No icon

diem-mat-thoi-quen-gay-hai-cho-nao-khien-tri-nho-suy-giam

Điểm mặt 13 thói quen gây hại cho não, khiến trí nhớ suy giảm

Khá nhiều người đột nhiên nhận ra thời gian gần đây bản thân có hiện tượng “nhớ nhớ quên quên”. Nếu cũng lâm vào tình trạng như vậy, bạn hãy kiểm tra lại xem mình có thói quen nào gây hại cho trí nhớ như dưới đây không nhé.

(ảnh qua tumblr.com)

1. Ngủ muộn, thiếu ngủ

Về đêm là lúc cơ thể cần sửa chữa và tái tạo phục hồi nhiều nhất, bộ não cũng như vậy. Mỗi người nên ngủ đủ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhưng cố gắng để ngủ sâu về đêm. Ngủ không đủ giấc sẽ gây hại cho bộ não, đặc biệt vào ban đêm từ sau 23h trở đi, quá trình lão hóa của các tế bào não diễn ra rất nhanh.

Một số người mất ngủ cần đến sự trợ giúp của thuốc, tuy nhiên nhiều loại thuốc ngủ, đặc biệt là nhóm benzodiazepine, lại có nguy cơ gây hại cho trí nhớ.

>> 7 cách xua tan mệt mỏi, phục hồi tinh lực khi bạn phải thức khuya

2. Xem phim khiêu dâm

Trong một nghiên cứu do các nhà khoa học Đức thực hiện, những người đàn ông ghiền xem phim khiêu dâm có thể đang tự làm teo não của họ. Cụ thể là, càng xem nhiều phim “nóng,” vùng thể vân trong bộ não của họ, vốn gắn liền với động cơ và phản ứng tưởng thưởng, càng bị suy giảm kích thước.

Vấn đề người ta càng xem càng nghiện, giống như ma túy. Khi xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm… dẫn đến việc giải phóng dopamine, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về khoái cảm và sự tưởng thưởng. Khi hiện tượng này lặp đi lặp lại, bộ não sẽ chai sạn dần, cần cần nhiều dopamine hơn để có thể cảm thấy cùng mức độ kích thích, khiến người ta phải tăng liều, xem nhiều hơn. Vòng luẩn quẩn là vậy.

3. Hút thuốc lá và khói thuốc

Nhiều người hút thuốc xong cảm thấy tỉnh táo ra, nhưng thực ra đó chỉ là cảm giác đánh lừa bạn. Chất độc từ thuốc theo đường máu đi thẳng lên não, gây độc cho tế bào não, làm giảm chỉ số IQ và khả năng ghi nhớ. Cũng có nghiên cứu cho thấy hút thuốc khiến vỏ não mỏng đi, đồng thời cũng cản trở quá tình tuần hoàn máu tới não. Nếu bạn không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thì cũng có tác hại tương tự.

4. Uống bia rượu

Thói quen uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến teo não. Nghiên cứu cho thấy những người uống rượu nhiều khi đến tuổi trung niên bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống. Nếu vừa uống rượu vừa hút thuốc, 2 thứ cộng hưởng với nhau sẽ càng có hại cho não của bạn.

>> Bác sĩ New York: Triệu chứng điên cuồng của Kim Jong-un liên quan đến dùng thuốc

5. Nhịn bữa sáng

Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, não bộ như vậy mà thiếu hụt dưỡng chất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn sáng đều đặn có IQ cao hơn các em bỏ bữa sáng.

6. Sống trong môi trường ồn ào

Tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến thính giác, mà còn tạo ra các xung động hướng tâm đi từ các thụ cảm thể của cơ quan thính giác tác động lên hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, gây tâm lý căng thẳng, suy nhược thần kinh, trí nhờ giảm, hạn chế khả năng tư duy.

Mức độ tác động sẽ tăng theo cường độ, tần số của ồn, thời gian tiếp xúc. Tiếng ồn ngắt nhịp (ví dụ tiếng búa đập) bao giờ cũng gây tác hại hơn là tiếng ồn liên tục.

>> Nhạc sàn, nhạc rock ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

7. Ăn thực phẩm chứa nhiều phụ gia

Trong thực phẩm chế biến công nghiệp có chứa nhiều chất gây hại thần kinh, ví dụ các loại chất ngọt, đường nhân tạo aspartame, acesulfame K có trong kẹo cao su không đường, nước giải khát, nước mắm… Thói quen dùng mì chính (bột ngọt) rất có hại cho trí nhớ vì chúng kích thích và làm hại tế bào thần kinh.

Thịt cá, rau quả chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu quá mức cho phép cũng là kẻ thù của não bộ, gây hại thần kinh và trí nhớ.

8. Lạm dụng kháng sinh

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell cho biết, thuốc kháng sinh đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đường ruột cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào não mới trong vùng đồi hải mã, phần não chịu trách nhiệm cho trí nhớ.

Chúng tôi phát hiện ra rằng việc điều trị bằng thuốc kháng sinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của não”, tác giả Susanne Asu Wolf của Trung tâm Y học phân tử Max-Delbrueck tại Berlin, Đức cho biết.

9. Lười uống nước

85% não của con người là nước. Các hoạt động của não rất cần nước, do đó nếu bạn cung cấp không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trong đó có trí nhớ.

10. Chịu stress kéo dài

Làm nhiều việc cùng lúc, IQ, trí nhớ và khả năng tập trung đều suy giảm (Ảnh: Internet)

Stress làm gia tăng lượng hormone cortisol ở vùng Hồi hải mã (hippocampus – một phần của não trước, có chức năng lưu giữ ký ức và chi phối tâm trạng), ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Để bảo vệ trí nhớ, bạn hãy tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết.

11. Ít vận động

Các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém.

Nếu thực sự bạn không có thời gian, hoặc không muốn tập thể dục thì hãy thử ngồi thiền, luyện tập khí công. Các phương pháp này đã được chứng minh là có thể giúp giải tỏa stress, tăng cường phục hồi các chức năng cho não bộ.

12. Lười đọc sách

Nghiên cứu cho thấy việc đọc mỗi ngày rất tốt cho trí tưởng tượng, giúp não phát triển năng động hơn. Do đó hãy giảm bớt thời lượng xem tivi, vi tính, thay vào đó hãy đọc sách. Bạn sẽ thấy khả năng ghi nhớ, tư duy logic, tưởng tượng gia tăng rõ rệt. Hãy nhớ rằng đọc sách truyền thống (không phải sách điện tử) vẫn là cách tốt nhất.

TAMTHUC

13. ‘Nấu cháo’ điện thoại

Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại sóng điện từ âm thầm tác động đến não, lâu ngày có thể gây tổn thương không thể phục hồi, ung thư… Thời gian tiếp xúc càng thường xuyên và càng dài thì càng tổn thất lớn. Họ khuyến khích sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài, đồng thời không áp sát điện thoại vào tai đặc biệt là khi đang sạc hoặc di chuyển trên đường cao tốc.

Suy giảm chức năng não bộ và trí nhớ không phải là trong ngày một ngày hai, mà là kết quả của quá trình bào mòn tích lũy từ những thói quen gây hại khó phát hiện ra. May mắn là cơ thể chúng ta có một khả năng tự lành một cách kỳ diệu, khi bạn ngưng tiếp xúc với các tác nhân gây hại nói trên, quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Kiên Thành (t/h)

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/diem-mat-13-thoi-quen-hai-nao-khien-tri-nho-suy-giam.html

Comment