No icon

nhu-the-nao-la-bao-dung-tinh-khi-than-tu-luyen-la-cach-dung-sinh-tot-nhat

Như thế nào là bảo dưỡng tinh, khí, thần? Tu luyện là cách dưỡng sinh tốt nhất

Bậc cao nhân xưa xem tinh, khí, thần như là tam bảo của sinh mệnh, muốn dưỡng sinh trường thọ thì cần giữ gìn 3 yếu tố này.

(ảnh qua bhayacruises.com)
(ảnh qua bhayacruises.com)

Vĩnh viễn giữ gìn tuổi trẻ sức khỏe” là ước mơ mà mỗi chúng ta theo đuổi, quyển “Hoàng Đế nội kinh” 5000 năm trước đã dạy chúng ta cách dưỡng sinh (“Hoàng Đế nội kinh – Tố vấn – Thượng cổ thiên chân luận”). Dưỡng sinh không cần phải uống thuốc, mà là xuất phát từ trong “nội tâm” của chúng ta, khiến chúng ta quay ngược thời gian, tìm tòi trí tuệ của cổ nhân.

Hoàng Đế kính vấn Thiên sư Kì Bá (thầy của Hoàng Đế), người thượng cổ sống hơn trăm tuổi mà vận động không yếu đi, còn con người hiện nay sống không đến năm mươi mà vận động đã trở nên yếu ớt là do thời đại đã khác sao? Hay do khuyết điểm của bản thân con người?

Kì Bá trả lời, người thượng cổ thông hiểu đạo dưỡng sinh, ăn uống có tiết chế, sinh sống có quy luật, sinh hoạt không quá lao lực cho nên cơ thể và tinh thần đều khỏe mạnh, có thể sống đến rất lâu (thiên niên). Thế nhưng người ngày nay không như vậy, họ uống rượu thay nước, hành vi phóng túng, chuyện phòng the quá độ, hao tổn tinh khí, không biết khống chế cảm xúc, chỉ biết đuổi theo khoái lạc trong tâm hồn, thậm chí xem hành vi tổn hại sinh mạng là một thú vui, vì vậy sống đến năm mươi thì đã già.

Điềm tĩnh như không, chân khí đủ đầy, giữ vững tinh thần

Hoàng Đế học được cách tu đạo của tiên nhân Quảng Thành Tử rồi đắc đạo vào năm 120 tuổi, bay lên thành rồng.
Hoàng Đế học được cách tu đạo của tiên nhân Quảng Thành Tử rồi đắc đạo vào năm 120 tuổi, bay lên thành rồng.

Kì Bá so sánh sự khác nhau trong thái độ sống của người xưa và nay, sau đó giảng về triết lí của dưỡng sinh, “Người thượng cổ dạy người dưới mình, hiểu rõ tai hại của hư tà, tùy theo thì tiết tránh tà khí, giữ lòng điềm đạm, sống đúng với chân khí, giữ được tinh thần bên trong, bệnh sẽ không đến.

Thường thượng cổ dạy cho nhân chúng phải tránh tà khí gây bệnh bên ngoài (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), phải thanh tâm quả dục, ngăn ham muốn, giữ tâm trong sáng, xem nhẹ danh lợi, đạt đến cảnh giới “hư vô”, như vậy mới có thể điều hòa thông thuận chân khí, bảo vệ tinh thần bên trong, tà khí bên ngoài không thể xâm lấn được, bệnh tật cũng sẽ không phát sinh.

“Thượng cổ thiên chân luận” là quyển đầu tiên của “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn”, có thể thấy là hết sức quan trọng. “Thiên chân” là chỉ bẩm sinh của con người, đến từ sức khỏe, là tinh thần bẩm sinh, khí huyết bẩm sinh (chân khí), nguyên thần, vì vậy Đạo gia gọi tinh, khí, thần là “tam bảo sinh mạng”, ba điều quý đối với sinh mạng, có thể bảo vệ sự sống. Dưỡng sinh chính là phải bảo dưỡng tinh, khí, thần, như vậy thì tà khí bên ngoài mới không thể xâm nhập.

Nhưng phải làm thế nào để bảo dưỡng tinh, khí, thần? “Điềm đạm hư vô” chính là phương pháp bảo dưỡng tam bảo mà Kì Bá đưa ra, xuất phát từ “nội tâm” của chúng ta, nếu có thể thanh tâm quả dục, ngăn ham muốn, giữ lòng trong sáng, xem nhẹ danh lợi, không bị hấp dẫn bởi sự vật bên ngoài thì nội tâm mới có thể đủ thanh tĩnh, đạt đến “sống đúng với chân khí, giữ được tinh thần bên trong”, chân khí hòa hợp thông thuận, bảo vệ bên ngoài, tinh và thần không bị tác động, bảo vệ bên trong cũng chính là bảo dưỡng tam bảo tinh, khí, thần.

Đạo gia tu luyện thành chân nhân

Bước tiếp theo của dưỡng sinh là tu luyện, Đạo gia tu luyện là phải trở thành “chân nhân”, chính là “thần tiên” mà ta thường nói đến. Hoàng Đế có nói: “Nghe nói người thượng cổ có chân nhân, lãnh đạo thiên địa, nắm giữ âm dương, hấp thụ tinh khí, độc lập thọ thần, cơ thể như một, vậy mới có thể thọ bì thiên địa, không có chung thời, vượt ngoài luật sinh tử.” Tu luyện để thành chân nhân là có thể “thọ bì thiên địa, không có chung thời”, sống lâu vượt qua trời đất, vô cùng vô tận, cũng chính là đã đắc đạo thành tiên rồi.

Vương Nguyên Phủ

:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/nhu-nao-la-bao-duong-tinh-khi-tu-luyen-la-cach-duong-sinh-tot-nhat.html

Comment