No icon

co-nen-dang-sao-giai-han-dau-nam

Có nên dâng sao giải hạn đầu năm?

Đến hẹn lại lên mỗi dịp Tết đến xuân về, bắt đầu từ mùng 4 Tết cho tới 18 tháng Giêng, nhiều người háo hức, náo nức đi DÂNG SAO GIẢI HẠN tại một số đền chùa hay điện của thủ nhang đồng đền. Một phần để trấn tâm, một phần hy vọng, cầu mong có thể hóa giải các vận hạn cho mình để cả năm được nhiều sức khỏe mọi điều tốt lành hạnh phúc an yên..v..v..

Chưa bao giờ chúng ta lại mất niềm tin vào cuộc sống như hiện nay. Nên dân ta muốn tìm đến cửa Phật Thánh gửi gắm niềm tin nguyện ước…Vì có lẽ Phật Thánh không có ngay câu trả lời như người trần phàm tục với nhau.

Để họ được hy vọng được chờ mong vào những Thần thánh vô hình. Rồi cũng từ đó những ước mơ rất đẹp và đời đó biến thành “Hiệu ứng đám đông”, hay chuyển thể thành bệnh “đồng phục”. Vô tình dân ta đã bị cuốn theo những trạng thái tiêu cực, u mê, biến chất tâm linh thành hủ tục! Vô tình tiếp tay cho một số thành phần dựa vào hơi Phật Thánh thương mại, trục lợi, cơ cầu…

Chúng ta phải thẳng thắn nói với nhau rằng: Hiện nay một số đền chùa hay điện tại gia của Thủ nhang đồng đền, núp bóng Phật Thánh tổ chức nghi lễ dâng sao giải hạn là làm chưa thật đúng. Biết rằng có cung thì ắt có cầu, khi đời sống xã hội ngày càng đi lên “phú quý sinh lễ nghĩa” nên cả hai yếu tố tạo thành, dựa hơi nhau gây nên những vấn đề nhức nhối trong xã hội, rất phản cảm!

Nói về tục dâng sao thì từ thời cha ông, từ những thế kỉ trước đã có để rồi được duy trì tới ngày nay. Hình thức dâng sao hướng về tâm linh không sai nhưng nó sai khi chúng ta cuồng tín, biến tấu làm sai lệch hẳn ý nghĩa.


Hành động đó được nổi cộm lên ngay ở giữa trung tâm Hà Nội một trong hai thành phố lớn nhất nước, mà người ta vẫn lấy cái mốc Hà Nội ra làm tấm gương đi đầu những gì về văn minh nhất.

Nhưng những năm gần đây rất nhiều người phải thở dài trước vấn nạn tại một số ngôi chùa ở Hà Nội; cụ thể có tới hàng nghìn người trong chùa rồi tràn ra ngoài đường, người người, nhà nhà cứ nối dài, người nối người đứng sát vái vào lưng nhau: Vái từ trên thành cầu vượt vái vào, vái từ đang đi đường vái đi thậm trí đang đi ngang qua thấy hiệu ứng đám đông, cũng dừng xe tắt máy dẫm lên yên xe hướng vào Tổ đình để vái…Rồi chen lấn xô đẩy, người đến trước kẻ đến sau tranh giành nhau từng vài phân đất, để đặt được đôi chân, cái ghế mình xuống đứng, ngồi vái sao cho vững.

Tôi không ngoa ngôn nhưng đây là sự thật vấn nạn nhiều năm nay, dẫn đến sinh ra trộm cắp móc túi có cơ hội hoành tung. Khi người ngay chính dơ tay lên vái thì kẻ cơ cầu tha hồ lục soát ví và điện thoại. Chúng ta chưa thấy cầu an, cầu may được những gì? thì đã phải ngậm ngùi khi biết mình bị móc túi mất của, rồi lại phải tậc lưỡi “của đi thay người!”

Phải chăng thương hiệu và tiếng vang xa của một nơi thờ tự nào đó có sức nóng hơn tất cả mọi nhận thức của hiểu biết. Ở một số ngôi chùa mà còn như vậy, trách gì các điện tại gia Thủ nhang đồng đền? Ở đây tôi cũng muốn đưa ra hình thức nhức nhối đó xuất hiện khá nhiều và không phải là con số nhỏ tại các điện của thủ nhang. Các con nhang được thu từ 200-300 nghìn đồng/1 người cho một lần giải hạn, và sẽ thu phí trượt giá theo từng năm. Mỗi khóa lễ với số lượng từ 40-50 người, một khóa lễ lớn thế, trọng đại thế, chính tiệc như thế, mà khi các con nhang phật tử đến phải giật mình khi Thủ nhang đồng đền sắm sửa lễ nghi chỉ vài ba bông cúc được cắm vào mỗi bình, mỗi đĩa vài ba quả cam bày biện qua quýt cũng thành một khóa lễ. Thì hỏi rằng tiền đút gọn vào túi ai? hay chính túi Thủ nhang đồng đền?

Mà đã là con nhang mang tiền đến thì thật nhưng đến lễ với lòng thành ai dám thắc mắc nửa câu, chỉ thì thầm eo xèo với nhau rồi lại tậc lưỡi “Thôi tiền mất Phật biết !” Khóa lễ diễn ra nhốn nháo, chóng vánh, ai thân quen sát vách họ hàng thì được giải hạn trước, mặc dù tiền thu đầu người là như nhau… nhốn nháo nhộm nhoạm cũng xong một mùa giải hạn…

Ôi trăm cái sự nực cười cho cái tín ngưỡng của dân ta mà có kể ra không giấy bút nào nói hết được, nó diễn ra thường niên và công khai vào dịp đầu xuân, ngay giữa chốn văn minh nhất chứ đâu phải bản địa vùng miền sâu xa…!?

Tín ngưỡng không thể đem ra kinh doanh. Nên vấn đề đáng bàn ở đây và mong sớm được giải quyết sự lạm dụng đã đẩy sự việc đi quá xa, bắt nguồn từ ý thức con người làm ảnh hưởng đến hình ảnh và gây bao bất hạnh.

Theo giáo lý đạo Phật thì không có ngôi sao nào chiếu vào từng mạng người để gây nên nguy hại hay phúc lợi cho cá nhân cả. Tất cả phước lành phụ thuộc vào việc hàng ngày chúng ta sống đã tích thiện hay chưa? Đều có kết quả từ nhân quả!

Nên việc DÂNG SAO GIẢI HẠN mỗi chúng ta nên tìm hiểu và nhận thức sao cho đúng vì một năm có 12 tháng ta không chỉ dâng sao giải hạn một lần tại đền chùa hay điện thờ là xong, mà hàng ngày nên lễ Phật, sám hối những việc làm sai, thực hiện nếp sống thiện lành theo chính tín thì lợi lạc đúng nghĩa.

Vi Anh

Nguồn: http://phatgiao.org.vn/y-kien/201602/Giai-han-cau-may-la-te-nan-21231/

TAMTHUC

Comment