than-tang-tinh-sinh-tuy-nuoi-xuong-vung-cot-nhat-dinh-khong-duoc-quen-boi-bo
Thận tàng tinh, sinh tủy, nuôi xương vững cốt… nhất định không được quên bồi bổ
- bởi tamthuc --
- 22/01/2018
Các thầy thuốc Đông y rất chú trọng đến tạng Thận, muốn dưỡng sinh hiệu quả thì ắt không thể bỏ qua. Kỳ diệu ở chỗ, bạn không nhất thiết phải tìm ăn sơn hào hải vị, mà có nhiều cách dưỡng thận cực kỳ đơn giản mà hiệu quả.
Dưới đây là một số phương pháp dưỡng thận đơn giản mà bạn có thể làm hằng ngày.
1. Bấm huyệt Dũng Tuyền có thể bổ thận
Huyệt Dũng Tuyền ở vị trí trung tâm của lòng bàn chân. Đông y cho rằng bấm huyệt Dũng Tuyền không những có thể dự phòng bênh Thận mà còn có thể điều trị chứng sợ lạnh.
Cách thức bấm: Đầu tiên xoa ấm hai bàn tay, sau đó tay trái đặt vào vị trí huyệt Dũng Tuyền của chân phải, tiến hành xoa bóp và ngược lại, mỗi ngày đều xoa bóp như thế. Mỗi lần cần xoa bóp ít nhất 100 lần, đến khi lòng bàn chân ấm lên thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên xoa bóp như vậy bạn sẽ tự cảm nhận được tạng Thận của mình khỏe lên so với trước đây, khả năng sinh lý cũng sẽ được cải thiện.
2. Không nhịn tiểu tiện
Không nhịn tiểu tiện cũng được coi là một phương pháp bổ thận, bởi vì khi nước tiểu đã được tồn trữ trong bàng quang, sẽ kích thích vào hệ thần kinh và xuất hiện phản ứng muốn tiểu tiện, nếu lúc này không đi tiểu tiện ngay, thì nước tiểu sẽ bị ứ trệ sinh ra trọc khí (khí bẩn), làm hại đến tạng thận. Theo y học hiện đại, việc nhịn tiểu cũng có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, thậm chí là suy thận.
3. Giữ bàn chân luôn ấm áp
Giữ bàn chân ấm áp cũng là một phương pháp dưỡng thận. Kinh thận có điểm xuất phát từ lòng bàn chân, đây lại là nơi dễ bị hàn khí xâm nhập nhất cơ thể. Nếu bàn chân không được giữ ấm đầy đủ sẽ khiến hàn khí xâm nhập vào kinh thận, từ đó khiến cho tạng thận bị ảnh tổn thương.
4. Dưỡng thận lúc ngủ
Ngủ cũng được tính là một phương pháp dưỡng thận, theo Đông y, nếu chúng ta không ngủ đủ giấc sẽ khiến cho thận tinh không đầy đủ, thận tạng không có thời gian để nghỉ ngơi, sau một thời gian như thế sẽ mang đến gánh nặng cho tạng thận. Rất nhiều người thận hư có thói quen thường xuyên thức đêm, vì vậy để giúp tạng thận được khỏe mạnh, lúc bình thường thời gian ngủ nhất định phải đủ.
>> Thận là cái gốc của cơ thể: Cách cân bằng và duy trì tinh khí để sống thọ
5. Không quan hệ nam nữ sau khi uống rượu
Nhiều người có thói quen “nhập phòng” sau khi uống rượu, đặc biệt là các loại rượu thuốc giúp bổ thận tráng dương, cho rằng như thế sẽ giúp tăng khả năng sinh lý. Tuy nhiên, sau khi uống rượu, các huyết quản sẽ giãn rộng hơn, máu bơm về cơ quan sinh dục nhiều hơn nhưng lại không hề khỏe mạnh. Lúc này nồng độ rượu trong máu sẽ tiêu diệt tinh trùng hoặc làm tinh trùng biến dạng, ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể trong tinh trùng, nếu thụ thai con cái sinh ra sẽ gặp nhiều vấn đề về cả sức khỏe và tinh thần. Theo Đông y, nếu uống rượu say mà quan hệ nam nữ sẽ rất dễ phát sinh tình trạng thận hư và dương nuy (liệt dương).
6. Xoa bóp hai tai
Huyệt vị tại hai tai chúng ta có rất nhiều, hơn nữa 2 tai lại có hình dáng giống 2 quả thận và thận khai khiếu ở tai nên xoa bóp 2 tai sẽ có rất nhiều tác dụng đối với thận. Chúng ta có thể xoa bóp nhẹ nhàng đơn giản bằng cách kéo căng hai tai hoặc xoa ấm hai bàn tay rồi úp và 2 bên tai. Hiệu quả của việc xoa bóp này rất tốt, có thể thực hiện hằng ngày hoặc vào những lúc rảnh rỗi.
Ngày nay nhiều người mải mê công việc mà bỏ bê chăm sóc thân thể, đến khi thấy xuống dốc rồi mới cuống cuồng tìm thuốc bổ. Dưỡng sinh cấm kỵ hao tổn nguyên khí trường kỳ, lại càng không thể “dục tốc bất đạt”, thật ra chỉ cần cố gắng mỗi ngày một chút mà có thể sung mãn đến tận khi hết tuổi trời.
Thác Chi
Comment