cuoc-tham-sat-tren-quang-truong-thien-an-mon-trong-loi-tien-tri-cua-nostradamus
Cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn trong lời tiên tri của Nostradamus
- bởi tamthuc --
- 05/06/2015
Cuốn sách «Các Thế Kỷ» (Les-Centuries) của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus là một trong những dự ngôn tiên tri về tương lai của lịch sử nhân loại, tựa như một viên ngọc minh châu tỏa sáng lấp lánh.
Trong suốt lịch sử 400 năm sau khi Nostradamus qua đời, «Các Thế Kỷ» đã tiên tri rất nhiều sự kiện trong các thời kỳ khác nhau trên toàn thế giới mà không hề gián đoạn, đồng thời vô cùng ứng nghiệm: từ thế kỷ 16 khi Nostradamus còn sống, Vua Henry II của Pháp đã chết như thế nào, số phận của Hoàng Hậu và con cái ông ra sao; cho tới tận thế kỷ 21, từ vụ khủng bố ngày 11/9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở Hoa Kỳ, cho tới cái chết của Saddam Hussein ở Iraq; các sự kiện trung gian như các vị Vua Pháp sau thế kỷ 16, đại cách mạng Pháp, tên của Napoleon và Hitler, cho tới vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima, v.v. với độ chuẩn xác đến kinh người.
Trong lịch sử, các dự ngôn Tây phương có thể so sánh với «Các Thế Kỷ» quả thực không nhiều, trong cả một biển sách đã được nhân loại xuất bản, ngoại trừ «Thánh Kinh» ra, e rằng chỉ có «Các Thế Kỷ» của Nostradamus mới được người ta gọi là “Tân Thánh Kinh”.
«Các Thế Kỷ» được viết theo thể thơ tứ tuyệt, tổng cộng 10 cuốn, mỗi cuốn gồm 100 bài thơ, duy chỉ có cuốn số 7 là chỉ có 42 bài, tổng cộng có 942 bài thơ tiên tri, tuy nhiên nội dung dự ngôn lại không theo trình tự thời gian, là do «Các Thế Kỷ» có một bộ phận bị làm xáo trộn. Chuyên gia giải mã «Các Thế Kỷ» thành công nhất trong lịch sử là Charles A. Ward, tác giả cuốn sách «Oracles of Nostradamus» xuất bản năm 1891, đã phá giải được 15% các bài thơ trong «Các Thế Kỷ», tức 145 bài. Sau đó cũng có một số học giả xuất bản tác phẩm nghiên cứu «Các Thế Kỷ», nhưng tự họ phá giải được thì chỉ từ 20-30 bài, mà một bộ phận trong đó là hiểu nhầm.
Sự hiểu sai phổ biến nhất chính là Khổ 72 của Các Thế Kỷ IX, trong đó nói rằng “Năm 1999, tháng 7; Một Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,…” Người ta đều cho rằng Nostradamus nói về “ngày tận thế” vào năm 1999, nhưng cuối cùng điều này lại không xảy ra, từ đó rất nhiều người theo chủ nghĩa vô thần bắt đầu phê phán «Các Thế Kỷ», khiến nhiều người hoài nghi về lời tiên tri của Nostradamus; thực ra, đây là sự hiểu sai của người đời sau đối với «Các Thế Kỷ» mà tạo thành vậy.
«Các Thế Kỷ» bao hàm phạm vi toàn thế giới, và mặc dù vào thời đại của Nostradamus, châu Mỹ vẫn chưa được phát hiện, nhưng ông vẫn có thể dùng các địa danh châu Âu với lịch sử và địa lý tương tự để ám chỉ các địa phương khác nhau trên toàn thế giới. Nếu bạn thực sự có thể đọc hiểu «Các Thế Kỷ», bạn sẽ phát hiện rằng đó không chỉ là một cuốn sách tiên tri vĩ đại, mà còn là một bộ sử thi huy hoàng, một tuyển tập những áng thơ cứu thế thần thánh.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi luận giải các sự kiện liên quan đến việc thảm sát tại Thiên an môn năm 1989.
Năm 1989, cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn
Các Thế Kỷ I, Khổ 80
Nguyên văn tiếng Pháp:
De la fixiesme claire splendeur celeste,
Viendra tonner si fort eu la Bourgongne :
Puis naistra monstre de tres-hydeuse beste,
Mars, Auril, May, Iuin, grand charpin & rongneTiếng Anh:
From the sixth bright celestial light
it will come to thunder very strongly in Burgundy.
Then a monster will be born of a very hideous beast:
In March, April, May and June great wounding and worrying.Tiếng Việt:
Từ luồng sáng thứ sáu xuất hiện trên bầu trời
Sẽ có tiếng sấm nổ rất lớn tại Burgundy.
Rồi một con quái vật sinh ra từ con thú rất gớm ghiếc:
Nỗi đau và lo lắng khôn nguôi trong tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu.
Câu đầu tiên trong bài thơ mang theo mật mã thời gian, chỉ thời gian phát sinh sự kiện. “Luồng sáng thứ sáu xuất hiện trên bầu trời” đại biểu cho Thiên can thứ 6, tức là “Kỷ”; “luồng sáng” và “sấm nổ” ám chỉ Địa chi thuộc Hỏa; do đó năm này chính là năm “Kỷ Tỵ”; năm 1989 là năm “Kỷ Tỵ”.
Vương quốc Burgundy từng chế ngự một vùng nay là Hà Lan, Bỉ và Đông Bắc nước Pháp. Như vậy câu thứ hai bài thơ này chỉ thủ phủ thuộc vùng Đông Bắc của một quốc gia sẽ phát sinh một sự kiện lớn chấn động thế giới, đồng thời có liên quan đến con ác thú. Năm 1989, trên thế giới có một sự kiện “ác tính”, chính là thủ đô Bắc Kinh nằm ở Đông Bắc Trung Quốc phát sinh cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn.
Câu thơ thứ ba, “Rồi một con yêu quái sinh ra với hình thù gớm ghiếc”, là chỉ tại sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989, một kẻ gian ác và khát máu sẽ được cất nhắc lên từ sau sự kiện này: đó chính Giang Trạch Dân. Sau khi Triệu Tử Dương bị thanh trừng, Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo và đảm nhận chức vụ Tổng bí thư. Người dân ở Trung Quốc đều biết rõ Giang Trạch Dân là người thường có biểu hiện điên loạn và độc ác. Ông ta cũng là người ra lệnh bắt giữ và giết hại hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công vào thời điểm 1999.
Câu thứ tư của bài thơ miêu tả diễn biến sự kiện “Lục Tứ” (ngày 4/6): Tháng Ba, đảng cộng sản TQ ban hành thiết quân luật tại Lhasa, gây ra cuộc thảm sát nhân dân Tây Tạng. Tháng Tư, Hồ Diệu Bang từ trần; sinh viên Bắc Kinh đến Thiên An Môn cử hành hoạt động tưởng niệm, tuần hành, sau đó phát triển thành phong trào sinh viên yêu nước đòi tự do dân chủ. Chính quyền TQ lúc đó đã xuất bản bài xã luận ngày 26 tháng 4 với tiêu đề «Phải kiên quyết phản đối động loạn», trong đó gọi cuộc vận động ái quốc của sinh viên là “động loạn”, dẫn tới các cuộc tuần hành bãi khóa quy mô ngày càng lớn của sinh viên.
Tháng Năm, Triệu Tử Dương phát biểu bài nói chuyện “Ngũ Tứ”, khẳng định lòng nhiệt tình ái quốc của sinh viên, nhấn mạnh cần duy trì ổn định. Quần chúng các giới Bắc Kinh cũng đều lên tiếng ủng hộ sinh viên.
Ngày 18, 19 tháng Năm, Triệu Tử Dương thăm hỏi sinh viên, thực tế là cáo biệt chính trị; sinh viên từ tuyệt thực trở thành biểu tình ngồi; chính quyền Bắc Kinh tuyên bố lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh. Sau đó, người dân và sinh viên Bắc Kinh bắt đầu chạy trên phố cản trở quân đội tiến vào; cả trăm vạn người trên quảng trường Thiên An Môn và Đại lộ Đông-Tây Trường An đồng loạt tiến hành hoạt động tuần hành thị uy.
Tháng Sáu, quân đội dùng vũ lực cưỡng chế xâm nhập Bắc Kinh, bắt giết sinh viên và dân thường, gây ra thảm án ngày 4/6 đẫm máu.
Triệu Tử Dương bị mưu sát chính trị; Giang Trạch Dân bức hại tín ngưỡng tôn giáo
Các Thế Kỷ I, Khổ 52
Nguyên văn tiếng Pháp:
Les deux malins de Scorpion conioint,
Le grand Seigneur meurtry de dans ƒa ƒalle :
Peƒte à l’Egliƒe par le nouueau Roy ioint.
L’Europe baƒƒe, & Septentrionale.Tiếng Anh:
Two evil influences in conjunction in Scorpio.
The great lord is murdered in his room.
A newly appointed king persecutes the Church,
the lower (parts of) Europe and in the North.Tiếng Việt:
Hai thế lực tà ác gặp nhau tại chòm sao Bọ Cạp.
Đại vương bị mưu sát trong căn phòng của ông.
Quốc vương mới được chọn bức hại Giáo hội,
Vùng thấp của Châu Âu và tại phương Bắc.
Câu đầu tiên bài thơ này hàm chứa mật mã thời gian. Trong chiêm tinh học, chòm sao Bọ Cạp (Scorpio) có sao bảo vệ là Diêm Vương tinh, thần bảo vệ là Vua Địa Ngục; do vậy bản thân chòm sao Bọ Cạp chính là ngôi vị của Diêm Vương và thế lực tà ác.Quỹ đạo của Diêm Vương tinh có hình e-líp rất dẹt, điểm xa Mặt trời nhất là 7,4 tỷ km, điểm gần Mặt trời nhất chỉ có 4,4 tỷ km, chu kỳ hành tinh là 248 năm; Diêm Vương tinh vào năm 1989 chính là ở điểm gần Mặt trời nhất, thậm chí còn gần Mặt trời hơn cả Hải Vương tinh.
Cụ thể vào tháng 9, mỗi năm nó lại gần Mặt trời và chòm sao Bọ Cạp hơn vào tháng 10; Diêm Vương tinh vào năm 1989 là gần chòm sao Bọ Cạp nhất trong chu kỳ 248 năm, cũng tương đương thế lực tà ác của Diêm Vương quay trở lại ngai. “Hai thế lực tà ác gặp nhau tại chòm sao Bọ Cạp” do vậy chỉ năm 1989. Từ một góc độ khác, con bọ cạp có hai cái càng tựa như “hai thế lực tà ác”; năm 1989 Diêm Vương tinh gần chòm sao Bọ Cạp nhất, hai thế lực tà ác gặp nhau. Sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại tháng 6, thuộc chòm sao Song Tử (Gemini); “Song Tử” cũng hàm ý có hai lực lượng tà ác.
“Đại vương bị mưu sát trong căn phòng của ông” là chỉ sau sự kiện ngày 4/6, Triệu Tử Dương bị giam lỏng tại tư gia, đồng thời bị đảng cộng sản Trung Quốc “kết thúc sự nghiệp chính trị”, hay “mưu sát chính trị”. “Quốc vương mới được chọn” là chỉ chính quyền độc tài không thông qua tuyển cử mà “chỉ định” Giang Trạch Dân làm người đứng đầu quốc gia. “Bức hại Giáo hội” là chỉ Giang Trạch Dân sau khi nắm quyền đã bức hại Pháp Luân Công, Cơ Đốc giáo cũng như các tín ngưỡng tôn giáo khác.
Câu cuối cùng của bài thơ chỉ về việc Giang Trạch Dân bán hơn 100 vạn km2 lãnh thổ phía Bắc Trung Quốc cho Nga; phần lãnh thổ này tương đương tổng diện tích ba tỉnh Đông Bắc và rộng gấp 10 lần Đài Loan.
Ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 12 năm 1999 tại Bắc Kinh, Giang Trạch Dân và Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ký kết “Nghị định thư về phân hai đoạn giới tuyến Đông Tây giữa Liên bang Nga và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, đem 100 vạn km2 lãnh thổ phía Bắc “tặng không” cho Nga.
Phần lãnh thổ phía Bắc này về mặt địa lý là thuộc vùng thấp phía Nam của bình nguyên Siberia. Siberia tại Châu Á là bộ phận bình nguyên thấp nhất trên thế giới, đây chính là một phần trong bản đồ hình lá hải đường của Trung Hoa Dân Quốc; tuy nhiên vì bị Giang Trạch Dân bán cho Nga nên từ lãnh thổ phương Bắc của Trung Quốc tại Châu Á trở thành “vùng thấp” của nước Nga tại Châu Âu.
Giới nghiêm tại Bắc Kinh
Các Thế Kỷ VI, Khổ 96
Nguyên văn tiếng Pháp:
Grand cité à soldats abandonnée,
Onc ny eut mortel tumult si proche,
O qu’elle hideuse calamité s’approche,
Fors vne offense n’y sera pardonnée.Tiếng Anh:
Great city abandoned to the soldiers,
Never was mortal tumult so close to it:
Oh, what a hideous calamity draws near,
Except one offense nothing will be spared it.Tiếng Việt:
Thành phố vĩ đại bị bỏ rơi cho các binh lính,
Chưa bao giờ sự hỗn loạn chết người gần đến như vậy:
Ô, một tai họa ghê tởm sắp đến,
Ngoại trừ kẻ hoàn toàn vô can sẽ tránh được nó.
Câu đầu tiên bài thơ này là nói về lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh. Từ 400 năm trước đây, vào thời đại của Nostradamus vẫn chưa có từ “giới nghiêm” (Martial law), do đó ông đã dùng cách nói “bị bỏ rơi cho các binh lính”. Trong tình trạng thiết quân luật được ban bố tại Bắc Kinh, nó đã châm ngòi cho “sự hỗn loạn chết người” và “tai họa ghê tởm”.
Ngày 19 tháng 5 năm 1989, chính quyền ban bố lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh, kích thích lòng căm phẫn của gần như toàn bộ nhân dân Bắc Kinh; rất nhiều thị dân và sinh viên đồng loạt xuống đường ngăn cản quân đội tiến vào thành phố.
Ngày 23 tháng 5, hàng trăm vạn người đồng loạt tiến hành đợt tuần hành thị uy lần thứ 2 tại quảng trường Thiên An Môn và Đại lộ Đông-Tây Trường An. Câu cuối bài thơ nói về lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh, cuộc thảm sát ngày 4/6 đi kèm với thanh trừng quy mô lớn để tìm ra những người có liên can, với đại bộ phận đều chịu liên can: “Ngoại trừ kẻ hoàn toàn vô can sẽ tránh được nó.”
Bộ đội giới nghiêm lúc đầu bị ngăn trở
Các Thế Kỷ X, Khổ 68
Nguyên văn tiếng Pháp:
L’armée de mer deuant cité tiendra,
Puis partira sans faire longue allée :
Citoyens grande proye enterre prendra,
Retourner classe reprendre grande emblée.Tiếng Anh:
The army of the sea will stand before the city,
Then it will leave without making a long passage:
A great flock of citizens will be seized on land,
Fleet to return to seize it great robbery.Tiếng Việt:
Quân đội của biển sẽ đứng trước thành phố,
Và nó sẽ rời đi mà không xếp thành hàng dài:
Một đám đông dân chúng sẽ bị bắt trên đất liền,
Đoàn xe trở lại giành lấy thành phố như ăn cướp.
Một số bài thơ tiên tri trong «Các Thế Kỷ» có đề cập tới chữ “biển” (the sea); đây là một kiểu đố chữ về địa danh, do vậy nếu không lý giải được hàm nghĩa thì sẽ phá giải không nổi. Thực ra chữ “biển” ở đây là ám chỉ “Trung Nam Hải”, và “quân đội của biển” (The army of the sea) thực ra là quân đội đảng cộng sản Trung Quốc.
Bài thơ này miêu tả ngay sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố giới nghiêm thì người dân và sinh viên Bắc Kinh đã ngăn cản quân đội tiến vào thành phố; họ đã thiết lập rất nhiều vật chướng ngại tại nhiều nút giao thông then chốt vào nội thành Bắc Kinh, và với vật chướng ngại trước mặt, xe quân đội phải xếp thành hàng dài để tiến vào. Tuy nhiên, đoàn xe lại lọt vào vòng bao vây của người dân và sinh viên Bắc Kinh nên buộc lòng phải rút lui. Đây chính là “Quân đội của biển sẽ đứng trước thành phố, Và nó sẽ rời đi mà không xếp thành hàng dài”.
Câu thứ ba của bài thơ nói rằng sau lệnh giới nghiêm, trước ngày 4/6, cảnh sát các nơi bắt đầu bí mật bắt những người chủ chốt; sau ngày 4/6 “một đám đông dân chúng” bị bắt là đã rõ. Tại Bắc Kinh, quân đội và cảnh sát áp dụng chiến thuật bộ đội mặc thường phục chui vào nội thành, dẹp sạch chướng ngại trên đường, tạo ra hỗn loạn và bắt giữ dân thường. Câu thứ tư chính là nói đoàn xe tăng của chính quyền lại một lần nữa tiến vào nội thành Bắc Kinh; lần này họ chèn luôn những người cản đường, giống như đám quỷ sứ “tiến vào như ăn cướp”. Chữ “fleet” trong bản tiếng Anh hàm ý “hạm đội”, nhưng phương Tây hiện đại dùng để chỉ “xa đội”.
Ảnh: Ngăn trở đoàn xe quân đội.
Ảnh: Vương Duy Lâm chặn xe tăng.
TAMTHUCẢnh: Mặt đối mặt.
Thảm sát ngày 4/6, máu chảy thành sông
Các Thế Kỷ IX, Khổ 96
Nguyên văn tiếng Pháp:
Dans cité entrer exercit desniée,
Duc entrera par persuasion,
Aux foibles portes clam armée amenée,
Mettront feu, mort, de sang effusion.Tiếng Anh:
The army denied entry to the city,
The Duke will enter through persuasion:
The army led secretly to the weak gates,
They will put it to fire and sword, effusion of blood.Tiếng Việt:
Quân đội bị từ chối lối vào thành phố,
Công tước sẽ tiến vào thông qua thuyết phục:
Quân đội bí mật đến những chiếc cổng yếu ớt,
Họ sẽ khiến nó chìm trong lửa, gươm, và máu.
Bài thơ tiên tri này miêu tả quá trình gây ra cuộc thảm sát ngày 4/6. Tháng 5 năm 1989, chính quyền ban bố lệnh giới nghiêm tại Bắc Kinh, điều động hàng chục vạn quân đội từ nơi khác đến trấn áp sinh viên và người dân không một tấc sắt trong tay; và bởi vì quảng đại sinh viên và người dân Bắc Kinh thiết lập các vật chướng ngại trên đường vào Bắc Kinh, bao vây và thuyết phục binh lính nhận lệnh giới nghiêm, nên “Quân đội bị từ chối lối vào thành phố”.
Lúc này, Thủ tướng Lý Bằng thông qua các phương thức “khuyên giải” và ra mệnh lệnh để sinh viên và người dân Bắc Kinh phục tùng lệnh giới nghiêm, ví dụ: Ngày 21 tháng 5, trên quảng trường Thiên An Môn xuất hiện một số máy bay trực thăng quân đội, bay vòng vòng và rải rất nhiều truyền đơn của Lý Bằng; đây chính là tình huống được nhắc đến ở câu thơ thứ hai.
Buổi tối ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 6, một lượng lớn bộ đội giới nghiêm chia ra thành tốp nhỏ, mặc thường phục, bí mật tập kết tại các địa điểm “trọng yếu” như Đại Lễ đường Nhân dân, nhà ga, khu vực các cơ quan chính phủ và quân sự; đây chính là tình huống được nói đến trong câu thơ thứ ba. “Những chiếc cổng yếu ớt” là cách nói hình tượng của những chiếc cổng thành cổ trên đường phố Bắc Kinh, ví dụ quân đoàn 27 ban đêm bí mật tiến quân theo tuyến “Quảng An môn ngoại, Tuyên Vũ môn, Hòa Bình môn, Châu Thị khẩu”, v.v.
Câu cuối cùng bài thơ tiên tri đã minh họa độ thê thảm của tình huống chân thực: “Đốt giết hàng loạt, máu chảy thành sông”. Rạng sáng ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, tại Đại lộ Đông-Tây Trường An, và tại các địa điểm khác trong nội thành Bắc Kinh, tiếng súng của quân đội đảng cộng sản TQ xé toang màn đêm; một cuộc thảm sát đẫm máu đã bắt đầu, hàng ngàn sinh viên và thị dân vô tội đã bị thiệt mạng dưới làn đạn, xe tăng và xe bọc thép của chính quyền tàn ác…
Ảnh: Thảm sát.
Ảnh: Thảm sát.
Ảnh: Thảm sát.
Ảnh: Người bị thương.
Ảnh: Người bị thương.
Ảnh: Người bị thương.
Sự thật cuộc thảm sát trên quảng trường và những bà mẹ Thiên An Môn “mộng tưởng”
Các Thế Kỷ I, Khổ 41
Nguyên văn tiếng Pháp:
Siege en Cité & de nuict assaillie
Peu eschappez non loing de mer conflit,
Femme de ioye, retours fils defaillie,
Poison & lettte cachée dans le olic.Tiếng Anh:
The city is besieged and assaulted by night;
few have escaped; a battle not far from the sea.
A woman faints with joy at the return of her son,
poison in the folds of the hidden letters.Tiếng Việt:
Thành phố bị bao vây và đột kích trong đêm;
Rất ít người chạy thoát; một trận chiến cách biển không xa.
Một bà mẹ ngất xỉu vì vui mừng khi con trai trở về,
Chất độc trong túi chứa các bức thư được bí mật tàng trữ.
Bài thơ tiên tri này tiếp tục nói về sự tàn khốc trong cuộc thảm sát ngày 4/6: Câu đầu tiên nói về Bắc Kinh bị bộ đội giới nghiêm vây chặt; cuộc thảm sát đẫm máu trong bóng đêm từ ngày mùng 3 tháng 6 đến ngày mùng 4 tháng 6 bắt đầu. Câu thơ thứ hai “một trận chiến cách biển không xa” là chỉ cuộc thảm sát diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn cách Trung Nam Hải không xa, mà “Rất ít người chạy thoát” cho thấy cuối cùng tuyệt đại đa số sinh viên và người dân trên quảng trường Thiên An Môn bị đảng cộng sản sát hại thảm khốc.
Câu thơ thứ ba “Một bà mẹ ngất xỉu vì vui mừng khi con trai trở về”, ám chỉ trong cuộc thảm sát ngày 4/6, rất nhiều bà mẹ bị mất đi con trai mình, và cũng bổ sung cho câu trên “Rất ít người chạy thoát”. Người Trung Quốc có câu ngạn ngữ “người tóc bạc đưa tiễn người tóc đen”, thế nhưng các sinh viên bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn đều bị hủy xác để xóa dấu vết.
Câu thơ thứ tư càng thêm đặc sắc, nói rõ rằng những ai tham gia vào đám đông sinh viên ngày 4/6 sau đó bị chính quyền thanh tra đại quy mô: “những cái túi chứa các bức thư được bí mật tàng trữ”. Đây chính là cách mà chính quyền Bắc Kinh lập “hồ sơ cá nhân” cho từng người và bí mật cất giữ chúng; trong mỗi hồ sơ này là “kết luận thẩm tra chính trị” của những cá nhân “tham gia cuộc động loạn Lục Tứ phản cách mạng”; cũng được ví như thuốc độc vậy, ảnh hưởng đến suốt đời cá nhân sống trong xã hội chuyên chế.
Tổng hợp từ Chánh Kiến
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cuoc-tham-sat-tren-quang-truong-thien-an-mon-trong-loi-tien-tri-cua-nostradamus.html
Comment