No icon

nguoi-do-luong-at-se-co-phuc-day-ban-da-dung-thanh-duoc-bao-nhieu

Người độ lượng ắt sẽ có phúc dày, bạn đã dưỡng thành được bao nhiêu

Người độ lượng luôn nhìn nhận vấn đề ở một tầm cao hơn, luôn làm cho người khác cảm thấy được coi trọng. Người độ lượng giống như cuốn sách hay làm rung động tới tâm can của người đọc.

Độ lượng không phải tố chất thiên bẩm khi mới sinh của con người mà là sự ngay thẳng cương trực dần dần được nuôi dưỡng trong cuộc sống. Đó là một dạng ý thức và thái độ của con người đối với xã hội, đối với cuộc sống. Đó là sự bộc lộ tự nhiên trong tính cách của một người, không thể giả vờ mà tạo ra được.

Là người độ lượng, họ luôn biết tự hướng nội nhìn lại bản thân mình. Hướng nội là nhìn vào bên trong, tìm ra thiếu sót của chính mình để liên tục sửa đổi, liên tục hoàn thiện bản thân. Bởi vậy, hãy nuôi dưỡng tốt khí chất của bạn, vì độ lượng không phải là tính cách mà là sức hấp dẫn trong nhân cách mỗi người.

Người độ lượng nói năng đúng mực, tấm lòng thoáng đãng rộng mở, đối nhân xử thế hài hòa tự nhiên, thái độ sống ôn hòa, không vội vàng cũng không lười biếng. Khi không nên thể hiện thì ngây ngô như tượng gỗ, nhưng khi cần đụng tay làm lại khiến người khác phải trầm trồ kinh ngạc.

Người độ lượng luôn nhìn nhận vấn đề ở một tầm cao hơn, luôn làm cho người khác cảm thấy được coi trọng. Người độ lượng giống như cuốn sách hay làm rung động tới tâm can của người đọc. Họ không cẩu thả cũng không nông nổi bộp chộp, bất kể đứng từ góc độ nào mà nhìn đều sẽ không cảm thấy nhạt nhẽo vô vị. Họ giống như cuốn sách quý mà một khi đã cầm lên đọc sẽ không muốn dừng lại, bởi càng đọc lại càng thu được nhiều ích lợi.

(Ảnh dẫn theo blogspot.com)

Người độ lượng luôn nhường nhịn người khác, bởi vậy họ không dễ dàng mang bản thân ra thách thức gây sự hay làm khó cho người.

Người độ lượng là người có tính cách đạm bạc giản dị. Công danh lợi lộc với họ chỉ như phù vân thoảng qua, yêu hận tình thù với họ chỉ như bóng mây chìm nổi, và ẩn sâu trong tâm hồn họ luôn là sự minh bạch rõ ràng như ánh trăng.

Người độ lượng là người có thể tự dựng lập sự nghiệp một cách đường đường chính chính, vấp ngã rồi lại quyết tâm đứng dậy. Đó là người khi thất bại không than thân trách phận, không mãi ở đó gặm nhấm nỗi buồn, là người biết tiến dừng đúng lúc. Với họ tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, không quá tìm cách tranh quyền đoạt lợi cá nhân. Khi đã buông bỏ lợi ích thiết thân thì không tơ hào do dự; khi theo đuổi lý tưởng thì luôn kiên định đến cùng; ý chí bền bỉ nếu chưa đạt mục đích thì quyết không buông lơi.

Người độ lượng là người làm cho người khác kính trọng chứ không phải là kính sợ.

Người độ lượng là người vừa nhân nghĩa với người, vừa trung thành với bạn bè lại biết hiếu thuận với cha mẹ. Bản thân ở một tầm cao nhất định nhưng không để người khác cảm nhận thấy tầm cao đó. Bởi làm được như thế, nên họ sẽ càng được nhìn nhận và đánh giá tốt từ người khác.

Người độ lượng là người trầm lắng, suy nghĩ thấu đáo, không ngừng học hỏi. Đối với họ những việc lớn như tề gia, trị quốc, bình thiên hạ dẫu không làm tới được nhưng trong tâm luôn không lãng quên. Mở rộng tầm mắt, có thể vươn bao cao thì sẽ lên được cao bấy nhiêu, có thể bay bao xa thì sẽ tiến được xa bấy nhiêu. Khí phách chính là con người bạn, vậy nên hãy rèn luyện tốt bản thân, tu dưỡng tốt tâm tính của mình!

Người độ lượng, khẩu khí không ngạo mạn, tính cách không nóng nảy, cử chỉ không hèn mọn, xử trí không vụn vặt… Người độ lượng có thể thanh thản mà làm tốt trách nhiệm của bản thân, chuyên tâm làm việc đến mức tốt nhất, không vì danh lợi mà tranh mà đấu, không vì tiền tài mà so đo tính toán.

(Ảnh dẫn theo baike.com)

Người độ lượng khiến cho thế giới của họ trở thành “biển rộng trời cao”, dẫu cho nhất thời không được như ý nhưng họ nhất định sẽ thành đạt.

Độ lượng là một biểu hiện của sự khiêm nhường. Trong ba người ắt sẽ có người là thầy của ta, bởi vậy đừng nên xem thường hay đánh giá thấp bất cứ ai. Hãy tìm ra điểm yếu của mình ở sai lầm của người khác, đừng nên tôn sùng bất kỳ ai nhưng luôn cần có tinh thần học hỏi những điểm mạnh của họ.

Độ lượng chính là thái độ ứng xử. Khổng Tử khi gặp Tề Cảnh Công mặt không đổi sắc và vẫn giữ thái độ cung kính đúng mực, gặp người tài giỏi hiền đức cũng giống như trông thấy người ngang hàng. Không hề tỏ ra sợ hãi trước bậc đức hạnh và tài năng, luôn bảo trì nhân cách và lòng tự trọng của mình.

Độ lượng là một loại cảnh giới. Biển học vô bờ, từ chân trời tới góc biển lấy viền trời làm đường biên, núi cho dù có cao đến đâu thì khi trèo lên tới đỉnh, ta sẽ ở cao hơn cả đỉnh núi, đứng càng cao nhìn được càng xa!

Độ lượng là một dạng tài phú, luôn gắn chặt theo mình, không ai lấy đi được. Khi bộc lộ ra ngoài thì được mọi người tán dương khen ngợi, khi ẩn giấu vào trong lại giúp họ ung dung lập thế.

Độ lượng là một dạng tu dưỡng, có một độ thâm trầm sâu lắng. Người khác có thể không dò biết được nội tâm họ bao sâu, nhưng họ vĩnh viễn không khiến người khác ôm giữ hoài nghi hay đối địch với mình.

Làm được như người độ lượng chân chính quả không dễ dàng. Nếu như làm được, thì bạn chính là bậc đại nhân cách, đại độ lượng và đã là người thành công rồi!

Kiên Định

Nguồn:https://www.dkn.tv/van-hoa/nguoi-dai-khi-at-se-co-dai-phuc-khi-ban-da-duong-thanh-duoc-bao-nhieu..html

Comment