyết chí ly gia cát ái, nhưng Ngài không cho mà trái lại còn dạy trở về lập gia thất, cốt yếu là phải cứu dân độ thế, làm ích lợi cho đời, tự mình làm lấy mà sống.
Đó là về phương diện công truyền. Đến như đối với hàng đại đệ tử thì ngoài phương diện công truyền để phổ hóa chúng sinh. Ngài còn mật truyền bí pháp chỉ dạy cách tu luyện để đắc pháp thần thông có thay thế Ngài ra giúp đời độ bịnh. Chính trong hàng đệ tử thân tín ấy, Đức Phật Thầy đã truyền bài thơ "Tứ bửu linh tự", bài "Đại Đạo Ngao Du Châu Di Viễn Cận"… để thông đạt diệu lý và cơ huyền của phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương.
Sau khi, cơ cấu đã vững đặt, hàng trăm đệ tử đắc pháp thần thông, Đức Phật Thầy mới bắt tay vào việc truyền bá. Hoặc giả, tự Ngài lập chùa, lập trại rồi giao phó cho đệ tử đảm đương việc phát phù trị bịnh, giáo hóa chúng sinh, hoặc giả, tự đệ tử đứng lên tạo lập, khuyến tu phát phái, thâu nhận tín đồ. Nhờ đó mà chẳng bao lâu hệ phái Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã đặt khắp miền Nam nước Việt. Người ta được biết, ngoài vùng Châu Đốc, Long Xuyên, công cuộc truyền giáo về miệt Cao Miên thì có Bà Năm Chòm Dầu, về miệt Sa Đéc. Vĩnh Long thì có ông Đạo ngoạn, về các tỉnh miền Đông thì có ông Đạo Xuyến.
Trong một thời gian rất ngắn, từ ngày Đức Phật Thầy ra đời cho đến ngày Ngài viên tịch, chỉ trong vòng có bảy năm mà cơ sở của giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã vững vàng, tín đồ qui y thọ giáo có mấy mươi vạn.
Có thể nói chính Ngài là người đầu tiên báo tin cho chúng sinh biết rằng nhân loại bước vào thời kỳ Hạ ngươn là thời kỳ cũng cuối của luật tuần hoàn Tam ngươn để tạo lập đời Thượng ngươn vô cùng an lạc.
Đặc điểm của giáo lý nhà Phật không phải là những giáo điều cố định; nó luôn luôn uyển chuyển, tùy không gian thời gian, để thích nghi với căn cơ của chúng sinh.
Cũng như một vị lương y diệu thủ biết tùy theo tạng phủ của bịnh nhân mà gia giảm phương dược, Đức Phật Thầy Tây An, y cứ theo giáo pháp căn bản của Đức Phật, đã biết chọn pháp môn thích hợp với căn cơ của chúng sinh ở thời kỳ mạt pháp.
Nhận rõ con người sanh ở thời kỳ Hạ ngươn này phần đông là hạng người thiểu căn thiểu trí, không thể lãnh hội hay tu theo những giáo lý cao siêu chỉ thích hợp với hạng người thượng căn thượng trí ở thời kỳ chánh pháp, nên chi Ngài khai thị pháp môn Tu Nhân Học Phật, là pháp môn gồm tu cả phước lẫn huệ, dù người ở trình độ cơ cảm nào cũng có thể tu hành được cả.
Với pháp môn Tu Nhân Học Phật, Ngài đã gây nên một phong trào đạo đức chưa từng có khắp miền Nam nước Việt. Ngài làm sống lại chánh pháp vô vi chân truyền của Đức Phật Thích Ca mà từ một ngàn năm trở lại đây khi Đức Lục tổ Huệ Năng bặt truyền y bát, đã thất truyền vì những lối tu âm thinh sắc tướng của Thần Tú.
Quả pháp môn Tu Nhân Học Phật là một pháp môn siêu thăng ở thời kỳ Hạ ngươn thứ nhứt là ở hoàn cảnh của Việt Nam.
Với điều Tu Nhân, nó đã giúp cho người hành trí nó, trả được nợ Tứ Ân, gây lấy phước duyên làm nền móng cho bước đường tu giải thoát và nêu cao tinh thần hy sinh vì đạo nghĩa như hồi đời Lý đời Trần. Trong lịch sử Cần vương, một danh dự rất lớn đã dành cho Trần Văn Thành, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Nhu… đều là những vị anh hùng cứu quốc, xuất thân trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương.
Với điều học Phật, một số lớn môn nhân đệ tử của Ngài đã đắc pháp thần thông và liễu ngộ. Cần nhắc lại chăng gương ông Cử Đa, Đạo Lập, Đạo Xuyến, Đạo Sang, ông Ba Thời… đều là những bực tu hành đã có nhiều ấn chứng mà chẳng một ai ở miền Nam nước Việt không từng nghe danh hay ít ra cũng được mấy ngài hóa độ.
Đó là chưa kể những Đức Phật Trùm, Đức Bổn sư, ông Sư Vãi Bán Khoai, Đức Huỳnh giáo chủ… là những bực tỏ ngộ nối tiếp nhau hưng truyền giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và sương minh pháp môn Tu Nhân Học Phật, gây nên một thịnh huống tu hành trong dân chúng.
Công nghiệp hoằng hóa lợi sanh của Đức Phật Thầy Tây An, đối với chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp thật vĩ đại lắm thay.
Riêng về dân tộc Rồng Tiên, công nghiệp ấy qui bằng núi báu (Bửu Sơn), vì nó đem lại một mùi thơm lạ (Kỳ Hương) trong Phật-giáo Việt Nam.
( BSKH- VK-sdd)
Hầu hết tín đồ của Bửu- Sơn Kỳ- Hương đều là hàng tại gia cư sĩ, còn nặng nợ với non sông đất nước.
Cứ theo Sám giảng của các Ngài Tiên giác thì thời kỳ này là buổi Hạ nguơn sắp mãn để tạo lập đời Thượng nguơn thánh triết an lạc. Để cứu độ chúng sanh cho kịp kỳ Long Hoa Đại hội, và nhứt là cho được phù hợp với căn cơ của chúng sanh trong thời mạt pháp, Đức Phật Thầy Tây An cũng như các vị Tiên giác trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương xiển dương pháp môn Tu Nhân Học Phật.
Cứu cánh của pháp môn này, với điều Tu Nhân đồ chúng nếu hành vẹn đạo Nhân thì sẽ được dự vào Hội Long Hoa là một đại hội phán xét cuối cùng để chọn người hiền đức hầu tạo lập cõi đời Thượng nguơn vô cùng an lạc.
Đến như về điều Học Phật, các Ngài khuyên tu Tịnh độ. Những ai nhứt tâm thuần thành niệm Phật A Di Đà và hành sử những điều lợi lạc cho chúng sanh sẽ được vãng sanh về cõi Cực lạc hưởng quả bất thối.
Cứu cánh của pháp môn Tu Nhân Học Phật, nói tóm lại, là đào luyện nên người hiền đức để dự Hội Long Hoa và tiếp độ những người nhứt tâm niệm Phật về nơi An dưỡng để học đạo cho hoàn toàn trở lại cứu vớt chúng sanh.
CỨU CÁNH CỦA TU NHÂN- HỘI LONG HOA
Nói đến Hội Long Hoa tức là nói đến Đức Phật Di Lặc, vì theo Đức Phật Thích Ca cho biết trong Kinh Di Lặc, thì vào thời kỳ mạt pháp có Đức Phật Di Lặc ra đời là vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp, lập lên Hội Long Hoa, mở ba trường thuyết pháp hóa độ chúng sanh.
Trong Kinh chỉ nói Đức Phật Di Lặc ra đời vào thời kỳ mạt pháp, nhưng không nói rõ là vào khoảng nào, cho nên về ngày giờ lập Hội Long Hoa có nhiều giải thuyết khác nhau, mỗi người hiểu mỗi cách.
Để rộng đương nghiên cứu, chúng tôi xin trình bày tất cả các giải thuyết.
I. PHÁI THIỀN GIA
Về Hội Long Hoa, trong quyển Qui nguơn trực chỉ, Đức Tông Bổn có viết:
“Từ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật giáng sanh, bấy giờ loài người sống đều chỉ trăm tuổi, bắt đầu kể đi, cứ qua trăm năm, loài người giảm đi một tuổi.
“Giảm đến thời đại mà loại người còn được 30 tuổi, thân người dài chừng 3 thước, toàn thế giới nổi lên tai cơ cẩn
“Giảm đến thuở loài người chỉ còn 10 tuổi, thân dài 1 thước, toàn cầu nổi lên tai đao binh, ấy gọi là cái biến tướng của tiểu tam tai.
“Chỉ còn lưu lại nam nữ chừng muôn người, trốn vào trong núi để làm giống.
“Thuở đó với điều làm vợ người, con gái 5 tuổi đã gả, thế mới là con số đã cùng cực của kiếp giảm vậy.
“Lại từ đó cứ qua một trăm năm, loài người được thêm lên một tuổi, cứ như thế, thêm đến cái thời đại mà toàn thể loài người đều sống 8 vạn 4 ngàn tuổi, thế gọi là con số kiếp tăng đã cực điểm.
“Lại cũng vẫn từ đó thối lui, cứ qua mỗi một trăm năm, loài người bị giảm một tuổi, mãi thế, giảm đến thuở mà nhơn loại sống còn 8 vạn tuổi, Đức Di Lặc mới là giáng sanh.
Theo Đức Tổng Bổn căn cứ theo sự tăng giảm của các kiếp mà tính.
Cứ theo tạng kinh thì mỗi Đại kiếp có bốn Trung kiếp: Thành, Trụ Hoại, Không, mỗi Trung kiếp có 20 Tiểu kiếp; trong mỗi Tiểu kiếp có một lần tăng một lần giảm. Bắt đầu từ loài người sống 84.000 tuổi là cực điểm của số tăng, từ đây qua 100 năm giảm đi một tuổi cho đến khi nhơn loại còn 10 tuổi là cực điểm của số giảm. Rồi lại bắt đầu từ đó cứ 100 năm tăng lên một tuổi cho đến khi loài người sống 84.000 tuổi mỗi lần tăng và giảm như thế là một Tiểu kiếp. Cứ 20 Tiểu kiếp như thế làm thành một Trung kiếp và hiệp bốn Trung kiếp làm thành một Đại kiếp. Tính ra một Đại kiếp có 1.280.000.000 năm.
Đức Phật Thích Ca ra đời vào thời kỳ giảm của kiếp thứ 9 trong kiếp Trụ. Từ một trăm tuổi là thời kỳ Phật Thích Ca ra đời, giảm xuống còn 10 tuổi: lại từ 10 tuổi tăng lên 84.000 tuổi, rồi từ 84.000 giảm xuống còn 8.000 tuổi thì Đức Di Lặc hạ sanh.
Do những lý giải nói trên mà trong Thiền gia có quan niệm rằng Hội Long Hoa còn lâu lắm mới lập.
Tuy nhiên, ngoài lý giải của Đức Tông Bổn, trong Kinh Đại Tập có cho biết rằng: Thời kỳ sau khi Đức Phật Thích Ca tịch diệt chỉ có 2.500 năm phân làm 5 thời kỳ như sau, mỗi thời kỳ là 500 năm:
1. Thời Kỳ Giải thoát kiên cố là thời kỳ người tu hành đều y theo giáo pháp của Phật, nên chứng pháp giải thoát;
2. Thời kỳ Thiền định kiên cố là thời kỳ hành giả y theo giáo lý tu tập các pháp thiền na mà chứng đặc định quả hữu lậu và vô lậu;
3. Thời kỳ Đa văn kiên cố là thời kỳ hành giả y theo mười hai bộ kinh của Phật tu hành mà hiểu thấu các giáo pháp;
4. Thời kỳ Tháp tự kiên cố là thời kỳ người hành đạo chỉ ưa làm hạnh hữu vi lập chùa, đúc tượng, ấn kinh để hưởng phước báo của cõi Nhân Thiên;
5. Thời kỳ Đấu tranh kiên cố là thời kỳ phần nhiều kẻ tu hành hay háo thắng, chia bè kết đảng, chống báng lẫn nhau.
Mặc dầu, đem đối chiếu thời kỳ Đấu tranh kiên cố với hiện tình thời nay, ai cũng thấy có chỗ tương đồng, nhưng vì trong kinh không nói rõ Đức Di Lặc giáng sanh vào lúc nào, mà chỉ thấy nói là vào thời mạt pháp, cho nên về Hội Long Hoa, phái Thiền gia vẫn tin là còn xa lắm.
Vả chăng trong kinh điển còn phân từ Phật ra đời về sau làm ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp và phỏng định thời kỳ Chánh pháp là 500 năm, thời kỳ Tượng pháp là 1.000 năm, và thời kỳ Mạt pháp là 10.000 năm. Cứ theo Phật lịch mà tính thì hẳn chúng ta ở vào thời kỳ Mạt pháp, nhưng thời này lại kéo dài đến một muôn năm, thế nên phái Thiền gia chưa tin Đức Di Lặc hạ sanh trước khi thời kỳ Mạt pháp chấm dứt.
Tin tưởng Hội Long Hoa lập ra trong một ngày gần đây chăng chỉ thấy có giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương và Cao Đài giáo.
II. PHÁI BỦU SƠN KỲ HƯƠNG
Mộ Phật Thầy nằm sau chùa Tây An cổ tự, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, An Giang. Ảnh do Thuydaonguyen chụp vào ngày rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý, dương lịch 2008.
Có thể nói Đức Phật Thầy Tây An, vị sáng lập ra giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương là người thứ nhứt đã báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ nguơn sắp mãn để bước sang thời kỳ thượng nguơn, tức là thời kỳ Đức Phật Di Lặc hạ sanh lập lên Hội Long Hoa như Ngài cho biết:
Hạ nguơn đã cận người ôi !
Nay cho giáng bút đề thôi coi đời.
Lời báo hiệu này, Đức Phật Thầy thốt ra trên một năm nay. Ta không phải lấy làm ngạc nhiên về lời báo hiệu của Ngài, là bởi Ngài thấu rõ cơ huyền. Sự giáng lâm của Ngài là cả một sự kỳ bí làm cho mọi người phải kinh ngạc. Ngài không từng tu học, thế mà hoát nhiên tỏ ngộ, không khác trường hợp của Đức Lục tổ Huệ Năng. Ngoài những huyền diệu cứu độ chúng sanh, Ngài còn khai thị pháp môn Tu Nhân Học Phật là một pháp môn thích hợp với trình độ cơ cảm của chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp. Ngài mở cơ phổ độ và khuyên hóa nhân dân mau kiếp tu hành cho kịp kỳ dự Hội Long Hoa. chầu Đức Di Lặc.
Danh từ Hội Long Hoa được quảng bá trong dân chúng là bắt đầu từ đó.
Sau Đức Phật Thầy Tây An, còn có các Ngài tiên giác trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương tiếp tục, cũng không dứt nói đến Hội Long Hoa, cho biết rõ những biến thiên sẽ xảy ra thế nào trong những ngày lập hội
nhận định về thời kỳ Hạ nguơn, ông Sư Vãi Bán khoai có viết:
Hạ nguơn giáp tý đầu tiên,
Gẫm trong thiên hạ không yên chỗ nào.
Hoặc là:Hạ nguơn giáp tý bằng nay,
Cơ trời đã khiến lập đời Thượng lai.
Về Hội Long Hoa, ông có viết:
Bởi trần lỗi quá muôn phần,
Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người.
Hiền từ thì đặng thảnh thơi,
Nghinh ngang khó trốn lưới trời bớ dân !
Và ông quả quyết:Trẻ già đừng có nghi ngờ,
Việc đời ngó thấy bây giờ tới đây.
Gần đây Đức Huỳnh giáo chủ, cũng là một bực hoát nhiên tỏ ngộ, không học mà thông có cho biết về đời Hạ nguơn không khác gì các bực Tiên.
Hạ nguơn nay đã hết đời,
Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang.
Với Đức Phật Thầy Tây An và ông Sư Vãi Bán khoai thì thời kỳ Hạ nguơn chỉ mới bắt đầu, đến Đức Huỳnh giáo chủ thì Ngài lại cho biết thời kỳ ấy đã hết.
Thế nên Ngài nói quyết;
Đời Nguơn hạ ngày nay mỏng mẻo,
Khuyên thế trần hãy ráng kiêng dè.
Về Hội Long Hoa, Ngài còn nói rõ hơn nữa, Ngài cho biết đó là một trường thi để tuyển chọn người hiền đức.
Lập rồi cái Hội Long Hoa ,
Đặng coi hiền đức được là bao nhiêu.
Gian tà hồn xác cũng tiêu,
Thảm thương bá tánh chín chiều quặn đau.
Nói tóm lại, các Ngài tiên giáo trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đều quả quyết rằng đời mạt hạ đã sắp mãn và Hội Long Hoa chắc chắn sẽ được lập một ngày gần đây.
Những điều thuyết giáo này còn được Cao đài giáo xác nhận.
Có thể nói Đức Phật Thầy Tây An, vị sáng lập ra giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương là người thứ nhứt đã báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ nguơn sắp mãn để bước sang thời kỳ thượng nguơn, tức là thời kỳ Đức Phật Di Lặc hạ sanh lập lên Hội Long Hoa như Ngài cho biết:
Hạ nguơn đã cận người ôi !
Nay cho giáng bút đề thôi coi đời.
Lời báo hiệu này, Đức Phật Thầy thốt ra trên một năm nay. Ta không phải lấy làm ngạc nhiên về lời báo hiệu của Ngài, là bởi Ngài thấu rõ cơ huyền. Sự giáng lâm của Ngài là cả một sự kỳ bí làm cho mọi người phải kinh ngạc. Ngài không từng tu học, thế mà hoát nhiên tỏ ngộ, không khác trường hợp của Đức Lục tổ Huệ Năng. Ngoài những huyền diệu cứu độ chúng sanh, Ngài còn khai thị pháp môn Tu Nhân Học Phật là một pháp môn thích hợp với trình độ cơ cảm của chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp. Ngài mở cơ phổ độ và khuyên hóa nhân dân mau kiếp tu hành cho kịp kỳ dự Hội Long Hoa. chầu Đức Di Lặc.
Danh từ Hội Long Hoa được quảng bá trong dân chúng là bắt đầu từ đó.
Sau Đức Phật Thầy Tây An, còn có các Ngài tiên giác trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương tiếp tục, cũng không dứt nói đến Hội Long Hoa, cho biết rõ những biến thiên sẽ xảy ra thế nào trong những ngày lập hội
nhận định về thời kỳ Hạ nguơn, ông Sư Vãi Bán khoai có viết:
Hạ nguơn giáp tý đầu tiên,
Gẫm trong thiên hạ không yên chỗ nào.
Hoặc là:Hạ nguơn giáp tý bằng nay,
Cơ trời đã khiến lập đời Thượng lai.
Về Hội Long Hoa, ông có viết:
Bởi trần lỗi quá muôn phần,
Cho nên lập Hội Long Hoa chọn người.
Hiền từ thì đặng thảnh thơi,
Nghinh ngang khó trốn lưới trời bớ dân !
Và ông quả quyết:Trẻ già đừng có nghi ngờ,
Việc đời ngó thấy bây giờ tới đây.
Gần đây Đức Huỳnh giáo chủ, cũng là một bực hoát nhiên tỏ ngộ, không học mà thông có cho biết về đời Hạ nguơn không khác gì các bực Tiên.
Hạ nguơn nay đã hết đời,
Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang.
Với Đức Phật Thầy Tây An và ông Sư Vãi Bán khoai thì thời kỳ Hạ nguơn chỉ mới bắt đầu, đến Đức Huỳnh giáo chủ thì Ngài lại cho biết thời kỳ ấy đã hết.
Thế nên Ngài nói quyết;
Đời Nguơn hạ ngày nay mỏng mẻo,
Khuyên thế trần hãy ráng kiêng dè.
Về Hội Long Hoa, Ngài còn nói rõ hơn nữa, Ngài cho biết đó là một trường thi để tuyển chọn người hiền đức.
Lập rồi cái Hội Long Hoa ,
Đặng coi hiền đức được là bao nhiêu.
Gian tà hồn xác cũng tiêu,
Thảm thương bá tánh chín chiều quặn đau.
Nói tóm lại, các Ngài tiên giáo trong giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đều quả quyết rằng đời mạt hạ đã sắp mãn và Hội Long Hoa chắc chắn sẽ được lập một ngày gần đây.
Những điều thuyết giáo này còn được Cao đài giáo xác nhận.
NHỮNG DI TÍCH CÓ LIÊN HỆ ĐẾn ĐỨC PHẬT THẦY.
A. Ở Tòng SơnTừ chợ Cái Tàu Thượng (Sadec) đi đổ xuống rẽ sang lột đất lối hai ngàn thước, du khách sẽ trông thấy xa xa một ngôi đình lợp bằng ngói, ẩn hiện sau mấy chòm cổ thụ như trôm, dầu ... đó là đình làng Tòng Sơn, một dấu vết ở quê hương của Đức Phật Thầy, nơi mà xưa kia, Ngài về nương náu sau mái hiên, sau bao nhiêu năm xa cách.
Trải mấy lần đất lở, đình này phải dời đi cất lại đến chỗ ngày nay. Trong đình, tại bàn chánh thì thờ trần điều, còn bàn Thần thì đặt ngay một hương án ở chính giữa phiá trước. Hai bên: tả ban thì thờ cửu huyền, hữu ban thì thờ Đức Phật Thầy, trên bàn có một tấm biển bằng cây, sơn son thiếp vàng, lớn độ một thước bề ngang, một thước rưởi bề đứng, có khắc sâu những chữ: Đoàn Phật Sư ở giữa, và một đôi liễn kiến hai bên, đề:
Tòng Sơn đắc ngộ Phật
Tây An quả giác Sư
Hằng năm đến ngày 12 tháng 8 là ngày vía của Đức Phật Thầy, đình này có cúng kiến long trọng như các chùa chiền vậy.
B. Ở Cái Nai
Mộ Phật Mẫu (thân mẫu của Đức Phật Thầy) hiện ở rạch Cái Nai (thuộc thôn An Thạnh Trung, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (An Giang). Rạch này cách cho Cái Tàu Thượng lối năm ngàn bốn trăm thước. Từ vàm rạch vào đến mộ chừng hai trăm thước nữa, chung quanh mộ có trồng ô môi và có cất một cái nhà thờ, có người ở đây lửa hương phụng tự.
Tương truyền rằng trước đây khi chưa có người coi giữ mộ này, trâu bò cũng không dám đến gần; có khi người ta cho trâu đi ăn khuya lỡ lạc lại gần đó thì trâu bỗng nhiên nghinh lên rồi thụt lui mà chạy, chừng như nó thấy được ai chận đuổi nó vậy. Bởi thế nê ngôi mộ này đến nay, dù đã trải nhiều mưa nắng, nhưng đất vẫn gò lên, khách đi thuyền qua đây dòm lên còn thấy cao hơn các chỗ khác.
C. Ở Long Kiến
Tại làng Long Kiến (tổng Định Hoà, Long Xuyên), phía hữu ngạn sông ông Chưởng, khách đi đường sẽ trông thấy một ngôi chùa lộng lẫy nguy nga, trước sân có một cây dầu, chung quanh có xây bồn bằng gạch, ấy là chùa Tây An Cổ Tự, một di tích của Đức Phật Thầy. Ngày xưa Ngài có về đây để phát phù trị bịnh cho đến khi bị dời về An Giang. Nơi này trước kia là cái cốc của ông Kiến. Tuy đã qua mấy bận hư hao và một lần bị cháy, người ta đều sửa lại cho có chỗ thờ phượng. Đến năm 1952, chùa này mới được dựng lại và sửa sang đồ sộ như ngày nay.
D. Ở Núi Sam
Từ Chợ Châu Đốc đi vào năm ngàn thước thì tới núi Sam, rẽ sang phía tả, nhìn lên thấy ngôi chùa lồng lộng nằm trên triền núi, ngoài ngõ có đề ba chữ Tây An Môn, ấy là chùa Tây An (tục gọi là chùa chánh) ở núi Sam. Đây là nơí Đức Phật Thầy nương náu để độ dân cho đến ngày nhập diệt. Trong chùa, Phật cốt rất nhiều, vì chùa này là của giáo phái Lâm Tế như đã nói ở đoạn trước, nên không có chi là dấu vết của Đức Phật Thầy.
Sau chùa, về phia Đông có một vòng thành vuông rộng 5 thước 45 bề dài, 4 thước 75 bề ngang, nằm trên chín cấp nấc gạch, ấy là mộ của Đức Phật Thầy.
Một không có đắp nấm, trước mộ có một tấm bia khắc những chữ:
"Ngươn sanh Đinh Mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh.
Tự Lâm Tế gia chư thiên phổ chánh phái tam thập bát thế, thượng Pháp hạ Tạng, tánh Đoàn; pháp danh huý Huyên, đạo hiệu GiácLinh chi vãn tọa.
Tịch ư Bính Thìn niên, bát ngoạt, thập nhị nhựt, ngọ thời thị tịch diệt."
E. Ở Thới Sơn
Trại ruộng ở Thới Sơn cách xa núi Sam trên mười ngàn thước. Ngày xưa, khi lập xong, Đức Phật Thầy giao cho ông Tăng chủ và ông Đình Tây ở giữ. Nơi nầy có hai di tích: Phước Điền Tự và Thới Sơn Tự. Hai chùa này cách nhau đọ hai ngàn thước. Khi Đức Phật Thầy mới vào đây, Ngài để trâu (ông Sấm và ông Sét) và làm ruộng tại Phước Điền, còn Thới sơn(ngày xưa là trại ruộng Hưng Thới) thì cất để thờ phượng và để ở thôi.
Tại Phước Điền Tự còn có hai đôi liễn thờ ở bàn chánh và dán ngoài cửa ngõ. Người ta bảo là của Đức Phật Thầy chỉ cho tín đồ viết và lưu truyền đến ngày nay.
Liễn ở cửa ngõ:
Nhứt trần bất nhiễm bồ đề địa
Vạn thiện đồng quy bát nhã môn
Liễn ở bàn thờ chánh:
Phước bảo thiền quang thanh tịnh vô vi thường phổ chiếu;
Điền kinh công đức viên dung bát nhã biến thông truyền.
Và một linh vị:
"Ngươn sanh Đinh Mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời hưởng dương ngũ thập tuế.
Cung thỉnh Lâm Tế chánh tông tam thập bát thế, thượng Pháp hạ Tạng, tánh Đoàn; pháp danh huý Minh Huyên, đạo hiệu GiácLinh chứng minh.
Vãng ư Bính Thìn niên, bát ngoạt, thập nhị nhựt, ngọ thời nhi chung."
Về sau khi ông ĐìnhTây ttịch, trại ruộng Thới Sơn được sửa sang lại thành một ngôi chùa nguy nga, nhưng qua bao nhiêu lần dâu bể, chùa ngày nay chỉ còn mấy nếp lợp thiếc và lá mà thôi. Gần chùa còn có mấy ngôi mộ của ông Tăng Chủ và ông bà Đình Tây là những người có công nghiệp rất to tát trong việc mở mang làng xóm dân cư ở đây ngày xưa.
G. Ở Láng Linh
Từ vàm kinh xáng Vịnh Tre đi vô độ mười ngàn thước thì tới trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh (thuộc làng Thạnh Mỹ Tây, tổng An Lương, Châu Đốc). Chỗ này là một di tích mà Đức Phật Thầy xưa đã rẽ đất rạch hoang để mở cơ hoằng pháp. Ngài giao trại ruộng này cho Đức Cố Quản Trần Văn Thành coi giữ. Ngày nay qua nhiều trận hư hao, nơi đây được chấn chỉnh lại, trang hoàng, lợp ngói, vách gạch và có ông Nguyễn Văn Tịnh, một đệ tử cũ của ông Hai Trần Văn Nhu ở giữ gìn phụng tự. ( Thất Sơn nhiệm Mầu- Nguyễn Văn Hầu )
Nhận xét tổng quát:
Bửu Sơn Kỳ Hương đã đề xướng những hoạt động mang lợi ích thiết thực cho đời sống lưu dân. Như vào năm 1851, Đoàn Minh Huyên chia các đệ tử thành nhiều đoàn đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng ở vùng Cần Lố (Đồng Tháp Mười) của Đạo Ngoạn; vùng Láng Linh của Quản cơ Trần Văn Thành; vùng núi Két (thuộc Thất Sơn) của Bùi Văn Thân (tức Bùi Thiền Sư) và Bùi Đình Tây (lập nên hai làng Hưng Thới, Xuân Sơn, sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên); vùng Cái Dầu của ông Nguyễn Văn Xuyến (tức Đạo Xuyến).... Nhờ đức tin, tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.
Khi Pháp xâm chiếm miền Tây Nam Bộ (1867), tiếp nối truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt và tư tưởng giáo lý “Tứ ân”, những tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã tự cuốn hút vào ngọn cờ khởi nghĩa do lãnh tụ Trần Văn Thành khởi xướng ở Bảy Thưa (Láng Linh). Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ... nên cuối cùng khởi nghĩa này cũng không tránh khỏi thất bại.
Bửu Sơn Kỳ Hương thực sự là một tôn giáo nhập thế, một tôn giáo yêu nước có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ.(http://tuanhieunghia.blogspot.com/2010/03/phat-thay-tay.html)
Xin xem tiếp bài 5. dienbatn.
Comment