No icon

huyen-bi-ngay-israel-phuc-quoc-cuu-the-chu-giang-sinh

Huyền bí ngày 13/5: Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ giáng sinh

Trong Kinh Thánh có tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc.

cứu thế chủ, Chuyển luân Thánh Vương, Bài chọn lọc,

Nghệ thuật biểu diễn đỉnh cao Shen Yun khai mở những bí ẩn về thế giới thần tiên và tiên tri trong lịch sử. (Ảnh: ShenYun)

Thần tại nhân gian

Kinh Thánh có lời tiên tri rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc, Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, Phật Di Lặc tương lai sẽ hạ thế phổ độ chúng sinh. Hiện tại, những sự việc được tiên tri đã lần lượt xuất hiện, Cứu Thế Chủ của cả Đông và Tây phương phải chăng đã tới ngay bên cạnh chúng ta?

Vào 2000 năm trước, khi Do Thái giáo đã đến thời kỳ Mạt Pháp, Thánh giả Jesus xuất thế truyền chính pháp cứu rỗi cho dân tộc Do Thái, nhưng lại bị chính người đứng đầu của người dân Do Thái hại chết.

Trong “Phúc âm Matthew – kinh Tân Ước” ghi lại cảnh khi các thượng tế và kỳ mục, những người đứng đầu Do Thái yêu cầu Tổng trấn Pilate phán Chúa Jesus tội tử hình: “Tổng trấn Pilate thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: ‘Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!’. Toàn dân đáp lại: ‘Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!'”.

Những lời này không chỉ định ra tương lai của chính họ, mà còn định ra tương lai hàng nghìn năm của con cháu người Do Thái: Người Do Thái hàng nghìn năm qua không có tổ quốc, bị bức hại phiêu bạt tứ xứ.

Giống như quy luật “mắt đền mắt, răng đền răng” mà Moses định ra trong kinh “Cựu Ước”. Con cháu của dân tộc Do Thái, trên tổng thể vốn không làm chuyện ác gì, nhưng lại phải chịu khổ nạn trong gần hai nghìn năm, đây chính là đang ứng nghiệm với lời thề độc trong lúc huyên náo của tổ tiên họ khi hại chết Chúa Jesus, họ phải hoàn trả tội lỗi của tổ tiên mình.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, người Israel trải qua mấy nghìn năm lưu lạc trên thế giới cuối cùng đã phục quốc. Ngày 13/5/1948, trong đại hội Do Thái, Jerusalem đã tuyên bố bản tuyên ngôn về “Israel phục quốc”.

Từ đó trở đi, Israel đã phát triển giống như có kỳ tích vậy, vị Thần mà họ tôn thờ và tín phụng, dường như lần nữa đã bắt đầu quan tâm đến dân tộc đã phải chịu nhiều khổ nạn này. Đó là bởi Cứu Thế Chủ Messiah sắp truyền Chính Pháp ở thế gian con người, vậy nên đã cấp cho dân tộc cổ xưa này một cơ duyên cứu độ.

Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lặc tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kể từ năm 1992, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở.

cứu thế chủ, Chuyển luân Thánh Vương, Bài chọn lọc,

Hoa Ưu Đàm khai nở khắp thế giới, báo hiệu sự xuất hiện của Chuyển Luân Thánh Vương. (Ảnh: Dictat.net)

Nếu như Kinh Phật và Kinh Thánh là đáng tin cậy, thì như vậy nhân loại nhất định sẽ xuất hiện hai Cứu Thế Chủ. Hoặc Di Lặc trong Kinh Phật chính là Messiah trong Kinh Thánh?

Cố học giả của nền giáo dục Trung Quốc, nhà Phật học, nhà phiên dịch Quý Tiện Lâm và các đồ đệ của ông đã có một cống hiến quan trọng, đó là phát hiện mối liên hệ giữa Phật gia và Cơ Đốc giáo, ấy chính là “Vị lai Phật Di Lặc của Phật gia và Cứu Thế Chủ Messiah của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

Cách tạo tượng dân gian và dự ngôn hiển rõ thiên cơ

Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật tươi cười, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lặc”. Thế nhưng “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ “Lý”. Truyền thuyết và cách tạo tượng Di Lặc thập bát tử này đã lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” (“Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李)), tuổi Thỏ, tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc tam bát cấp (vĩ tuyến 38 độ Bắc phân chia Nam-Bắc Triều Tiên), Tam Thần sơn hạ (dưới chân núi Tam Thần sơn, tức Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Trường Bạch)… Vị Thánh nhân này là “vương trung chi Vương” (Vua của các vua) trên thiên thượng, tức Pháp Luân Thánh Vương, lần này hạ phàm nhân gian gọi là Di Lặc Phật.

Di Lặc hạ thế tại đâu?

Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn tại quyển 2 «Thôi Bi Đồ» đã tiên tri:

Đại Giác Giả “thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính“.

Nghĩa là Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển sinh đến “trung thiên Trung Quốc” vào năm Thỏ, cụ thể là giáng sinh tại vị trí “mắt Gà Vàng” (Kim Kê mục) trên bản đồ Trung Quốc (chỉ tỉnh Cát Lâm), lấy “Mộc Tử” (木子) chính là chữ “Lý” (李) làm họ.

Ngoài ra, Lưu Bá Ôn và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có một đoạn đối thoại liên quan tới lịch sử ngày nay, trình bày càng rõ ràng minh bạch xuất chúng hơn nữa:

“Hoàng đế hỏi: Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?

Bá Ôn đáp: Có thơ làm chứng rằng:

Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng
Chân Phật không ở trong tự viện
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”

Giải: Vào cuối thời mạt pháp, người truyền chính Pháp sẽ không phải là hòa thượng trong chùa chiền, cũng không phải là đạo sĩ trong đạo quán. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” ý nói người truyền chính Pháp để tóc ngắn kiểu nam tử ngày nay (đàn ông thời xưa để tóc dài), minh xác chỉ rõ: Chân Phật truyền chính Pháp không phải là người trong Phật giáo.

“Hoàng đế hỏi: Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?

Bá Ôn đáp: Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

TAMTHUC

Giải: Vị Chủ của vũ trụ truyền chính Pháp trong tương lai sẽ không sinh ra tại gia đình quan chức chính phủ, không thuộc gia đình quyền quý, cũng không xuất thân tại chùa chiền hay đạo quán, mà sẽ giáng sinh trong gia đình người dân nghèo.

“Yên Nam Triệu Bắc” là chỉ vùng đất nước Yên, nước Triệu thời Chiến Quốc, tức vị trí Bắc Kinh ngày nay. “Rải vàng” là ẩn dụ Phật Pháp quý giá như vàng, truyền khắp bốn phương.

cứu thế chủ, Chuyển luân Thánh Vương, Bài chọn lọc,

Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp, cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới. (Ảnh: FalunArt.org)

“Hoàng đế hỏi: Khanh nói gì về Đạo thời đó?

Bá Ôn đáp: Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Giải: Vào lúc sắp kết thúc thời kỳ mạt pháp, vô số Vương, vô số Phật, Bồ Tát, La Hán, vô số Đạo, Chân Nhân khắp Trời, họ đều khó thoát khỏi kiếp nạn này. Họ đều thấy trước sẽ xuất hiện kiếp nạn này, đã biết trước về thời kỳ này, rằng “vạn vương chi Vương” của vũ trụ —vị Phật tương lai— sẽ hạ xuống nhân gian hồng truyền Đại Pháp vũ trụ. Do đó họ đều ào ào chuyển sinh đến thế gian con người, lợi dụng thân người để đồng hóa với Đại Pháp được Đức Phật Chủ hồng truyền tại nhân gian. “Thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”, bất kể là ai, nếu không gặp được “con đường Kim Tuyến” (con đường tu luyện Đại Pháp) được so sánh là quý như vàng này, thì đều không thể thoát khỏi trường kiếp nạn.

Rất nhiều dự ngôn cổ đại toàn thế giới đều đề cập rằng: “Nếu như vào lúc giao thời thiên niên kỷ phát sinh một sự kiện đặc định nào đó, thì tất cả dự ngôn về đại tai nạn hủy diệt toàn cầu đến đó là kết thúc”. Như vậy, “sự kiện đặc định” ở đây là chỉ điều gì? Vì sự an nguy của nhân loại tương lai, rất nhiều người quan tâm đến sự việc này. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ khám phá xem «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn giải thích như thế nào về vấn đề này.

Ngày 13/5/1951, tức ngày mùng 8 tháng Tư theo Nông lịch, người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí xuất sinh tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, sinh năm Thỏ, ngày này chính là “Lễ Phật đản” trong Phật giáo. Đồng thời ngày này cũng chính là ngày thứ 50 tính từ Lễ Phục Sinh năm 1951, gần như là “Lễ Thánh Linh giáng lâm” trong Cơ Đốc giáo.

Ngày 13/5/1992, cũng là lần đầu tiên Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng, và cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chỉ đạo chính của Pháp Luân Công đã vén mở vô số những bí ẩn của nhân loại, đem đến những nhận thức mới cho con người về tu luyện, sinh mệnh và vũ trụ.

Theo Kinh Phật ghi lại, Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Đức Phật, có 32 tướng, 7 bảo; Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay chuyển bánh xe Chính Pháp, cuối cùng trở thành vị Vua lý tưởng của thế giới. Bất kể theo Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Nho giáo, chỉ cần khoan dung với mọi người, thì đều có thể có duyên gặp Chuyển Luân Thánh Vương. Thế nhưng việc tốt hay gặp trắc trở, Thần đến thật rồi, mà con người vẫn nghi hoặc không tin.

Thế nhân trong mê bất tỉnh

Theo tục truyền, Bố Đại hòa thượng là hóa thân thế tục của Phật Di Lặc. Vào ngày 2/3 năm Trinh Minh thứ 2 triều Hậu Lương (năm 916), trước khi tạ thế, ông lưu lại bài kệ khắc trên bia đá trong chùa Nhạc Lâm như sau: “Di Lặc chân Di Lặc; Phân thân thiên bách ức; Thời thời thị thời nhân; Thời nhân tự bất thức” (Di Lặc ấy là Di Lặc thật; Phân thân hàng trăm nghìn vạn; Lúc nào cũng thị hiện người đời; Chỉ bởi người không tự biết).

cứu thế chủ, Chuyển luân Thánh Vương, Bài chọn lọc,

Theo tục truyền, Bố Đại hòa thượng là hóa thân thế tục của Phật Di Lặc.

Bài kệ trước khi viên tịch của Bố Đại hòa thượng đã nói với người đời rằng, khi Phật Di Lặc tương lai hạ thế độ nhân, bất chấp chân tướng không ngừng triển hiện, thế nhân vẫn không thể đối diện với hiện thực.

“Phúc âm John” trong Kinh Thánh viết (1:10-11): “Ngài đã vào thế gian, thế gian đã được tạo nên bởi Ngài, nhưng thế gian chẳng nhận biết Ngài. Ngài đã đến với dân Ngài, nhưng dân Ngài không tin nhận Ngài”.

Kinh Thánh còn nói khi Cứu Thế Chủ giáng thế cứu người, ánh sáng của Ngài sẽ chiếu rọi thế giới trong nháy mắt, tựa như tia chớp từ trời tỏa sáng không trung. Thế nhưng người đời không nhận Ngài là Đấng Cứu Thế, lại để Ngài phải chịu khổ không ít, thậm chí còn bị thế nhân không rõ chân tướng gièm pha.

Trong «Các Thế Kỷ» có một bài thơ nổi tiếng minh xác về thời gian, đó là Các Thế Kỷ X, Khổ 72 tiên tri về đại sự kiện:

Vào năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.

Ngày 20/7 xác thực là một ngày đặc thù, được «Các Thế Kỷ» tiên tri là Giang Trạch Dân, kẻ chống Chúa, sẽ phát động cuộc đàn áp toàn diện đối với những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc đàn áp gây bao đổ máu, phỉ báng lừa dối, tạo ma nạn tại Trung Nguyên, mê hoặc thế nhân khiến họ phạm tội.

Đây chính là trận đại chiến Chính- Tà tối hậu Armageddon giữa Chiên Con và thú mà “Khải Huyền” nhắc tới, đến nay đã 18 năm. Đối diện với ma nạn, vô số Thánh đồ đã kiên nhẫn giảng rõ sự thật để thực hiện sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngang nhiên chống lại Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, đã rơi vào vũng bùn trong cuộc đọ sức Chính-Tà này. Câu sấm “Cửu thập cửu niên thành đại thác” (Năm 99 thành sai lầm lớn) của dự ngôn «Thôi Bối Đồ» triều Đường đã trở thành sự thực.

Cuối cùng hướng về Thần

Kinh «Trường A Hàm», quyển 18 viết: “Chuyển Luân Thánh Vương xuất thế… thời các tiểu vương tại Đông phương thấy Đại Vương, đều dâng châu báu quy thuận. Ngoài ba phương Nam, Tây, Bắc đều như vậy”.

“Khải Huyền” của Kinh Thánh viết (7:9-10): “Sau những việc đó, kìa, tôi thấy một đám đông rất lớn, không ai có thể đếm được, từ mọi quốc gia, bộ lạc, dân tộc, và ngôn ngữ đứng trước ngai và trước Chiên Con; ai nấy đều mặc áo choàng trắng và tay cầm cành thiên tuế. Họ cùng nhau cất tiếng hô vang rằng: ‘Ơn cứu rỗi thuộc về Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và thuộc về Chiên Con’”.

Cho dù phải trải qua bao nhiêu ma nạn, cuối cùng con người cũng đều hướng về Thần; những người này đến từ các phương, các nước, các dân tộc. Kinh Phật và Kinh Thánh đều nhất trí khi miêu tả điểm này.

Tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại

Sau khi Cứu Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh, nhân gian sẽ nghênh đón tân Thiên, tân Địa, tân nhân loại.

Kinh «Di Lặc Hạ Sinh» viết: “Quốc thổ đều phú thịnh, vô phạt vô tai ách; nam nữ đều do thiện nghiệp sinh. Đất không cây gai, chỉ sinh cỏ xanh, thuận theo gót chân, mềm như tơ tằm. Tự nhiên xuất lúa thơm, mỹ vị đều sung túc. Cây cối sinh y phục, màu sắc đều trang nghiêm; cây cao ba tòa nhà, hoa quả thường dư dật. Lúc ấy người trong nước, đều thọ tám vạn năm, không có khổ bệnh tật, đầu óc thường an lạc”.

“Isaiah” của Kinh Thánh viết (65:19-20): “Tiếng than khóc sẽ không còn nghe trong thành ấy; Tiếng khóc than sẽ vĩnh viễn không còn. Trong thành ấy trẻ thơ sẽ không chết yểu; Không người già nào không hưởng trọn tuổi thọ của mình; Vì ai trăm tuổi mà qua đời sẽ bị xem là chết yểu; Người chưa được bách niên mà phải lìa đời sẽ bị xem là bị nguyền rủa”.

“Khải Huyền” của Kinh Thánh cũng miêu tả tân Thiên, tân Địa như sau (22:2): “Giữa quảng trường của thành, nơi rẽ ra của hai nhánh sông, có một cây sự sống sinh trái mười hai đợt, mỗi tháng một đợt, và lá của cây ấy được dùng để chữa lành các dân”.

Bởi vậy, sau khi trải qua trận đại chiến Chính-Tà này, những người có đạo nghĩa, duy hộ Phật Pháp sẽ được lưu lại và có phúc. Họ sẽ trường thọ an lạc, vô phạt vô tai, hoa quả sung túc, mỹ vị phong phú, chung sống hòa thuận, không tranh không đấu, nhân loại từ đó tiến nhập vào kỷ nguyên mới.

Chờ đợi 3.000 năm, luân hồi 5.000 năm – Đừng bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ này!

TinhHoa tổng hợp

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/huyen-bi-ngay-13-5-israel-phuc-quoc-cuu-the-chu-giang-sinh.html

Comment