huong-dan-cai-thuoc-la-hieu-qua
Hướng dẫn cai thuốc lá hiệu quả
- bởi tamthuc --
- 10/06/2013
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của bản thân và người xung quanh , hôm nay tamthuc.com xin đăng bài thuốc hướng dẫn bỏ thuốc lá hiệu quả nhất , chúc các bạn cai thuốc thành công !
I. TÔI CHƯA SẴN SÀNG BỎ THUỐC LÁ
Bạn đang đọc đến phần “Hướng dẫn cai thuốc lá” và có lẽ bạn đã hút thuốc như tôi. Chắc chắn bạn đã nghe nhiều lời khuyên bỏ thuốc để tránh các bệnh như tim mạch và ung thư.
Bạn cũng thấy việc hút thuốc nơi công cộng ngày càng bị hạn chế hơn, ngay cả trong cơ quan của bạn.
Có lần tôi và một số bạn bè đã bàn luận về việc hút thuốc, chúng tôi đã tranh luận sôi nổi về cái thú thích của mình. Sau đây chúng tôi nêu ra một vài điều thú vị và không thú vị của việc hút thuốc lá – tạm coi là những lý do “bênh vực” và những lý do “chống đối” việc hút thuốc.
Bênh vực cho hút thuốc lá:
– Đem lại sự thích thú
– Tinh thần bớt căng thẳng
– Tay bớt thừa thãi
– Thêm tự tin
– Lên tinh thần
– Tăng thêm khẩu vị, đặc biệt với cà phê và rượu bia
– Cảm thấy ngon miệng sau bữa ăn
– Bớt buồn chán.
Chống hút thuốc lá:
– Giảm bớt sự tráng kiện
– Vàng răng
– Hơi thở và quần áo hôi mùi khói thuốc
– Làm mình bị ghiền
– Có nguy cơ bị bệnh ung thư phổi, bệnh tim và tai biến mạch máu não.
– Làm bị ho và da nhăn nheo
– Tốn nhiều tiền
Còn nhiều lý do chống đối và còn nhiều nữa. Tuy nhiên sự kiện không thay đổi là tôi vẫn thích hút thuốc, nhưng chắc một điều nó làm tôi suy nghĩ có nên tiếp tục hút nữa hay không.
Hút thuốc có lợi nhưng cũng có hại; cân nhắc lợi hại có thể giúp bạn quyết định chọn lựa. Quyết định thế nào là quyền của bạn.
Cái lợi của hút thuốc lá:
1. Xoa dịu tinh thần: Hút thuốc có thể làm tinh thần bớt căng thẳng, nhưng sau đó ta có thể cảm thấy khó đối phó với những căng thẳng nếu không có điếu thuốc.
2. Giúp suy tư: Hút thuốc giúp tập trung vào công việc hơn.
3. Thêm hăng hái: Hút thuốc có thể làm tinh thần thoải mái để làm việc suốt ngày hay làm tỉnh táo nếu cảm thấy buồn ngủ.
4. Tránh nhàm chán: Nếu cảm thấy ngày dài và không biết làm gì, hút thuốc lá có thể giúp qua thời gian.
5. Thêm tự tin: Khi giao tế hoặc cảm thấy hơi lúng túng, điếu thuốc có thể làm đỡ ngượng nghịu.
Tác hại của thuốc lá:
1. Thuốc lá gây nghiện: Đa số những người hút thuốc lá điều ghiền. Chất nicotine trong thuốc lá là một chất gây nghiện. Ghiền không phải là một sự yếu đuối, nhưng đúng hơn nó là một nhu cầu sinh lý để giữ mức độ nicotine trong máu. Hút thuốc buổi sáng trong khoảng thời gian nửa giờ sau khi thức dậy hoặc hút hơn 20 điếu một ngày là dấu hiệu bị lệ thuộc vào chất nicotine.
2. Giảm bớt tráng kiện: Bạn có thể cảm thấy như đang hút hơi khi leo lên thang cấp, hoặc đi bộ. Chất Carbon Monoxide trong khói thuốc lá làm giảm lượng dưỡng khí trong cơ thể. Bạn sẽ mau mệt, nhất là khi dùng nhiều sức.
3. Tác hại đến người khác: bạn có thể thấy hiện nay những người không hút thuốc cảm thấy không mấy vui đối với việc hút thuốc. Trong một căn phòng đầy khói thuốc có thể hít một lượng khói tương đương với lượng khói tương đương với lượng khói của 7 điếu thuốc. Trẻ em, những người bệnh suyễn và những người bị dị ứng có thể bị ảnh hưởng tai hại do thuốc lá gây ra. Quan trọng hơn, trẻ lớn thường hút thuốc hay trở thành người ghiền thuốc lá hơn nếu cả cha lẫn mẹ đều hút thuốc.
4. Hại cho sức khỏe
Bệnh nghẽn động mạch vành: hút thuốc nhiều làm tăng nguy cơ đau tim lên gấp 3 lần. Chứng bệnh này do tắc nghẽn các mạch máu đưa dưỡng khí đến tim. Nguy cơ bị đau tim càng tăng nếu càng hút thuốc nhiều hay hút trong một thời gian và càng nuốt nhiều khói thuốc. Khi bỏ thuốc thì nguy cơ bệnh tim cũng giảm.
Tai biến mạch máu não và các bệnh về hệ tuần hoàn: mạch máu ở não bộ cũng có thể bị tắc nghẽn và gây tai biến mạch máu não. Hút thuốc cũng làm tắc nghẽn mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân. Một khi hệ thống tuần hoàn bị hư hại nhiều có thể đưa đến bệnh thối giữa và cưa bỏ phần các bệnh này sẽ giảm xuống sau khi bỏ hút thuốc.
Nguy cơ ung thư: nếu không hút thuốc, nguy cơ ung thư sẽ ít hơn. Nếu hút hơn 20 điếu mỗi ngày, nguy cơ bệnh ung thư phổi sẽ tăng 15 đến 25 lần hơn những người không hút thuốc. Chất nicotine xâm nhập vào hầu hết các cơ quan và bộ phân sinh dục. Hút thuốc còn gây ra những bệnh ung thư khác như ung thư cổ họng, miệng, bao tử, tụy tạng và thận. Nguy cơ phát triển của các căn bệnh ung thư giảm xuống nhiều khi bỏ thuốc lá. Ngay những năm đầu, khi bỏ hút thuốc sức khỏe của bạn cải thiện nhanh chóng.
Những bệnh khác về phổi: phổi càng lành mạnh bạn sẽ càng cảm thấy khỏe vì thân thể có nhiều dưỡng khí. Nếu hút thuốc bạn dễ bị viêm cuống phổi mãn tính và bệnh khí thũng. Viêm cuống phổi mãn tính làm sưng và tác hại những ống dẫn khí của phổi và bệnh khí thũng phá hoại mô phổi gây khó thở. Ngay sau khi bỏ hút thuốc có thể bạn sẽ ho nhiều hơn vì phổi bắt đầu làm sạch chất nhựa thuốc (chất tả màu vàng). Khi tiến hành này hoàn tất, hô hấp sẽ khả quan hơn, lượng dưỡng khí tăng và bạn sẽ cảm thấy nhiều nghị lực và khỏe mạnh hơn.
Da và răng: cũng bị ảnh hưởng. Hút thuốc làm răng xỉn đi. Hút thuốc làm da không có đủ dưỡng khí nên tế bào mới không thể sinh sôi nảy nở được. Người hút thuốc thường có nước da vàng ủng. Những vết nhăn quanh mắt và miệng xuất hiện sớm hơn những người không hút thuốc cùng lứa tuổi nên trông có vẻ già hơn.
Cân nhắc lợi hại của việc hút thuốc lá:
Có những điều lợi và hại về hút thuốc lá. Bạn hãy cân nhắc những ý nghĩ của bạn về hút thuốc bằng cách viết ra giấy những điều lợi và hại mà bạn thấy. Trong bài tập dưới đây hãy kê khai tất cả những gì bạn thích và không thích về việc hút thuốc. Bạn nên dành thì giờ để xem thử khía cạnh nào quan trọng hơn đối với bạn trong thời gian lâu dài về sau.
“Ông ơi tôi bảo ông này
Ông đem vứt cai điếu cày giùm tôi.
Hút thuốc cái miệng ông hôi,
Đêm ho sù sụ làm tôi thêm sầu”
Những quan ngại về việc bỏ hút thuốc lá
– “Trước kia tôi đã thử bỏ hút thuốc lá và tôi đã thất bại”
Có lẽ bạn cảm thấy hút thuốc trở lại là một sự thất bại, đặc biệt là nếu bạn đã thử bỏ hoặc cảm thấy khó khăn. Hầu hết những người bỏ thuốc thành công đã từng thử bỏ rất nhiều lần. Hãy xem mỗi lần thất bại là một kinh nghiệm học hỏi. Ca dao có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Nếu người chung quanh mất tin tưởng vào bạn, hãy cho họ thấy bạn không dễ bị đánh bại.
– “Thực sự ý trí của tôi không mạnh,……” Sức mạnh của ý trí không phải là cái gì ký diệu mà sinh ra đã có. Sức mạnh của ý trí là muốn thay đổi và là một sự đo lường sức mạnh của ước muốn và sự tự tin để bỏ thuốc lá.
– “Tôi muốn bỏ thuốc lá nhưng tôi dễ bực bội và cảm thấy bệnh khi không hút thuốc lá”
Những triệu chứng ghiền thuốc bắt đầu khi chất nicotine không còn trong cơ thể. Khoảng ba, bốn ngày sau cơ thể mới loại hết chất nicotine. Cơ thể cần 10 đến 12 ngày để thích ứng. Dùng cao dán nicotine (nicotine patch), tập thể dục, ăn trái cây tươi, rau và uống nhiều nước rất tốt trong thời gian này. Lúc này, một người bạn thân có thể giúp bạn thêm tự tin.
– Tác dụng ngoài ý muốn khi bỏ thuốc lá: Có một số người khi ngừng hút thuốc lá tăng cân nhanh, sợ béo mà tiếp tục hút thuốc. Có thể giảm béo mập bằng nhiều cách khác, đừng vì thế mà hút trở lại.
– Bây giờ tôi phải làm gì?
Sau khi xem xét kỹ những điều tích cực và tiêu cực của việc hút thuốc lá bạn có thể tiếp tục hút và phó thác cho số phận. Đằng khác, bạn có thể quyết định không hút nữa. Phần còn lại của cuốn sách này đưa ra một số cách bỏ thuốc cho những ai sẵn sàng
“Cai nghiện ông chớ để lâu,
Tim, phổi, gan, não còn đâu tế bào.
Chỉ cần có quyết tâm cao,
Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào đều thua.”
II. TÔI SẴN SÀNG BỎ HÚT THUỐC LÁ
Nếu bạn sẵn sàng bỏ hút thuốc bây giờ, những hướng sau đây có thể giúp bạn.
1. Bắt đầu:
– Việc bỏ hút thuốc gần giống như ra trận, ở đây bạn chiến đấu với chính sự thèm muốn của mình. Bạn phải chuẩn bị chương trình hành động sẵn sàng khi cuộc chiến bắt đầu. Sau khi bỏ, khuynh hướng hút thuốc có thể cảm dỗ bạn hút lại. Thực hiện một số biện pháp sau đây sẽ tăng thêm cơ may cho bạn chiến thắng.
2. Kiểm soát sự lệ thuộc chất nicotine của bạn
Dần dần trở thành quen, hút thuốc có thể trở thành ghiền. Nghĩa là cơ thể cần một lượng nicotine nào đó để cảm thấy thoải mái. Nếu lượng này bị giảm, bạn có thể thấy những triệu chứng ghiền như thèm thuốc, tính khí khó chịu.
3. Kiểm soát thói quen của bạn
– Mỗi lần hút thuốc cùng ly cà phê hay lon bia trong tay hoặc hút thuốc khi cảm thấy bối rối hay lúng túng, lúc đó bạn tạo ra sự liên hệ giữa nhưng biến cố ấy và việc hút thuốc. Sau thời gian ngắn, hút thuốc hoàn toàn dính liền với cuộc sống hàng ngày của bạn và bạn làm cho việc hút thuốc thành như là một thói quen; thí dụ bữa cơm không trọn vẹn nếu sau khi ăn không có điếu thuốc.
– Tất cả những gì liên quan chặt với việc hút thuốc trong quá khứ sẽ tạo ra động lực thúc giục bạn hút thuốc, cho đến khi bạn dứt bỏ được những ràng buộc ấy tạo ra một thói quen mới: không – hút – thuốc.
4. Kiểm soát lòng tự tin của bạn
– Ít người cảm thấy tự tin rằng họ sẽ bỏ thuốc dễ dàng. Mối đe dọa lớn nhất đối với lòng tự tin là sợ sự thất bại và điều này là do kết quả của những lần thử bỏ thuốc trong quá khứ. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ đưa bạn đến chôc bất lực và thụ động. Hãy xem hiện tại như là một cơ hội để thực hiện các công việc một cách khác đi và học hỏi những bài học có giá trị từ những lần nhầm lẫn trong quá khứ. Hãy xem những vấn đề khó khăn , việc hút thuốc trở lại là chuyện bình thường và đừng xem như là những dấu hiệu của sự yếu đuối.
5. Hãy chuẩn bị để bỏ thuốc hút thuốc lá
– Hãy chọn lựa “Ngày bỏ hút thuốc”. Mục đích của bạn là bỏ hút thuốc hoàn toàn trong ngày ấy. Giảm hút thuốc không phải là phương pháp hữu hiệu để bỏ thuốc. Nếu bạn lỡ hút lại một điếu, cứ coi như đó là một kinh nghiệm học tập. Hãy xem thử lại tại sao bạn lỡ ….và làm sao có thể đề phòng lần sau hơn là coi đó là một thất bại và hút thuốc trở lại.
– Hãy nhớ rằng bạn đã tự cho bạn rất nhiều dịp để tập hút thuốc thì bạn cũng hãy tạo cho mình cơ hội như vậy để trở thành người không hút thuốc.
– Tốt nhất nên có một ít sự thay đổi ngày bỏ hút thuốc, thí dụ không hút thuốc vào buổi sáng hoặc giảm số điếu thuốc xuống hoặc thay loại thuốc có số lượng nicotine thấp.
6. Không hút lại sau ngày bỏ thuốc lá
– Mục đích từ bỏ hút thuốc và những ngày sau đó là để vượt qua những cơn thèm nữa. Vì lượng nicotine trong người giảm xuống sẽ thường bị dám dỗ hút lại trong mấy ngày đầu, đặc biệt là trong những hoàn cảnh lôi cuốn như: lúc uống cà phê,bia, rượu sau khi ăn, đi chơi với bạn bè, đến câu lạc bộ……Mỗi khi bạn vượt qua được một lần không hút thuốc là bạn bước gần đến sự thành công.
Sau đây là một vài phương pháp giúp bạn chống lại cơn thèm
– Thay đổi lối sống: Kinh nghiệm của một số người đã từng hút thuốc trước kia đề nghị nên bỏ uống cà phê và giảm uống rượu đặc biệt là một hai tuần đầu sau bỏ thuốc. Những người khác nhận thấy những thói quen mới như bơi lội, đi bộ. Bạn hãy thử khích lệ chính bạn từng giai đoạn để bạn đừng cảm thấy bị tước đoạt và bất hạnh. Tự mua quà cho mình và sắp đặt chương trình cho mình.
VD: Làm vườn, đi câu, đi bơi, thăn bạn bè…….Chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy bạn thực hiện được điều gì và chính điều này đã là một phần thưởng cho bạn.
– Cao dán nicotine: Cao dán nicotine được bào chế để giảm cơn thèm nicotine và phòng ngừa những triệu chứng ghiền thuốc. Sử dụng cao dán nicotine có triển vọng giúp bỏ thuốc thành công gấp đôi. Dùng mỗi ngày một miếng trong khoảng thời gian là 10 đến 12 tuần để cung cấp tam thời chất nicotine cho cơ thể trong khi bỏ thuốc. Bạn có thể giữ dán trong khi tắm hay bơi lội. Khi dùng chung với những phương pháp khác trong cuốn sách này là một phương pháp hữu hiệu để bỏ thuốc. Đặc biệt là đối với những người ghiền thuốc lá nặng.
VƯỢT QUA CƠN THÈM
1. Trì hoãn
– Phương pháp trì hoãn giúp giảm bớt cảm giác hoang mang, lo lắng khi bạn cảm thấy thèm thuốc lá. Thay vì bạn tự nhủ “tôi sẽ không bao giờ hút thuốc nữa”, Hãy nói với chính mình: “tôi quyết định không hút thuốc nữa, nhưng chỉ bây giờ, giờ này, ngày hôm nay”. Khi thời điểm này qua đi, bạn hãy tiếp tục trì hoãn nữa.
2. Giải trí
– Hãy làm tâm trí bạn đừng nghĩ tới thuốc lá khi bạn thèm hút thuốc. Cơn thèm thường chỉ kéo dài vài phút. Giải trí bằng cách đếm lùi, tính nhẩm, hát…..hay đánh răng, tập thể dục, làm việc, ăn trái cây, uống nước lạnh, thở dài hơi hay đi tắm
3. Tránh né
– Trong vài tuần đầu khi bỏ thuốc, bạn nên tránh những hoàn cảnh hay những dịp lôi cuốn bạn hút trở lại, vì đây là thời gian nhiều cám dỗ nhất. Theo kinh nghiệm của những người đã bỏ thuốc bạn nên tránh: cà phê, rượu, bia, bạn bè hút thuốc, tiệc tùng, câu lạc bộ, quán bia, sự buồn chán, lo lắng hay hờn dỗi.
4. Trốn tránh
– Trốn tránh những hoàn cảnh gây cơn thèm….là một phương pháp cuối cùng khi những phương pháp trên thất bại. Bạn có thể ra ngoài năm phút để hút thở không khí trong mát. Trốn tránh sẽ giúp làm giảm cơn thèm hút thuốc và sẽ giúp bạn trở lại công việc của bạn đang làm.
5. Đối đầu với những cám dỗ
Cuối cùng bạn sẽ phải đối đầu với những quyết rũ hút thuốc khó khăn hơn. Cũng giống như người diễn viên hay lực sĩ tập dượt trước khi biểu diễn. Hãy tập thử sức đối đầu với những cám dỗ trong một môi trường an toàn.
Thí dụ: trước khi ra ngoài dự tiệc hoặc đến câu lạc bộ – nơi tụ tập nhiều người hút thuốc, bạn hãy mời những người hút thuốc và những người không hút thuốc đến nhà chơi và thử mức độ tự tin của bạn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn ở nhà thì chắc chắn rằng ở câu lạc bộ, trong buổi tiệc thì càng khó khăn hơn. Với sự tập dượt bạn sẽ xây dựng đủ sự tự tin để trở lại lối sống bình thường.
6. Thay đổi lối suy nghĩ
– Tiếng nói thì thầm trong đầu thúc đẩy bạn hút thuốc là tiếng nói của thói quen. Nếu nghe thấy hãy xua đuổi nó ngay tức khắc. Đừng tự nhủ rằng không sao, bởi vì sự suy nghĩ như vậy sẽ mở cửa cho nhiều lần khác nữa. Tự nhủ rằng bạn không được phép hút thuốc cũng có thể là một vấn đề, bởi vì nó có thể làm bạn muốn hút nhiều hơn nữa. Hãy thử nghĩ vài tư tưởng ngược lại để giúp bạn cảm thấy làm chủ được tình hình. Khi cảm thấy thích hút thuốc, hãy tử nhủ “giờ này tôi tôi đang bỏ thuốc lá”. Tốt hơn nên tự nhắc rằng bạn chọn bỏ hút thuốc chứ không phải đã bị phạt hay tước đoạt, mặc dầu thỉnh thoảng bạn có cảm giác ấy. Nếu bỏ hút thuốc không phải là sự lựa chọn của chính bạn, ban sẽ khó có thể thành công.
7. Đương đầu với nhưng căng thẳng
– Có người dùng thuốc lá để chế ngự sự căng thẳng. Thí dụ khi bạn cảm thấy bực tức hoặc khi bị áp lực đè nén, bạn có thể hút một điếu để làm bạn dịu lại. Hút thuốc lá ở những thời điểm này, có thể sớm trở thành một hành động phản xạ. Tránh không hút trong một thời gian dài, có nghĩa là tìm cách thức mới để đối đầu với căng thẳng. Đây là một vài mẹo vặt để giúp bạn đương đầu với sự căng thẳng:
Thở chậm, dài khi cảm thấy bị áp lực hay bực bội.
Tập thể dục nhiều hơn, có thể giúp bớt căng thẳng, làm việc trí óc nhẹ nhàng và chuẩn bị cho bạn đối phó với những khó khăn.
Học kỹ thuật đương đầu sự căng thẳng, như Yoga, thiền hay tập quyền.
Thực hiện từng bước một để thay đổi những hoàn cảnh tạo ra sự căng thẳng. Nếu cần hãy gặp bác sĩ hay vị cố vấn để hỏi ý kiến.
8. Cảm giác khó chịu
– Nếu bạn cảm thấy cáu kỉnh, giận hờn, buồn bực hay cảm thấy mất mát gì đó, điều này có thể bởi vì bạn mới bỏ một thói tật kéo dài lâu năm. Một số cảm giác đó có thể là những triệu chứng bị nicotine hành. Những cảm giác này sẽ sớm qua đi và được những cảm giác tích cực thay thế và tăng thêm lòng tự tin. Tích cực hoạt động và nói chuyện với một vài người bạn thân tình, có thể giúp bạn ổn định những cảm giác của bạn mà không cần hút thuốc.
TAMTHUC
Comment