No icon

nhin-lai-nhung-vu-thu-mua-nong-san-la-doi-cua-thuong-lai-trung-quoc

Nhìn lại những vụ thu mua nông sản “lạ đời” của thương lái Trung Quốc

Thời gian qua, thương lái Trung Quốc đã có nhiều vụ thu mua nông sản Việt rất “lạ đời”. Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì, chỉ biết sau khi họ bỏ đi, người nông dân đành “ngậm ngùi” ôm trái đắng.

Những bài học từ việc thu gom ốc bươu vàng, đỉa, lá mãng cầu, cam non, cau non, hoa thanh long … trong thời gian qua dường như vẫn chưa đủ để cảnh báo người nông dân.

Thu mua cau non, cam non

Cau non và cam non là loại hàng đặc biệt thương lái Trung Quốc thu gom gần đây nhất. Tình trạng thu mua cau non, cam non xảy ra tại các tỉnh miền Tây từ đầu tháng 5/2015 tới nay.

Cau non được thương lái tới thu mua cao non với giá cao ngất ngưởng để xuất sang Trung Quốc. Phần lớn những hộ gia đình trồng cau thường thu hoạch khi cau đã già, phục vụ cho công tác cưới hỏi. Còn với cau non rất ít dùng. Thế nhưng các thương lái lại thu mua cau càng non với giá càng cao.

Người dân thấy lợi trước mắt nên ồ ạt hái cam non bán cho thương lái (Ảnh: NNVN)

Người dân thấy lợi trước mắt nên ồ ạt hái cam non bán cho thương lái (Ảnh: NNVN)

Trước đây, với mỗi buồng cau già, đẹp, nếu bán giá đắt nhất của chỉ được 5.000 đồng/kg. Thấy giá cao nhiều người dân đang có ý định phá vườn trái cây trồng cau, điều này thực sự nguy hiểm, bởi thực tế, nếu thương lái không đẩy giá lên thì cây cau không hề có giá trịnh kinh tế.

Tại các tỉnh  như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp,…  cánh thương lái ồ tạ thu mua cam non còn tươi với giá 2.000 đồng/kg và khoảng 12.000 đồng/kg với cam xắt miếng phơi khô. Người dân thấy lợi trước mắt nên ồ ạt hái cam non bán cho thương lái mà không lường trước được hệ lụy về sau.

Thu mua nụ thanh long

Tại địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Long An) và huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua hoa thanh long để cung ứng cho thị trường Trung Quốc.

Tại 2 địa phương này, nhiều doanh nghiệp đứng ra thu mua và xây nhà máy sơ chế hoa thanh long. Việc mua bán hoa thanh long với mục đích không rõ ràng nói trên đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm, thận trọng từ nhà vườn cũng như chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Khi vào vụ cây ra hoa, mỗi cơ sở thu mua được cả chục tấn hoa một ngày.

Khi vào vụ cây ra hoa, mỗi cơ sở thu mua được cả chục tấn hoa một ngày.

Các chủ cơ sở thu mua cũng không biết họ mua hoa thanh long làm gì, chỉ biết đầu ra cuối cùng là bán cho thương lái Trung Quốc. Hoa thanh long mà cơ sở này chọn mua chưa nở (dạng nụ) với giá từ 2.500 đồng đến 3.000 đồng/kg, để bán lại thu lợi 1.000 đồng/kg. Khi vào vụ cây ra hoa, mỗi cơ sở thu mua được cả chục tấn hoa một ngày.

Thu mua lá mãng cầu, lá điều

Tất cả những mặt hàng kỳ quặc thương lái Trung Quốc thu mua đều không ai rõ để làm gì, có giá trị sử dụng ra sao. Việc thu mua lá điều khô cũng là một ví dụ. Thương lái thu mua lá điều khô với giá cao khiến nhiều người tận diệt lá điều.

Khoảng đầu năm, người dân Đồng Nai đổ xô đi thu gom và đem bán lá điều khô với giá khoảng 1.200 đồng/kg. Hoạt động thu gom tấp nập đến nối chỉ riêng tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai đã có tới 4 điểm thu mua lá điều khô, mỗi điểm thu mua khoảng 1 tấn lá/ngày.

Việc thu gom lá điều lan rộng ra cả các tính miền Đông Nam Bộ. Điều đáng chú ý, khi lực lượng chức năng mời thương lái lên làm việc thì ngay ngày hôm sau toàn bộ lá điều khô đã bị mang ra cánh đồng vắng đốt bỏ, thương lái rời khỏi địa bàn trong khi chính các cơ quan chức năng cũng chưa kịp hiểu mục đích vì sao lại thu gom và đốt bỏ ngay sau đó.

Nhiều bà con ở địa phương đã đổ xô hái lá mãng cầu trong vườn nhà mình đem bán, thậm chí nhiều hộ dân mới trồng mãng cầu xiêm chưa cho trái nay đốn luôn cả cây.

Nhiều bà con ở địa phương đã đổ xô hái lá mãng cầu trong vườn nhà mình đem bán, thậm chí nhiều hộ dân mới trồng mãng cầu xiêm chưa cho trái nay đốn luôn cả cây.

Tại Hậu Giang lá mãng cầu xiêm tươi được thu mua từ 5.000 đến 7.000 đồng/ kg sau đó tăng lên 10 đến 15.000 đồng/kg. Đối với  lá mãng cầu phơi khô có giá từ 30.000 đến 45.000 đồng/kg. Trước đây ở ĐBSCL cũng từng xảy ra trường hợp thương lái lạ mặt đến tìm thu mua lá khoai mì (sắn); lá, thân cây bần ổi với giá cao ngất ngưởng sau một thời gian thu mua thì họ biến mất để bà con nông dân điêu đứng.

Thu mua đỉa, ốc bươu vàng

Kỳ lạ nhất có lẽ là vụ  nhiều thương lái Trung Quốc ào ào sang Việt Nam thu mua đỉa thu mua đỉa . Giá thu mua lên tới 1-2 triệu đồng/kg đỉa khô khiến người dân đổ xô ra các cánh đồng để bắt đỉa. Việc thu mua đỉa ào ạt của Trung Quốc khiến người dân không chỉ đi bắt mà còn thi nhau nuôi đỉa.

Sau khi cánh thương lái ngưng thu mua, đỉa bị thả lại đồng ruộng khiến bà con nông dân khốn đốn.

Sau khi cánh thương lái ngưng thu mua, đỉa bị thả lại đồng ruộng khiến bà con nông dân khốn đốn.

Cơn sốt tìm bắt đỉa bán cho Trung Quốc lan tới cả Hà Nội. Hàng chục người đi bắt đỉa ở khu vực Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội). Cơn sốt thu mua đỉa có lẽ kéo dài nhất trong các loại của lạ thương lái Trung Quốc thu gom. Gần đây nhất, tại các cánh đồng của huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hà Tĩnh vẫn xuất hiện nhóm người lạ đi tìm bắt đỉa một cách chuyên nghiệp. Những người này bán cho đầu mối thu gom với giá khoảng 500.000  đồng – 600.000 đồng/kg. Đầu mối này bán lại cho ai hoặc để làm gì thì không ai rõ, chỉ người nọ truyền tai người kia hình như đêm bán lại cho thương lái Trung Quốc.

Những hệ lụy về sau

Trên thực tế, không ít người hám lợi trước mắt đã tham gia vào chuỗi này rồi sau đó không ít tiểu thương điêu đứng vì bị thương lái Trung Quốc “bỏ bom” vì nhập hàng nhiều nhưng thương lái Trung Quốc không quay lại lấy. Có nhiều hộ nông dân, tiểu thương Việt Nam vay mượn tiền ngân hàng, người thân thu gom nông sản, thủy, hải sản với số lượng lớn không biết bán cho ai, lâm vào cảnh nợ nần khốn khó, thiệt hại nặng về kinh tế.

Mỗi một đợt thu mua nông sản lạ diến ra liên tiếp nhau trong một thời gian dài khiến bà con nông dân đổ xô chạy theo sự hấp dẫn của lợi nhuận mà ít ai quan tâm đến những hệ lụy. Hậu quả của những phi vụ mua bán kì quặc kia là lá điều chất thành núi; đỉa, ốc bươu vàng nhiều nơi tiểu thương đã thả lại đồng ruộng khiến bà con nông dân khốn đốn; lá mãng cầu, cam non bị cắt bỏ sớm, làm năng suất cây sụt giảm nghiêm trọng.

Theo chuyên gia nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân, ý đồ của Trung Quốc khi ồ ạt thu mua các loại nông sản của Việt Nam là muốn phá hoại kinh tế, và sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Theo Thanh Tân (NB&CL)

Nguồn: http://vietpress.vn/20150913012720528p116c70/nhin-lai-nhung-vu-thu-mua-nong-san-la-doi-cua-thuong-lai-trung-quoc.htm

TAMTHUC

Comment