No icon

thien-co-trong-cau-chuyen-don-ganh-no-hoa

Thiên cơ trong câu chuyện “Đòn gánh nở hoa”

Bạch Lão Tu là một tu sĩ vân du từng ở tạm nhà ông cố của tôi. Trước khi rời khỏi nhà, ông ấy có nói rằng, đợi đến khi đòn gánh nở hoa ông sẽ trở lại. Lúc đó, mọi người đều cảm thấy kỳ lạ, không tài nào giải thích được.

tu sĩ vân du, Thanh Hóa, Hoa ưu đàm,

Vị tăng nhân ngồi thiền cả ngày, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, đầu đội một chiếc mũ vải, người mặc một bộ tăng y. (Ảnh: Hophap)

Ông bà cố của tôi khi còn sống rất tín Phật, đều là những cư sĩ tại gia. Trong nhà có một vị tăng nhân họ Bạch vân du ở tạm, người nhà gọi ông là Bạch Lão Tu. Lúc ông còn trẻ, mẫu thân ở góa, tín thờ Phật Pháp, ông là người nhỏ nhất trong số năm anh em. Ông xuất gia ở chùa Nghinh Phong, Cáp Nhĩ Tân.

Khi còn ở nhà tôi, ông ngồi thiền cả ngày, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, đầu đội một chiếc mũ vải, người mặc một bộ tăng y. Thời đó y học chưa phát triển, những đứa trẻ trong làng bị bệnh chết rất nhiều, vì để cho những đứa trẻ dễ nuôi nên cha mẹ chúng xin được vá những mảnh vải đủ màu sắc ở trên bộ tăng y của ông, bốn mùa ông đều mặc nó trên người. Lúc đó ông khoảng hơn 20 tuổi, nhỏ hơn ông nội hai tuổi.

Có một lần, ông cố của tôi tặng lương thực cho một ngôi chùa trong thành, thời điểm đó đang là mùa đông, trời rất lạnh. Bạch Lão Tu ngồi thiền trên xe chở lương thực, không hề nhúc nhích, những người khác lạnh đến nỗi một hồi ngồi xe rồi một hồi xuống xe đi bộ một đoạn.

Có một người trong làng biệt hiệu là Tiểu Nhân Quốc, ông ta vừa chạy theo vừa nói: “Bạch Lão Tu, trời lạnh như vậy, cậu vào trong thành dạo chơi chốn kỹ viện à”. Bạch Lão Tu không nói gì. Đến cửa Thành Đông, Bạch Lão Tu bước xuống xe, vừa cởi mũ ra thì mồ hôi đã từ trên trán đổ xuống.

Mọi người hỏi ông rằng Tiểu Nhân Quốc nói những lời khó nghe đến thế, sao ông lại không lên tiếng. Ông nói: “Không cần phải tranh cãi với người sắp chết, phía sau y có một bầy chó đi theo và muốn lấy mạng y”. Quả nhiên chẳng được mấy ngày, Tiểu Nhân Quốc liền đột ngột mắc bệnh mà chết.

Còn có một lần, trong thôn có một bà cụ là cư sĩ. Giữa trưa một ngày, có một con ngựa đang đi trên đường bỗng lồng lộn lên, bà cụ ra ngoài xem thử, nhìn thấy một bà lão tí hon mặc đồ màu đỏ, trên đầu đội chiếc mũ màu đỏ, vừa đi vừa ném chiếc mũ nhỏ màu đỏ của mình, chiếc mũ ném cao bao nhiêu thì bà ta nhảy cao bấy nhiêu, đột nhiên bà ta chạy đến nhà bà cụ rồi đi thẳng vào nhà, còn muốn lên giường đất mà nằm nữa.

Bà cụ sợ quá, người nhà liền mời Bạch Lão Tu đến, chỉ thấy trong miệng Lão Tu niệm chú ngữ, chốc lát sau người đàn bà tí hon đó liền hiện nguyên hình, Lão Tu đem nó đựng trong một cái chai, chôn ở dưới chân núi.

tu sĩ vân du, Thanh Hóa, Hoa ưu đàm,

Thời kỳ cải cách ruộng đất, rất nhiều gia đình bị chính quyền cướp đất và đấu tố. (Ảnh: Aboluowang)

TAMTHUC

Những việc thần kì của ông ấy còn rất nhiều, về sau Tân Tứ quân (đội quân cộng sản) ập đến, nhìn thấy Lão Tu ngồi thiền, bèn hỏi người trong nhà rằng ông ấy là ai. Người nhà nói là bệnh nhân không thể ăn cơm được, quân lính liền bỏ đi. Lão Tu nói với gia đình rằng đảng cộng sản sắp đến rồi, muốn cướp bóc phân chia đất đai của mọi người, và sẽ liệt nhà tôi vào hàng phú nông, người dân sẽ không còn được sống những tháng ngày yên ổn nữa.

Ông nói rằng ông phải đi rồi, ông còn khuyên ông cố hãy đi cùng ông, nhưng ông cố không nỡ bỏ lại gia nghiệp nên không có đi theo ông. Khi ông đi, bà nội hỏi ông rằng khi nào ông mới có thể quay trở lại, ông nói đợi đến khi đòn gánh nở hoa sẽ trở lại.

Lúc đó, mọi người đều không giải được đòn gánh sao mà có thể nở hoa được chứ. Về sau, nghe nói đại khái là năm 1995, Bạch Lão Tu đã tọa hóa ở Mỹ, trở thành một trong bốn vị tăng nhân nổi tiếng đương thời.

Sau khi ông đi, đảng Cộng sản quả nhiên đã đến, nhà chúng tôi thật sự bị liệt vào hàng phú nông, tất cả gia sản đều bị phân chia hết, lại còn bị đấu tố, nỗi uất ức thống khổ phải chịu thì càng khỏi phải nói.

Hôm nay, điều may mắn là bà nội, mẹ, em gái và tôi đều đi trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một hôm, tôi tình cờ kể lại câu chuyện đòn gánh nở hoa với một đồng môn, vị ấy vừa nghe xong liền nói đó không phải là đang nói về hoa Ưu Đàm Bà La hay sao? Lần này tôi mới giật mình tỉnh ngộ.

tu sĩ vân du, Thanh Hóa, Hoa ưu đàm,

Hoa Ưu Đàm Bà La, thánh hoa 3000 năm mới nở một lần. (Ảnh: Chanhkien)

Theo kinh Phật, có một loài hoa gọi là hoa Ưu Đàm Bà La (Udumbara, gọi tắt là hoa Ưu Đàm), 3.000 năm mới nở một lần. Udumbara là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”. Sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm Bà La là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến để chính lại Pháp trong thế giới này.

Vì là thiên hoa nên không cần đất trồng, có thể mọc ở bất cứ vật nào. Lần đầu tiên phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La là vào năm 1997, trên một tượng Phật trong tự viện Hàn Quốc, từ đó về sau hoa này không ngừng khai nở ở khắp mọi nơi trên thế giới.

>>> Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La: Thánh hoa 3.000 năm mới nở một lần

Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo…

Theo Chanhkien

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/thien-co-trong-cau-chuyen-don-ganh-no-hoa.html

Comment