vien-robert-koch-vac-xin-cum-tam-lien-duong-nhu-vo-hieu-nam-nay
Viện Robert Koch: Vắc-xin cúm tam liên dường như vô hiệu năm nay
- bởi tamthuc --
- 19/02/2018
Viện nghiên cứu Robert Koch của Đức cho biết, hiện loại vắc-xin cúm tam liên (một vắc-xin cúm sẽ chống lại ít nhất 3 chủng virus khác nhau) không có hiệu quả đối với dịch cúm trong năm nay. Vậy bệnh cúm rốt cuộc nguy hiểm như thế nào? Thành phần của vắc-xin được xác định như ra sao?
Đối với nhóm người dễ mắc cúm như người già, phụ nữ mang thai, các cơ quan y tế, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều kiến nghị mỗi năm nên tiêm vắc-xin phòng cúm. Cúm nặng có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc suy tim, tổ chức não cũng có khả năng bị nhiễm vi-rút, từ đó dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Trước đó không lâu, Viện nghiên cứu y học Robert Koch (RKI) của Đức đã cho biết, vắc-xin cúm dường như vô hiệu đối với tình hình dịch cúm trên toàn cầu trong năm nay, “trong tình hình dịch cúm lần này, hơn một nửa trường hợp mắc bệnh là lây nhiễm loại vi-rút B/dòng Yamagata, dòng vi-rút này không nằm trong loại vắc-xin cúm tam liên hiện nay.”
WHO đặt cược sai trong năm nay
Sự biến đổi của vi-rút cúm vô cùng nhanh. Mùa xuân hàng năm, WHO đều mở hội nghị chuyên môn, phân tích các trường hợp mắc bệnh cúm và các mẫu vi-rút thu thập được trong năm qua tại các nước trên thế giới, từ đó đưa ra dự đoán về các chủng vi-rút có khả năng lây lan trong năm tiếp theo, đồng thời đưa ra kiến nghị điều chế vắc-xin đối với các nhà sản xuất vắc-xin của các nước. Những người đã được tiêm chủng vắc-xin, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể tương ứng đối với loại vi-rút cúm dự đoán lây lan trong mùa. Tuy nhiên, một khi WHO dự đoán không chính xác, sẽ xuất hiện tình huống hiệu quả vắc-xin không như mong đợi.
Hiện tại, các nước đều chủ yếu sử dụng loại vắc-xin cúm tam liên. Mấy năm gần đây, xuất hiện loại vắc-xin tứ liên phòng ngừa nhiều loại vi-rút. Viện nghiên cứu y học Robert Koch chỉ ra, vắc-xin tứ liên có hiệu quả đối với tình hình cúm lây lan hiện nay. Tuy nhiên, vắc-xin cúm tứ liên không nằm trong phạm vi thanh toán của hệ thống bảo hiểm y tế nước Đức.
Cúm hoàn toàn khác với cảm lạnh thông thường
Tại Bắc bán cầu, đỉnh điểm mùa cảm cúm là vào mùa đông, có thể kéo dài đến tháng 4 năm sau. Điều cần chú ý là, cảm lạnh thông thường không giống với cảm cúm. Vi-rút lây nhiễm cảm lạnh thông thường, thỉnh thoảng có thể dẫn tới một số biến chứng, ví dụ như lây nhiễm cầu khuẩn viêm phổi, tụ cầu vàng, nếu như tiếp tục sốt cao cũng có thể khiến cho người bệnh tim phổi bị suy tim, phổi, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến tử vong.
Vi-rút cúm thực sự còn nguy hiểm hơn vi-rút cảm lạnh thông thường. So với cảm lạnh thông thường, cúm thường phát tác đột nhiên và dữ dội hơn. Vi-rút cúm rất nhỏ, đường kính của nó chưa đến 1㎛ (micrômét), thậm chí không thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học bình thường. Vi-rút cúm lây lan từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi; chủ yếu đi vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp. Vi-rút cúm có thể tồn tại được vài tiếng đồng hồ ở môi trường bên ngoài; ví dụ như vi-rút bám trên tay nắm cửa, có thể thông qua tiếp xúc để chuyển sang tay người khác, rồi lại thông qua tay để lây lan qua niêm mạc miệng, mũi, mắt.
Triệu chứng của cúm sẽ nặng hơn so với cảm lạnh thông thường: có thể gây buồn nôn, đau đầu dữ dội, tay chân đau nhức, ho khan, sốt cao có thể lên đến 41 độ C. Hiện tại, thuốc chống cúm đang dần dần phổ biến, bác sĩ có thể dựa vào bệnh tình giai đoạn đầu để kê đơn, để khống chế triệu chứng cúm của bệnh nhân.
Rửa tay thường xuyên
Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường như nghẹt mũi, đau họng, ho, chân tay không có lực, người lớn mỗi năm có thể mắc vài lần, còn trẻ nhỏ thì có thể nhiều hơn. Có tới hơn 200 loại vi-rút có thể dẫn đến cảm thông thường, do đó không có loại vắc-xin đặc định để phòng chống. Mặc dù các triệu chứng tương đối nhẹ, nhưng người bị cảm lạnh thông thường cũng cần phải chú ý nghỉ ngơi, để tránh các biến chứng nghiêm trọng khác.
Dù là cảm lạnh thông thường hay cúm, đường lây nhiễm đều giống nhau, do đó, WHO đưa ra khuyến nghị cách phòng chống: chịu khó rửa tay, tránh tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi, miệng; còn đối với người đã bị lây nhiễm, WHO khuyến nghị khi ho hoặc hắt hơi cần lấy tay che miệng, hoặc dùng khăn giấy, và xử lý khăn giấy đúng cách sau khi sử dùng. Khi xuất hiện cảm giác khó chịu, sốt hoặc các triệu chứng cúm khác, nên nhanh chóng tiến hành tự cách ly mình để không lây lan cho người khác. TAMTHUC
Mùa dịch cúm, nên cẩn thận lây nhiễm
Theo số liệu mới nhất của KRI, chỉ trong nửa đầu tháng 2, trên toàn nước Đức đã có khoảng 3000 người mắc cúm; trong khi đó, từ tháng 10 năm ngoái đến nay, tổng số người bị lây nhiễm cúm đã hơn 130.000 người. KRI cho biết, số liệu này không vượt qua phạm vi bình thường, nhưng vi-rút cúm trong mùa này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với người trung niên trở lên. Hung thủ chính là loại vi-rút cúm A H1N1.
Người lớn tuổi, trẻ em do thể chất tương đối yếu, một khi bị lây nhiễm sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Triệu chứng điển hình của dịch cúm là sốt cao, co giật, tứ chi nhức mỏi, đau đầu, ho. Cấu tạo của vi-rút cúm không phức tạp, nó là lớp vỏ protein bao bọc một nhóm vật liệu di truyền.
Khi tình hình vi-rút cúm trở lên nghiêm trọng, sẽ dẫn nhiều trường hợp tử vong. Ví dụ như từ năm 1918 đến năm 1920, bệnh cúm tại Tây Ban Nha đã khiến 25 triệu người tử vong, vượt qua số người tử vong trong Đệ chiến thứ Nhất. Loại vi-rút cúm tại Tây Ban Nha chính là vi-rút cúm H1N1.
Một khi lây nhiễm vi-rút cúm, bác sĩ không có biện pháp nào để tiến hành điều trị tận gốc, chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng. Ví dụ như thuốc nước trị ho, các biện pháp giúp giảm nhiệt, giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc ngủ. Đương nhiên, đối với người bệnh nặng, cũng có thể sử dụng loại thuốc kháng vi-rút đắt tiền để ngăn chặn vi-rút sinh sôi trong cơ thể.
Vắc-xin có tác dụng, chỉ là vi-rút biến đổi quá nhanh. Do đó, mỗi năm đều cần điều chế ra loại vắc-xin mới. Thông thường, đều lấy 3 chủng vi-rút lây lan nhiều nhất trong năm nay, sau khi làm chúng suy yếu mất khả năng sinh sôi sẽ được chế tạo thành thuốc tiêm.
Nhiều nhà sản xuất vắc-xin trong quá trình sản xuất để cho vi-rút sinh sản trong trứng gà đã được thụ tinh – nhiều loại vi-rút cúm có thể lây nhiễm sang các loài chim, mà trứng gà đã thụ tinh là loại vật chủ thay thế các loài chim vừa rẻ và vừa an toàn. Một quả trứng gà, có thể dùng để sản xuất một loại vắc-xin.
Ngoài các loại chim, vi-rút cúm còn thường lây nhiễm sang lợn, khiến cho lợn bị các triệu chứng đường hô hấp. Lợn là vật chủ trung gian khó xử lý nhất đối với vi-rút: vì cúm gia cầm, cúm người đều có thể lây lan sang vật chủ trung gian là lợn; còn trước đó chỉ có vi-rút lây lan sang các loài chim thường sau khi biến đổi trên cơ thể lợn lại có được khả năng lây nhiễm sang người. Năm 2009, từng có dịch cúm lợn bùng phát trên toàn cầu.
Dịch cúm lợn năm 2009 đầu tiên bùng phát tại Mỹ và Mexico, sau đó lan sang hơn 200 nước trên toàn thế giới. Theo thống kê của WHO, trận đại dịch này đã khiến 18.000 người tử vong.
Vi-rút cúm gia cầm mặc dù không nguy hiểm như vi-rút cúm lợn, nhưng vẫn có thể lây nhiễm sang người. Về lý thuyết, mỗi loại vi-rút cúm A đều có thể lây lan sang loài chim sau khi biến đổi thích hợp. Loại vi-rút gia cầm nổi tiếng nhất bao gồm H5N1, H7N9, H5N8. Trong đó H5N1và H7N9 đều đã có người bị lây nhiễm.
Phương pháp dự phòng vi-rút cúm có hiệu quả nhất chính là chịu khó rửa tay. Điều quan trọng là, không tiếp xúc với bề mặt không sạch sẽ hoặc khi tay không sạch, để phòng tránh vi-rút thông qua niêm mạc miệng, khoang mũi, mắt rồi xâm nhập vào cơ thể.
Theo Brigitte Osterath Gudrun Heise
Thanh Xuân
TAMTHUC:
Comment