em-be-thang-tuoi-bi-thieu-nang-tri-tue-chi-vi-thoi-quen-hang-ngay-cua-nguoi-me
Em bé 8 tháng tuổi bị thiểu năng trí tuệ chỉ vì thói quen hàng ngày của người mẹ
- bởi tamthuc --
- 04/12/2015
Chỉ vì thói quen để băng phiến khắp nhà để đuổi gián, chống ẩm mốc, người mẹ trẻ đã vô tình biến cô con gái kháu khỉnh, đáng yêu của mình trở nên chậm chạp, trì trệ không khác gì trẻ bị bệnh down vì phải ngửi mùi băng phiến quá nhiều.
Phát hiện muộn màng
Nhận thấy con gái nhỏ gần đây biểu hiện không được lanh lợi: Mắt lờ đờ, cử động chậm chạp, phản ứng với âm thanh hình ảnh đều không nhanh nhẹn như khi mới chào đời. Đặc biệt bé rất hay bị trúng gió, da mặt vàng hơn hẳn các bé cùng tháng, người mẹ trẻ ở Trung Quốc liền vội vã đưa con đi khám.
Bé gái 8 tháng phản ứng chậm chạp, lờ đờ
Vừa bắt đầu thăm khám, bác sĩ đã ngửi thấy mùi băng phiến nồng nặc trên cơ thể bé gái. Lúc bấy giờ người mẹ mới giải thích rằng, nhà mình ẩm thấp, khắp nhà luôn để sẵn nhiều băng phiến để chống gián, mối.
Qua chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ cho biết, bé gái bị hội chứng tan máu (huyết tán) cấp tính vì ngộ độc băng phiến. Do bị huyết tán kéo dài trong nhiều tháng, hồng cầu trong cơ thể cháu bé bị vỡ quá nhanh, chưa kịp sản sinh ra lượng mới đủ để bù đắp khiến cháu bị vàng da, thiếu máu não, phản ứng chậm chạp.
Nguy hiểm hơn, bé gái 8 tháng này còn bị ảnh hưởng trầm trọng đến não bộ, gây ra tình trạng trì trệ, thiểu năng như người bị bệnh down bẩm sinh.
Nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc
Băng phiến có chứa hàm lượng lớn p-dichlorobenzene và naphthalene. Người trưởng thành có sẵn chất glucose dehydrogenase 6 trong cơ thể, chất enzyme này khi tiếp xúc với hai thành phần độc tốt trên sẽ tự động khử độc, thải loại ra qua đường bài tiếp.
Ngược lại, với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hồng cầu còn đang thiếu hoặc chưa kích hoạt được enzyme hoạt động tốt nên khi hít phải băng phiến quá thường xuyên, sẽ dẫn đến việc phá hỏng kết cấu hồng cầu.
Băng phiến ẩn chứa rất nhiều chất độc ảnh hưởng nặng nề đến trẻ nhỏ
Từ đó tạo nên tình trạng huyết tán – thiếu máu cấp, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như suy tim, thiếu máu não. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến việc trẻ phản ứng chậm, vàng da cùng một loạt các ảnh hưởng sâu và rộng khiến thị giác thính giác yếu kém.
Đặc biệt, chất naphthalene này còn ảnh hưởng rất mạnh đến gan, thận và trung khu thần kinh cùng dạ dày, hệ tiêu hóa của bé. Nếu chẳng may trẻ nhỏ hít hoặc nuốt phải chỉ gần 2 gam naphthalene thì sẽ bị tử vong do ngộ độc cấp tính. Đến cả người lớn khi bị ngộ độc do hít ngửi, tiếp xúc với một lượng lớn chất này thường xuyên dài ngày cũng sẽ bị ung thư da, máu trắng.
Trẻ càng nhỏ tháng, ít ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của các độc tố, chất hóa học mạnh và nguy hiểm trong băng phiến. Các bậc phụ huynh nên để băng phiến trong nhà vệ sinh hoặc tủ quần áo của bản thân. Có thể chọn dùng thuốc xịt phòng hoặc chịu khó tẩy rửa, dọn nhà thường xuyên hơn.
Người mẹ trẻ hối hận vô cùng vì đã hại con gái mình chỉ vì thói quen sạch sẽ quá độ
Những quy tắc nhỏ giúp mẹ và bé yên tâm
1. Không để băng phiến ở nơi dễ lấy trong tủ quần áo của trẻ. Nếu có thì trước khi dùng cần tẩy rửa, giặt giũ sạch sẽ quần áo cho bé hoặc phơi đồ dưới ánh nắng trực tiếp.
2. Chọn dùng những loại băng phiến có thành phần tự nhiên 100%: Đó là những loại băng phiến có màu như gỗ hoặc không màu như thủy tinh, mùi thơm thoang thoảng. Đây là loại băng phiến mà nhà sản xuất đã chưng hấp naphthalene dưới dạng tinh dầu nên giảm độ độc hại đi nhiều phần.
Nếu muốn sử dụng hãy cố gắng chọn loại băng phiến có thành phần tự nhiên (Ảnh internet)
3. Ngay khi chọn dùng băng phiến tự nhiên, cũng nên bọc quần áo lại bằng giấy vệ sinh, tránh để đồ đạc, quần áo tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt rộng với chất hóa học này.
4. Trong trường hợp trẻ nuốt phải băng phiến cần sơ cứu như sau: Tuyệt đối không nên uống sữa để lọc độc, vì sữa sẽ đưa chất độc đi đến khắp cơ thể nhanh hơn. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Băng phiến – kẻ thù kinh hoàng với trẻ nhỏ và thai phụ
Một bé gái ở Tiêu Khê Vô Tích vì bị chốc đầu, ông ngoại thiếu hiểu biết, tán nhỏ băng phiến, ủ trên đầu bé vài tuần, khiến cháu bị ngộ độc nặng suýt nguy hiểm đến tính mạng.
Năm ngoái, tại Bắc Kinh một bé trai trong lúc chơi đùa ở nhà đã… nuốt nhầm băng phiến, may mắn được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên bảo toàn được tính mạng.
Chị Vương ở Quảng Châu vừa mang thai được gần 10 tuần, bỗng nhiên ngất xỉu. Khi được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu, chị giữ được mạng sống nhưng không may sảy thai. Nguyên nhân là do chị thường xuyên hít phải băng phiến dài ngày dẫn đến ngộ độc nặng nề.
Đức Uy (Dịch theo HuashangNews)
Nguồn:Theo TTTĐ
Tựa đề đã được thay đổi so với bản gốc
Comment