No icon

nguoi-ta-deu-dang-tac-tuong-chinh-minh

Người ta đều đang tạc tượng chính mình

Có một người thợ điêu khắc nọ rất thích theo đuổi những xu hướng mới mẻ nhất trong thế giới nghệ thuật. Anh thường tạc các bức tượng yêu ma quỷ quái. Khi thời gian trôi đi, anh thấy rằng gương mặt mình đã ngày càng trở nên xấu xí hơn. Anh tới bệnh viện khám nhưng không thể tìm ra nguyên nhân.

Một ngày nọ, anh tới gặp một đại sư trong giới tu luyện. Vị đại sư này nói một cách tự tin rằng ông có thể trị bệnh cho anh. Nhưng ông muốn người nghệ sĩ này trả ơn ông bằng cách tạc một trăm bức tượng Phật. Vị đại sư cũng nói với người nghệ sĩ này rằng ngay khi anh bắt đầu làm tượng, ông sẽ bắt đầu cứu chữa cho anh. Người nghệ sĩ đồng ý với sự sắp xếp này.

Khi anh làm chúng, anh thấy rằng gương mặt mình bắt đầu thay đổi… (Ảnh qua thoughtco.com)

Từ đó, người nghệ sĩ dừng mọi công việc hiện tại của anh và bắt đầu tạc tượng Phật. Khi anh làm chúng, anh thấy rằng gương mặt mình bắt đầu thay đổi. Sau khi một trăm bức tượng đã được làm xong, gương mặt anh không chỉ trở lại bình thường mà còn trông đẹp hơn cả trước đó. Khi anh giao lại số tượng Phật cho vị đại sư, ông ta nói: “Đây không phải là tôi đã chữa trị cho anh; mà là tự anh đấy.”

Tại sao lại như vậy? Vị đại sư giải thích rằng khi người nghệ sĩ tạc tượng các sinh mệnh tà ác và quái vật, hình ảnh của chúng in lại trong tâm trí anh. Một thời gian sau, những hình ảnh này phản ánh lên gương mặt của người nghệ sĩ và trở thành một phần ngoại hình của anh.

Khi anh tập trung vào những bức tượng Phật, tâm trí anh tràn ngập hình ảnh của Phật. Sự huy hoàng, từ bi và rực rỡ của Phật giữ lại trong tiềm thức anh; và tự nhiên thay đổi ngoại hình của anh theo hướng tích cực. Khi người nghệ sĩ tạc tượng Phật, tâm anh được chính lại, và ngoại hình của anh đã trở lại như ban đầu. Theo ý nghĩa này, chẳng phải anh đang tạc tượng chính mình hay sao?

Người ta đều đang tạc tượng chính mình
(Ảnh: Trí Thức VN)

Trong quan niệm truyền thống, “thân” và “ tâm” là có sự tương thông với nhau, những gì không tốt ở thân thì rất có thể là do tâm đưa đến, vì thế người xưa mới có câu “tướng tùy tâm sinh”.

Ngày nay, một số bạn trẻ có xu hướng thích những đồ vật kỳ quái, thích xem phim kinh dị, thích đọc các truyện tranh hay xem các bức tranh với những hình ảnh máu me, thậm chí là đóng vai các nhân vật rùng rợn. Về lâu dài, việc này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình và tính cách, tạo nên một ngoại hình xấu xí, một tính cách biến dị.

TAMTHUC
Người ta đều đang tạc tượng chính mình
Phim kinh dị đâu chỉ là nỗi sợ… (Ảnh qua Dream Host)

Trong khi điều tra về tên sát thủ Zodiac khét tiếng ở Mỹ, những người điều tra thừa nhận rằng y bị ảnh hưởng lớn từ những tranh truyện và phim ảnh từ thời còn bé. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc lựa chọn các hình thức nghệ thuật tới tâm trí của con người.

Có thể nói rằng, con người như một bình nước, đổ nước bẩn vào thì sẽ được gọi là bình nước bẩn, đổ nước sạch vào thì chính là bình nước sạch. Chỉ có điều sự tích lũy những điều tốt – xấu xảy ra trong một thời gian dài, khiến chúng ta không cảm giác được. Đến khi nhận ra thì có thể đã muộn rồi.  “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, khi tính cách đã bị biến đổi thì rất khó để khiến bản thân trở nên tốt hơn.

Hy Vọng

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/van-hoa/nguoi-ta-deu-tac-tuong-chinh-minh.html

Comment