phai-lam-ngay-de-cuu-song-nguoi-tai-bien-bat-tinh
Phải làm ngay để cứu sống người tai biến bất tỉnh
- bởi tamthuc --
- 13/01/2016
Trúng gió bất tỉnh thường được gọi là một dạng tai biến có thể gây đứt mạch máu não, nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu và nguy kịch đến tính mạng. Đông y từ ngàn xưa đã tổng hợp được những phương pháp đơn giản để cấp cứu bệnh nhân hiệu quả trước khi có sự can thiệp của thầy thuốc.
Bệnh trúng gió, thoạt tiên té ngã, bất tỉnh nhân sự, tay chân giật, mắt miệng méo, sùi bọt mép(chứng này thường gặp ở những bệnh nhân có huyết áp cao, trước kia hay gặp ở người già nhưng hiện nay phạm vi độ tuổi gặp phải chứng này mở rộng khá nhiều tới những người còn rất trẻ). Đông y cho rằng, khi gió độc nhập vô tạng, phủ nào, đều có những hiện trạng khác nhau có khi nhập vô huyết mạch. Hễ bộ phận nào bị gió nhập thì các mạch máu bị bế tắc, máu chảy không được nữa nên mới bị đứt gân máu.
Bên Tây y thì cho là đứt mạch máu não (trên đầu) căn cứ vào hiện trạng trông thấy sự thật, còn Đông y căn cứ vào khí hóa vô hình, tức là căn cứ vào gốc bệnh. Tây y nhìn vào hiện trạng của bệnh (đó là cái ngọn). Bởi vậy khi bị trúng gió, bộ phận nào bị trúng thì lập tức phải khai thông các huyệt của bộ phận đó thì máu không bị tắc nghẽn nữa.
Cách khai thông huyệt :
Bất kể ai, bất kỳ lúc nào, hễ gặp một người bị stroke (bị trúng gió ngất xỉu) thì lập tức lấy 1 vật cứng, như đầu quản bút… day ấn mạnh vào huyệt dũng tuyền, dưới lòng bàn chân (Chia làm bàn chân làm 3 phần, huyệt ở chỗ lõm vị trí giao nhau của 1/3 bàn chân tính từ ngón chân xuống gót chân, thẳng kẻ ngón 2 và 3) sẽ làm bệnh nhân hồi tỉnh lại rất mau chóng.
Nếu bệnh nhân tự mình có thể day ấn hay đạp chân vào góc nhọn cạnh giường hay bàn ghế, rồi xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Làm như vậy chỉ trong mấy phút có thể trở lại bình thường, tránh được chứng ngất xỉu hay bại liệt. Khá nhiều người không biết cách đề phòng nên đã bị chết hay bại liệt.
Dùng bài thuốc dân gian:
Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồi thì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền như trên cho họ, đồng thời giã gừng sống vắt lấy nước cốt, chừng nửa ly nhỏ, pha với đồng tiện, 2 vị bằng nhau, cho uống (Đồng tiện là nước tiểu bé trai độ 5-6 tuổi trở xuống, nếu không tìm được trẻ con thì lấy của người lớn cũng được, nhưng không hay bằng trẻ con, nên bỏ bớt đợt đầu và cuối đi, cũng có thể dùng dấm chua hay rượu mạnh thay thế nhưng ít công hiệu hơn). Việc làm này coi như không hợp vệ sinh, nhưng thực tế, kinh nghiệm dân gian, đã cứu được vô số người, còn hơn là để họ chết giữa đường khi chưa kịp tới nhà thương. Nhiều vụ tới bệnh viện cũng không chữa được hoặc có chữa được cũng phải qua một thời gian dài tập luyện phục hồi cực kì vất vả.
Nếu bệnh nhân răng cắn chặt không đổ thuốc được: Không đổ nước được thì dùng phèn chua cộng thêm muối rang, hai vị bằng nhau, nghiền nát, chà vào hàm răng, thì nước miếng sẽ chảy ra, chỉ một lúc sau thì răng tự mở ra được.
Dùng phương pháp chích nể:
Sau khi đay ấn huyệt Dũng Tuyền và cho ống thuốc mà chưa tỉnh dậy, lập tức hãy dùng ngay phương pháp: Chích nể và nặn máu bầm ở các huyệt sau đây:
a/ Huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón tay).
b/ Huyệt khí đoan (nằm ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón chân).
c/ Huyệt ấn dường (nằm ở 2 chân mày).
– Sau khi chích nể các huyệt, chỉ trong giây lát sẽ tỉnh lại.
Lưu ý:
Dụng cụ để châm: Nếu có sẵn kim tiêm thì rất tiện lợi, không đau và kim sắc. Nếu không có thì dùng loại kim to khác thay thế. Ở quê có thể dùng gai chanh nếu không có kim…
Sát trùng: Cần phải sát trùng dụng cụ cẩn thận, cả tay người làm, và da nơi các huyệt phải châm, để tránh nhiễm trùng.
Theo sách Thuốc y học cổ truyền cây nhà lá vườn
Nguồn: http://suckhoemoitruong.com.vn/phuong-phap-chua-benh/phai-lam-ngay-de-cuu-song-nguoi-tai-bien-bat-tinh-id16606n.html
Comment