khoai-lang-thuc-pham-hang-dau-chong-ung-thu-nhung-hay-chu-y-cach-an
Khoai lang: Thực phẩm hàng đầu chống ung thư, nhưng hãy chú ý cách ăn
- bởi tamthuc --
- 09/03/2018
Khoai lang chỉ là loại thực phẩm bình dân nhưng có hiệu quả dưỡng sinh rất cao. Ăn nhiều khoai lang mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng cũng có một số điều cấm kỵ cần chú ý. Dưới đây xin giới thiệu những công dụng bảo vệ sức khỏe của khoai lang cũng như cách ăn khoai lang làm sao để thu được hiệu quả tốt hơn.
Khoai lang giúp phòng ngừa cảm mạo
Khoai lang có nhiều cách ăn, bạn có thể hấp, nướng, nấu súp, v.v. Khoai lang chứa nhiều vitamin C và vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra khoai lang còn cung cấp nhiều năng lượng cần thiết cho người ốm. Người thể chất yếu hay bị cúm có thể thường xuyên ăn khoai lang để phòng ngừa. Khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene tốt nhất, giúp cơ thể sản sinh bạch cầu, ngăn chặn virut cảm cúm xâm nhập cơ thể.
Dùng nhiều canh khoai lang giúp giảm béo
Khoai lang giàu chất xơ, sau khi vào đường ruột có thể làm sạch các chất thải bên trong ruột, vì khoai lang giúp tập trung các độc tố và chất thải lại với nhau để bài tiết ra ngoài thuận tiện. Khoai lang còn giàu hàm lượng vitamin, có thể tạo ra tế bào mới trong ruột và thúc đẩy sự trao đổi chất.
Nấu canh khoai lang rất đơn giản: lấy một củ khoai lang gọt vỏ thái mỏng, 1/4 củ hành tây cắt nhỏ, một ít rong biển, chút nấm. Sau khi nồi nước sôi thì cho khoai lang, hành tây, rong biển và nấm vào, đun sôi lửa nhỏ khoảng 10 phút, cuối cùng nêm gia vị sao cho vừa miệng gồm muối, tinh bột gà, dầu mè.
Món canh này có thể hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, cung cấp năng lượng cho máu; rong biển không chỉ mang lại hương vị tươi ngon cho canh, còn bổ sung khoáng chất cho cơ thể.
Nên nấu chín nhừ hãy dùng
Ăn khoai lang nên nấu chín hãy ăn, bởi vì tinh bột khoai lang nếu không được xử lý ở nhiệt độ cao sẽ khó tiêu hoá.
Khoai lang có chứa oxidase, loại enzyme này có thể dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí carbon dioxide trong hệ tiêu hóa, vì thế nếu ăn quá nhiều khoai lang sẽ dễ bị đầy hơi, nấc cục.
Ăn với dưa chua chống “nóng ruột”
Khoai lang có hàm lượng đường khá cao, ăn nhiều sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit, sẽ cảm thấy “nóng ruột”. Vì vậy, khi ăn khoai lang tốt nhất hãy ăn kèm với một ít dưa muối, có hiệu quả ức chế tiết axit dạ dày.
Tiêu hóa không tốt cần thận trọng
Khoai lang có nhiều đường, nếu cơ thể hấp thu không tốt, phần dư thừa tồn lại trong ruột sẽ dễ dàng lên men, làm bụng khó chịu.
Không nên ăn chung với quả hồng
Trong một khoảng thời gian ngắn, không nên ăn cùng lúc khoai lang và quả hồng, nên ăn cách nhau ít nhất 5 tiếng trở lên. Nếu ăn chung, đường trong quả hồng sẽ lên men trong dạ dày, axit dạ dày sẽ tiết nhiều, gây phản ứng kết tủa ngưng tụ với tanin và pectin trong quả hồng, hình thành khối cứng, trường hợp nghiêm trọng có thể gây loét dạ dày hoặc chảy máu đường ruột.
Nếu sau khi ăn chung hai thứ mà cảm thấy dạ dày khó chịu thì hãy nhanh chóng đi khám dạ dày để xem có bị chảy máu hay loét dạ dày hay không.
Ăn buổi trưa phù hợp nhất
Khoai lang thiếu chất đạm và chất béo, do đó cần ăn cùng với rau, trái cây và thực phẩm chứa protein để không mất cân bằng dinh dưỡng.
Quan trọng nhất là nên ăn khoai lang vào thời gian ăn trưa. Vì canxi của khoai lang cần 4-5 giờ trong cơ thể mới được hấp thu, trong khi ánh sáng mặt trời vào buổi chiều thúc đẩy sự hấp thụ canxi lý tưởng nhất. Ăn khoai lang vào buổi trưa, canxi trong khoai lang có thể được hấp thu hoàn toàn trước bữa ăn tối, sẽ không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi trong các thực phẩm khác mà chúng ta ăn vào bữa tối.
Càng để lâu vị càng ngọt
Tại sao khoai lang để lâu ngọt hơn khoai lang mới đào? Một là vì lượng nước trong khoai lang bị giảm do bốc hơi, làm tăng nồng độ đường trong khoai lang; hai là trong quá trình này, nước tham gia vào phản ứng thủy phân với tinh bột trong khoai lang, tinh bột thủy phân biến thành đường, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên. Vì vậy, củ khoai lang để một thời gian sẽ có vị ngọt hơn củ khoai lang mới đào lên.
Thanh Xuân
TAMTHUC
Comment