No icon

-cong-dung-troi-cho-tu-mon-rau-ngo

16 công dụng ‘trời cho’ từ món rau ngổ

Rau ngổ tươi tốt trong cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, chỉ cần có đất nước ẩm là bám mọc lên được. Rau ngổ rất dễ dùng, được các thầy thuốc đưa vào trong nhiều bài thuốc để phòng và trị các vấn đề thường gặp, giải độc trừ viêm cho đến bệnh nan y.

Ngò ôm (miền Nam) hay Rau Ngổ (miền Bắc)
(ảnh: Internet)

Rau ngổ, còn gọi là ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, có tên khoa học là Limnophila chinensis thuộc họ Mã đề. Toàn thân cây rau ngổ đều có thể dùng được: lá non rau ngổ ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua. Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành.

Xét về thành phần hóa học, trong rau ngổ chủ yếu là nước (trên 90%), còn lại là chút protein, xơ, tro, chất khoáng vi lượng và vi chất sinh tố (B, C…). Các hoạt chất được y học hiện đại chú ý đến nhất là tinh dầu, chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, chống oxi hóa.

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

Một số tài liệu cho thấy, tại Trung Quốc, loại rau này được dùng để trị chấn thương khi té ngã và trị thủy thũng, sưng kết mạc, mụn ngoài da, rắn cắn và cam tích nơi trẻ em. Rau ngổ cũng được dùng trị các rối loạn, đau khi có kinh nguyệt, giúp sinh sữa cho sản phụ.

Ở Malaysia: lá rau này được dùng làm thuốc đắp trị đau nhức chân. Rễ và lá, sắc chung để trị nóng sốt, thông đờm khi ho. Ở Ấn Độ: toàn cây giúp sinh sữa, sát trùng; nước cốt trị nóng sốt, cho sản phụ uống khi sữa bị chua. Lá giã nhỏ đắp vết thương.

Một số kinh nghiệm trị bệnh bằng rau ngổ

(ảnh qua ydvn.net)
(ảnh qua ydvn.net)

1. Trị sỏi thận

Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Cách dùng: lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 – 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt.

Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).

Hoặc dùng 50 – 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 – 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

2. Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá)

100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.

3. Trị đái dầm

Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.

4. Trị đi tiểu ra máu

Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

5. Trị ban đỏ

Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

6. Trị cảm ho, sổ mũi

Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

7. Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính

50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm 3 – 5 hạt muối hột uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 – 15 ngày

8. Trị viêm tấy đau nhức

Lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

9. Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu

Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

10. Trị vết thương ngoài da gây mủ

Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.

11. Trị rắn cắn

15 – 20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40g rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

12. Trị herpes

Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.

13. Trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ

100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần, sắc 10 phút trong 100ml nước, với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần, uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.

Lưu ý: kiêng ăn nhiều hải sản, không ăn nội tạng động vật

14. Phòng, trị bệnh ung thư

Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy trong rau ngổ có một số chất có hoạt tính sinh học cao, điển hình là nevadensin. Thử nghiệm cho thấy chất này có thể kháng lại các tế bào ung thư, tiêu khối u, kháng viêm, kháng khuẩn…

Một số thầy thuốc đã đưa rau ngổ vào nhóm những cây có tiềm năng phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến. Bài thuốc được đưa ra là:

100g rau ngổ tươi, 100g lá mùng tơi non giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt (có thể dùng cả bã lá mùng tơi cũng tốt), thêm 5 muỗng canh dấm ăn làm từ chuối uống (ăn) vào lúc 12h trưa.

15. Giải độc

Rau ngổ có tác dụng giải độc cho cơ thể, khiến cho đầu óc minh mẫn sảng khoái thông suốt, trị bệnh thiếu máu, táo bón, đầy hơi không tiêu, giúp tiêu mụn bọc, mụn cám, trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, đau dạ dày cấp, loét hành tá tràng.

Để trị bệnh, có thể dùng 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần sắc với 100g bạc hà tươi (cọng chưa tước vỏ) và 100ml nước lã trong 10 phút, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói tốt hơn. Uống 5 thang nghỉ 5 ngày, luân phiên cho đến khi hết bệnh, tối đa 1 tháng (3 lần tổng cộng).

TAMTHUC

16. Trị bệnh đường tiểu

Rau ngổ rất tốt cho người có vấn đề tiểu tiện không thông, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu, đau tức vùng bụng dưới (bàng quang), vôi hóa tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến, đau quặn thận do sỏi thận.

Có thể dùng toàn cây non của rau ngổ khoảng 40 – 60g, rồi giã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, chế thêm một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước và cho thêm ít hạt muối để uống.

Dùng rau ngổ ăn như gia vị ẩm thực hàng ngày vừa có kích thích ăn ngon miệng lại hỗ trợ phòng. Có thể dùng rau ngổ trong các món ăn, như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng…

Lưu ý: Khi dùng dưới dạng tươi, do rau ngổ mọc ở vùng ẩm ướt sát đất, thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa, cần lưu ý rửa kỹ khi nấu ăn, có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh nguy cơ ngộ độc. Cũng có thể nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng giun sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.

Rau ngổ trâu, thân rỗng, lá dài. Khác với rau ngổ hương mà trong bài nhắc đến (ảnh qua fruitiecake.blogspot.com)
Rau ngổ trâu, thân rỗng, lá dài. Khác với rau ngổ hương mà trong bài nhắc đến (ảnh qua fruitiecake.blogspot.com)

Minh Hòa

Tài liệu tham khảo:

Goutam Brahmachari. Nevadensin: Isolation, chemistry and bioactivity. International Journal of Green Pharmacy. 2010

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/16-cong-dung-troi-cho-tu-mon-rau-ngo-ngo-om.html

Comment