-dieu-can-biet-de-phong-chong-te-nga-cho-nguoi-lon-tuoi
7 điều cần biết để phòng chống té ngã cho người lớn tuổi
- bởi tamthuc --
- 15/02/2017
Mỗi năm có hàng triệu người cao tuổi bị té ngã, thường là chiếm tỉ lệ 1/3, trong đó cứ 5 trường hợp té ngã sẽ có 1 trường hợp gây ra chấn thương như gãy xương hoặc chấn thương vùng đầu. Do đó vấn đề phòng té ngã cho người lớn tuổi là rất cần thiết.
Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi bị té ngã?
Người lớn tuổi phải đối diện với nhiều vấn đề suy giảm chức năng (thoái hóa thần kinh, xương khớp, tim mạch…) khiến độ nhạy cảm thăng bằng kém, lại thêm các yếu tố bên ngoài như nền trơn trượt, ánh sánh không tốt… dẫn đến nguy cơ té ngã rất cao. Ngoài ra, người già hay phải uống nhiều thuốc, các tác dụng phụ của thuốc có thể khiến hoa mắt, chóng mặt…
Theo thống kê, té ngã là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến mất mạng ở người trên 65 tuổi, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người già bị thương mất mạng, nhẹ thì sẽ làm tổn thương da thịt (tụ máu, rạn xương, xây xát, rách da, sung tấy…), nặng thì gãy xương hoặc xuất huyết trong…
Nhiều trường hợp té ngã không gây ra chấn thương, nhưng thông thường cứ 5 trường hợp té ngã sẽ có 1 trường hợp bị chấn thương như gãy xương hoặc chấn thương vùng đầu. Nếu là chấn thương vùng đầu, có thể sẽ rất nghiêm trọng. Người cao tuổi bị té ngã đập đầu xuống đất nên đi khám bác sỹ ngay lập tức để đảm bảo rằng họ không bị tổn thương não bộ.
Sau khi té ngã, cho dù không gây chấn thương, nhiều người trở nên sợ bị té ngã rồi sợ vận động. Điều này khiến sức khỏe suy giảm, các chức năng hoạt động càng ngày càng kém, và lại càng tăng thêm nguy cơ bị té ngã.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người lớn tuổi từng bị ngã thì khả năng bị ngã lại sẽ cao gấp 4 lần người chưa từng bị ngã. Vì vậy phòng té ngã là vấn đề vô cùng quan trọng đối với người lớn tuổi.
Dưới đây là 7 cách có thể làm để phòng chống té ngã:
1. Đủ ánh sáng
Giữ cho phạm vi hoạt động của người già đủ sáng là bước đầu tiên chống té ngã. Thế nhưng ánh sáng không được quá chói mắt, cũng phải tránh ánh sáng phát ra từ nền nhà hoặc ánh sáng phản quang của đồ nội thất để tránh gây trở ngại cho thị giác.
2. Tăng sức cho đôi chân
Đi lại nhiều hỗ trợ giảm nguy cơ té ngã.
Theo Hội y học vận động Hoa Kỳ (ACSM), luyện tập vừa phải, vận động vừa sức, vận động kết hợp đi bộ và thay đổi trọng tâm có tác dụng giảm nguy cơ té ngã. Luyện tập một số môn như thái cực quyền có thể phòng chống té ngã, giảm biến chứng sau té ngã.
3. Mặc quần áo vừa người
Quần áo quá dài hoặc quá rộng, bị sờn nhiều hoặc giày có chức năng chống trượt quá kém đều là những nguy cơ tiềm ẩn, người già nên mặc quần áo vừa vặn và mang giày vừa chân cũng như chống trượt.
4. Nơi hoạt động phải trống
Không gian càng đơn giản càng tốt, tốt nhất là “dẹp bỏ tất cả chướng ngại vật”, bao gồm bậc cửa, đồ đạc để lung tung, đồ nội thất, dây điện…
5. Nội thất phù hợp
Người già không thể ngồi ghế quá thấp, quá mềm.
Đối với người già, đứng lên ngồi xuống khá khó khăn, vì vậy nên không thể ngồi ghế quá thấp, quá mềm như sô pha, và tốt nhất là ghế phải có tay vịn. Để tránh ngã bị thương, những góc nhọn trên nội thất phải bọc bằng mút hoặc miếng bọc góc.
6. Tay vịn chắc
Người già nên cố gắng tránh leo cầu thang lên lầu, nếu leo thì cũng phải có tay vịn vững đủ lực, phải leo lên chầm chậm, tốt nhất nên lắp tay vịn ở lối đi, bồn tắm, bồn vệ sinh và bên cạnh giường.
7. Nền nhà chống trượt
Nền trong nhà phải có chức năng chống trượt để giữ an toàn, đặc biệt lưu ý những khu vực có nguy cơ bị ướt (nhà vệ sinh, bếp, ngoài cửa nhà…).
Nền nhà, phòng tắm đều phải giữ khô ráo cũng như có gạch chống trượt, gạch nhựa thô, tấm lót chống thấm và mặt dưới chống trượt… lót miếng chống trượt dưới chân bồn cầu hoặc dán lớp chống trượt, bên cạnh thang lầu cũng phải có miếng trống trượt để giữ an toàn.
Kết hợp với các biện pháp trên có thể là khám mắt định kỳ kiểm tra thị lực cho người già, đồng thơi lưu ý các chế độ ăn nên có đầy đủ khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D để hỗ trợ duy trì sức khỏe cho hệ vận động (xương khớp…)
Kiên Thành
TAMTHUC:
Comment