No icon

cac-bo-phan-cua-dau-tam-deu-rat-quy-la-loai-thuoc-khoi-phuc-thi-luc

Các bộ phận của dâu tằm đều rất quý, là loại thuốc khôi phục thị lực

Trong Đông y, có rất nhiều phương pháp chăm sóc mắt kỳ diệu bằng thảo dược, trong đó có một loài cây rất “thần kỳ” – các bộ phận của loài cây này đều hữu dụng và là loại thuốc giúp khôi phục thị lực rất tốt: Dâu tằm!

Cây dâu tằm gắn liền với hầu hết tuổi thơ của trẻ em ở các vùng quê, cho tằm ăn lá, nhâm nhi những quả dâu tằm ngon lành, nhóm lửa với nhánh dâu tằm khô… leo trèo lên cây dâu tằm cũng là một điều vinh dự hồi bé. Khi lớn lên chúng ta mới biết rằng lá dâu tằm có thể chữa ho, quả dâu có thể làm sáng mắt, vậy bạn có biết cây dâu tằm có giá trị dược liệu hơn cả Đông Trùng Hạ Thảo không?

lợi ích của dâu tằm
Quả dâu tằm được thu hoạch khi chuyển sang màu tím đỏ. (Ảnh qua: suttons.co.uk)

Cây dâu tằm dùng làm thuốc chủ yếu từ 4 phần:

1. Lá dâu tằm – Tang Diệp

lợi ích của dâu tằm
(Ảnh qua: digital.vpr.net)

Lá già của cây dâu tằm có thể sử dụng làm thuốc, thường thì sẽ hái vào mùa đông. Chủ yếu dùng để chữa phong nhiệt cảm lạnh, đau mắt đỏ, phế nhiệt ho khan, đau đầu chóng mặt, v.v…

2. Cành dâu tằm – Tang Chi

Cành dâu tằm non được thu hoạch vào cuối xuân đầu hạ. Chủ yếu trị phong thấp tê liệt, tay chân co rút, sưng chân, bệnh ngứa v.v…

3. Quả dâu tằm – Tang Thầm

dâu tằm
(Ảnh qua: kauaiseascapesnursery)

Quả dâu tằm được thu hoạch khi đã chuyển sang màu tím đỏ. Chủ trị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, mất ngủ cũng như mỏi lưng, mỏi gối, tóc bạc sớm v.v…

4. Vỏ rễ cây dâu tằm – Tang Bạch Bì

Vỏ của rễ cây dâu tằm phơi khô. (Ảnh qua: zhongyaoyi)

Rễ cây dâu tằm được thu hoạch vào mùa đông rồi tách lấy lớp vỏ trắng và phơi khô. Tang Bạch Bì có thể trị ho, nóng phổi, lợi tiểu, tiêu phù.

3 cách để làm sáng mắt và bảo vệ mắt từ Tang Diệp (lá cây dâu tằm)

1. Đông y dùng Tang Diệp để đắp mắt

Lá cây dâu tằm có tác dụng làm mềm, dịu cảm giác khô mí mắt, kết mạc và giác mạc.

Rửa sạch 15~20g lá dâu tằm, nấu lấy nước, để nguội rồi dùng khăn khô thấm nước đắp lên mắt. Mỗi ngày đắp nhiều lần, sau 2~3 hôm sẽ thấy công hiệu.

Lá dâu tằm già có thể dùng làm thuốc.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

TAMTHUC

2. Rửa mắt bằng nước lá dâu tằm

Làm dịu và sáng mắt, trước tiên rửa sạch lá dâu tằm, sau đó nấu lấy nước dùng để rửa mắt khi còn ấm. Nước lá dâu tằm dễ bay hơi, do đó không nên đun quá lâu, chỉ nên đun khoảng 10 phút là được.

Embed from Getty ImagesTAMTHUC

3. Xông mắt bằng lá dâu tằm

Đun lá dâu tằm lấy nước rồi xông mắt để chữa ngứa mắt và mỏi mắt. Ngoài ra, cho thêm muối vào nước để nước dâu tằm thấm sâu vào da mắt, giúp phát huy công dụng.

Các chuyên gia về mắt chỉ ra rằng sau khi vào mùa thu “mắt thấy khó chịu, có khi cảm thấy mắt rất mỏi, có lúc lại rất khô”. Họ cho rằng lá dâu tằm có công dụng làm sáng mắt nhất định, dù là uống hay đắp ngoài cũng đều có lợi cho mắt. Nhưng lá dâu tằm không có tác dụng nhanh, vì vậy tốt nhất phải kiên trì thì mới thấy hiệu quả.

Ngọc Trúc

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/suc-khoe/cac-bo-phan-cua-dau-tam-deu-rat-quy-la-loai-thuoc-khoi-phuc-thi-luc.html

Comment