sup-dau-xanh-thanh-nhiet-giai-doc-va-nhung-luu-y-khi-an
Súp đậu xanh thanh nhiệt giải độc và những lưu ý khi ăn
- bởi tamthuc --
- 08/06/2018
Đối với điều kiện thời tiết nóng bức trong mùa hè, việc giải nhiệt bằng súp đậu xanh rất tốt, dù vậy cũng có những nhóm người không phù hợp, vì dùng không chỉ không thể giải nhiệt mà còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Những lợi ích của súp đậu xanh
1. Giảm bức xạ
Đối với người dùng máy tính hàng ngày, việc ăn bổ sung món súp đậu xanh có thể giúp chống bức xạ, làm giảm tác hại của bức xạ gây ra cho cơ thể.
2. Loại bỏ độc tố
Súp đậu xanh có chứa thành phần chống dị ứng, hỗ trợ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể khi thời tiết mùa hè oi bức, rất hữu ích trong phòng bệnh da mùa hè, như da bị nổi mề đay.
3. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong đậu xanh có thành phần polysaccharide giúp tăng cường hoạt tính của lipoprotein trong huyết thanh, thúc đẩy sự cân bằng mỡ máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Thêm nữa, loại globulin và polysaccharides này có thể thúc đẩy phân giải cholesterol trong cơ thể, làm cơ thể giảm sự hấp thụ cholesterol, đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống cao huyết áp, tiểu đường và mỡ máu cao. Sự kết hợp của hai chất này giúp hạn chế đáng kể chứng đau thắt cơ tim, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch do nhiệt độ cao mùa hè gây ra.
4. Giải nhiệt
Đậu xanh tính mát, vị ngọt, giúp giải nhiệt rất tốt trong những ngày hè nóng bức. Nếu muốn dùng súp đậu chống say nắng, có thể nấu nước đậu xanh, hoặc nấu cùng kim ngân hoa, uống lượng thích hợp mỗi ngày để mang lại hiệu quả giải nhiệt mà không gây tác dụng phụ không mong muốn.
5. Kích thích thèm ăn
Do thời tiết mùa hè oi nóng, dễ gây mất cảm giác thèm ăn, trong đậu xanh giàu các nguyên tố như protein, lecithin, không chỉ để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho cơ thể, cũng có vai trò gây hưng phấn thần kinh để thúc đẩy sự thèm ăn.
6. Thúc đẩy sức khỏe toàn cơ thể
Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh rất cao, hàm lượng protein thậm chí cao hơn thịt gà, hàm lượng canxi và phốt pho cũng rất cao, vì vậy thường dùng đậu xanh sẽ đảm bảo hỗ trợ duy trì tốt sự phát triển bình thường của cơ thể.
7. Bảo vệ sức khỏe thận
Trypsin (Parenzyme) trong đậu xanh có thể giúp giảm thiểu sự phân giải protein, do đó giảm thiểu tác hại do phân giải protein gây ra cho thận, giúp bảo vệ sức khỏe thận. Thận là gốc của cơ thể người, khi thận được bảo vệ tốt thì tự nhiên cơ thể cũng giảm được nhiều bệnh tật.
Những người không nên dùng súp đậu xanh
Người thể chất quá yếu
Hàm lượng protein trong đậu xanh cao, cần được enzym hỗ trợ chuyển đổi thành peptide và axit amin mới dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Người thể chất suy nhược dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa, rất khó trong một thời gian ngắn để tiêu hóa protein đậu xanh, vì thế dễ gây tiêu chảy.
Phụ nữ kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ kỳ kinh nguyệt cơ thể trong tình trạng mất máu, thể chất thiên về lạnh, vì vậy không nên dùng súp đậu xanh tính lạnh, nếu không sẽ gây khí huyết ngưng trệ, gây đau bụng hoặc làm nặng thêm đau bụng kinh và cơ thể khó chịu trong kỳ kinh.
Người đang dùng thuốc
Người đang dùng các loại thuốc khác nhau không nên uống súp đậu xanh, vì công dụng giải độc của đậu xanh bắt nguồn từ thành phần như protein đậu xanh kết hợp với phospho hữu cơ và kim loại nặng thành chất kết tủa, những thành phần giải độc này sẽ phân giải cả dược phẩm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Người thể chất lạnh
Người thể chất lạnh thường có các triệu chứng như tứ chi lạnh và thiếu sức, lưng và chân lạnh, đại tiện lỏng, trong khi uống súp đậu xanh sẽ làm tình trạng các triệu chứng trầm trọng thêm, thậm chí gây tiêu chảy, khí huyết ngưng trệ…
Kiêng kỵ
- Không nên dùng quá nhiều: Người bình thường dùng súp đậu xanh nhiều quá có thể làm dạ dày lạnh gây bệnh đường tiêu hóa, như tiêu chảy. Phụ nữ dùng súp đậu xanh quá mức có thể gây các triệu chứng phụ khoa như huyết trắng, đầy bụng, đau bụng kinh.
- Không dùng chung với vị thuốc Đông y: Cuốn sách “Bản thảo cương mục” kinh điển của Trung Quốc có ghi: “Đậu xanh có khí lạnh vị ngọt, không độc hại, có thể hóa giải tất cả các loại thảo dược”. Trong kinh nghiệm dân gian, nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc người ta thường dùng nước đậu xanh cấp cứu giải độc. Do đó, khi đang dùng các vị thuốc Đông y thì không nên uống súp đậu xanh để tránh trung hòa dược tính.
- Không nên uống súp đậu xanh khi bụng đói: Khi bụng đói không nên uống súp đậu xanh, súp đậu xanh tính lạnh, khi đói bụng dùng sẽ không tốt cho dạ dày.
- Không nên dùng hàng ngày: Dùng một lượng phù hợp súp đậu xanh tốt cho cơ thể, nhưng không nên dùng hàng ngày. Người lớn cũng chỉ nên dùng từ 2-3 lần một tuần, mỗi lần một bát là đủ. Trẻ em khi dùng phải căn cứ tùy theo tình trạng thể chất. Trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu ăn cháo có thể bổ sung thêm chút đậu xanh, sau khi bé quá 6 tuổi mới được cho dùng với liều lượng như người lớn.
Thanh Xuân
TAMTHUC
Comment