No icon

mua-xuan-ta-di-ta-ba-bai-

MÙA XUÂN TA ĐI TA BÀ. BÀI 4.

MÙA XUÂN TA ĐI TA BÀ.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh, dùng để tôn vinh những chiến sĩ đã khuất trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.
Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị.
Mộ bắt đầu được quy tập tại đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước. Đây là khu an nghỉ của 10333 anh hùng liệt sĩ. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999 nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn. Chính phủ nhà nước quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ để một phần nào thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất, đã hy sinh vì đồng bào tổ quốc.
Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.
Hàng năm có khoảng 20,000 khách đến thăm đến từ trong nước lẫn ngoài nước.
Giữa mênh mông đại ngàn, suốt ngày đêm vi vu tiếng gió, Nghĩa trang Trường Sơn là nơi an nghỉ của 10.363 liệt sĩ. Phần lớn trong số đó là những chiến sĩ Đoàn 559 anh hùng - những chàng trai đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi, cái tuổi đang son và thớ thịt căng da. Họ đã chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Nhiều câu chuyện, theo anh Hồ Tất Ái - Trưởng ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thuộc khoa học huyền bí, là chuyện của thế giới tâm linh. Anh kể rằng, khi một đoàn các Mẹ Việt Nam anh hùng ở Bình Định lên thăm nghĩa trang, có một gia đình trong đoàn đi tìm mộ người thân, cả năm rồi không thấy. Hôm ấy, bác gái đi thắp hương ở các phần mộ, cũng là ngẫu nhiên. Bỗng thấy bác hét lên một tiếng rồi ngất đi, chúng tôi cứ tưởng bác bị cảm, hoặc giả cũng do quang cảnh nghĩa trang trầm mặc quá mà bác xúc động. Thế nhưng khi tỉnh lại, bác bảo với chúng tôi đúng đây là phần mộ của người em mà bác đang tìm kiếm nhiều năm qua. Rồi nhiều trường hợp khác, chỉ biết con em mình hy sinh trong chiến tranh, không biết phần mộ ở đâu. Gia đình đã đi tìm nhiều năm mà không thấy. Vậy mà trong một chuyến đi cùng mấy đoàn khách thăm nghĩa trang, đốt hương xong, họ như có người cầm tay dẫn đường, đi vòng vèo tới mấy ngôi mộ ở tận xa thắp hương, nhìn lại mới biết là mộ người nhà mình. Người dân ở đây cho rằng đó là các anh hùng liệt sĩ dẫn đường chỉ lối.
Anh Ái trầm ngâm: Ở nơi linh thiêng này, lời hứa là rất quan trọng, điều gì đã hứa là phải làm. Anh hồi tưởng lại: Một lần vào dịp cuối năm Quý Mùi (2003), anh em ở Ban quản lý Nghĩa trang bàn nhau dự định chiều ngày 26 - 12 âm lịch sẽ làm vài mâm cỗ, trước là thắp hương cúng các anh chị, sau là bữa cơm tất niên coi như động viên anh chị em trong cơ quan sau một năm làm lụng vất vả. Thế rồi nhiều đoàn lên thăm viếng, thành ra công việc bận quá, chưa tổ chức được. Đêm hôm ấy, rồi đến ngày 27, 28 cũng thế, đêm nào các anh cũng gọi: Anh em sao hứa mà không làm... sao hứa mà không làm...?
Một chuyện khác, thầy giáo Hải quê Hà Nam, công tác ở trường Đại học KHXH&NV đi cùng đoàn lên thăm nghĩa trang, khi đi qua nghĩa trang khu III là khu quy tập mộ các liệt sĩ của mấy tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh... thì người ta bỗng nghe thầy hát vang cả núi rừng liền một lúc 6 bài về Trường Sơn. Ngay đêm hôm ấy, thầy gọi điện về cho gia đình kể rằng đi ngang qua nghĩa trang khu III, các anh bảo hát cho các anh nghe những bài hát Trường Sơn nên thầy hát.
Anh em ở Ban quản lý cho biết rằng khu ấy thiêng lắm. Ngày rằm, mồng một đến thắp hương tại đó, họ vẫn nghe thấy tiếng anh em liệt sĩ nói cười, chào hỏi: “Các anh đến thắp hương đấy à?”
Anh Ái từng là lính trinh sát đặc công. Đối với người chiến sĩ được rèn luyện vững vàng như anh thì chuyện sống chết, hoang đường không có gì đáng sợ. Sau 7 năm công tác tại đây, một kỷ niệm làm anh còn nhớ mãi. Anh kể rằng:
- Đêm 14-11-2001, tôi và đồng chí Chủ tịch công đoàn cơ quan lên khu nghĩa trang thắp hương, chúng tôi thấy một người ngồi bên cạnh tượng đài. Chuyện thân nhân liệt sĩ lên nghĩa trang đêm hôm khuya khoắt cũng không phải là lạ. Tôi cứ nghĩ, có lẽ khách phương xa tới muộn. Dù sao tôi cũng đánh tiếng từ xa, không thấy người đó trả lời. Tôi ngạc nhiên quá, đến gần hơn, cách khoảng chục mét, tôi lại cất tiếng chào hỏi. Người đó vẫn im lặng. Khi chúng tôi tới gần tượng đài còn cách khoảng vài mét, người đó đi lùi ra một đoạn. Tôi đốt hương và nói: “Chúng tôi lên đây thắp hương và có vài lời với các anh hùng liệt sĩ. Anh ở đâu tới vậy?” Người đó nói: “Tôi cũng là liệt sĩ, ở nơi khác đến đây thăm anh em!” Quả thật lúc đó tôi vã mồ hôi hột, còn anh Chủ tịch công đoàn thì châm cả lửa vào tay. Quay lại thì không thấy người ấy đâu nữa.
Còn nhiều chuyện thuộc về thế giới tâm linh ở nghĩa trang này. Chị Trần Thị Thê, công tác nghĩa trang đã 25 năm. Chị có mặt ở đây từ năm 1981 khi mới thành lập nghĩa trang đến giờ. Chị kể thời kỳ đầu có hơn chục người, chủ yếu là chị em. Những ngày mới lên nghĩa trang, đêm đêm nằm nghe thấy tiếng các anh linh liệt sĩ cười đùa, rồi đàn hát những bài ca thời xưa, chị em cũng hoảng. Hai ba người quây lại ngủ chung một giường. Rồi sáng sớm, nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng bước chân hành quân trong đội ngũ, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu. Các chị mới đầu rất sợ, nhưng sau nghĩ đến các liệt sĩ xả thân vì nước lại cảm thấy thương vô cùng, thành ra ngày rằm, mồng một nào cũng lên thắp hương viếng mộ.
Nhà ngay cạnh nghĩa trang và lại công tác ngay trong ban quản lý, vì thế nên chị Thê gần như trực luôn ở đây ban đêm cũng như dịp lễ tết. Chị kể rằng, cả chục năm sống ở đây, cứ mỗi khi nhà có việc gì lớn thì đều lên xin các anh. Năm ngoái chị xây nhà, cũng làm mâm cỗ cúng, gọi là “báo cáo với các anh”. Chị tin rằng, chắc các anh phù hộ nên cái quán nhỏ của chị rất đông khách, ăn nên làm ra. Rồi thì chuyện người nhà ốm đau, thi cử của con cái, chị cũng làm lễ, trước là tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, sau nữa cũng mong các anh phù hộ độ trì cho. Dần dần, việc đó trở thành nghi lễ quen thuộc của bà con người Kinh ở quanh đây.
Những câu chuyện tâm linh có lẽ sẽ làm nhiều người mơ hồ sợ hãi. Nhưng với những người đồng đội của các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi đây, đó là câu chuyện của những người đang sống, các anh vẫn đang hiện hữu bên cạnh cuộc đời này. Có đoàn thương binh từ Hà Nội vào, năm nào cũng tới thăm nghĩa trang. Có anh mù 2 mắt, anh cụt 2 chân, hai tay, về đây thăm lại chiến trường xưa, thăm lại đồng đội cũ. Các anh ngủ lại giữa nghĩa trang, đốt lửa, thầm thì trò chuyện và hát lại những bài hát năm xưa cho những người đồng đội nghe. Họ đang sống lại những năm tháng hào hùng.
Chuyện linh thiêng, huyền bí ở nơi đây có phải thuộc khoa học huyền bí - như nhận định của anh Ái, chị Thê - hay do họ quá xúc động vì tấm gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, hoặc vì khung cảnh tịch mịch, thâm nghiêm, sự thăm thẳm đất trời giao hoà giữa âm dương, hư thực ở nơi đây thêu dệt nên? Dù là hoang đường, những câu chuyện đầy tính nhân bản đó vẫn gửi gắm một điều: Các anh đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết; các anh đã trở thành bất tử trong mỗi trái tim Việt Nam.
Ngày 27-7, trong chương trình Nhịp cầu xuyên Á, thanh niên 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan gặp nhau tại đây. Họ sẽ cùng nắm tay nhau, thắp những nén hương, những ngọn nến lên 10.363 ngôi mộ. Nghĩa trang Trường Sơn sẽ lung linh trong ánh nến, khói hương huyền ảo. Một thông điệp mà các thế hệ sau gửi đến các anh là: Các anh sẽ sống mãi trong lòng Tổ quốc và nhân dân.
Nguyễn Ánh Ngọc
(Báo Sức khỏe và Đời sống)
Về thăm cầu Hiền lương .
Cột cờ giới tuyến.
Thắp nhang tại Nghĩa trang Trường Sơn.



Hàng vạn chiến sĩ trẻ tề tựu về đây vì độc lập của dân tôc. Đằng sau những ngôi mộ này là hàng vạn gia đình , hàng triệu con người ngày đêm thương nhớ các anh.









dienbatn tới đây , thỉnh lên những hồi chuông cầu cho các anh sớm được tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm

Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm

















 Những chuyến xe chở hài cốt các anh về lại quê nhà.

 Trong những chuyến hành hương , nếu bạn có ghé Quảng Trị , nhớ ghé thăm Nghĩa Trang Trường Sơn, nơi có hơn một vạn người trai trẻ đất Việt nằm lại trong nỗi thương tiếc của hàng vạn gia đình bè bạn , thắp cho họ một nén hương với lời cầu nguyện cho họ sớm được tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm




Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm

Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm

Thân ái. dienbatn.

Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Xem chi tiết…

Comment