No icon

thoi-dong-han-nguoi-doi-vi-nang-nhu-vien-kim-cuong-sang-choi-cua-trieu-dinh

Thời Đông Hán, người đời ví nàng như viên kim cương sáng chói của triều đình

Với kiến thức uyên thâm, suy nghĩ sắc bén, sắc đẹp dịu dàng cùng đức hạnh và tấm lòng từ bi vô lượng, Minh Đức Mã Hoàng hậu được xem như một viên kim cương sáng chói của triều Đông Hán.

mã viện, mã thị, Mã Minh Đức Hoàng hậu, hán minh đế, Đông Hán,

Minh Đức Mã Hoàng hậu, nổi tiếng là người đức hạnh, xinh đẹp lại còn có tư duy sắc bén. (Tranh minh họa từ Internet)

Minh Đức Mã Hoàng hậu là con gái út của Phục ba tướng quân Mã Viện, từ nhỏ vì cha thường đi đánh giặc xa đã tự biết tìm tòi đọc sách tu tâm dưỡng tính. Năm Mã thị 13 tuổi, nhà Mã không may gặp biến cố, tướng quân Mã Viện vì tuổi già sức yếu mà mất ngoài trận. Đối diện cái chết của cha và tinh thần bất ổn của mẹ, nàng đã mạnh dạn bước về phía trước để chăm sóc gia đình. Không chỉ là người quán xuyến các việc từ nhỏ đến lớn, nàng còn giống như trụ cột vững chắc đưa gia đình vượt qua thời khắc khó khăn.

Năm 52, Mã thị 13 tuổi, được tuyển chọn vào làm phi tần của Hoàng Thái tử Lưu Trang. Vốn đọc sách nhiều, Mã thị đối với người khác luôn là thái độ tôn trọng và lịch sự, cũng thế mà chẳng mấy hồi đã nhận được rất nhiều sự yêu mến của mọi người xung quanh.

Năm 57, Mã thị 19 tuổi, Hán Quang Vũ Đế qua đời, Hoàng Thái tử Lưu Trang lên ngôi, tức là Hán Minh Đế, phong Mã thị làm Quý nhân, địa vị cao thứ 2 Hậu cung, chỉ dưới bậc Hoàng hậu.

Năm 60, Hán Minh Đế muốn lập Hoàng hậu nên đã đến hỏi xin ý kiến Âm Thái hậu, bà đáp: “Mã Quý nhân, là người đức hạnh nhất trong số phi tần của Hoàng thượng, đây là sự lựa chọn sáng suốt nhất rồi”. Từ đây, Mã Quý nhân được phong sắc làm Minh Đức Mã Hoàng hậu hay thường được gọi là Minh Đức Hoàng hậu.

Minh Đức Hoàng hậu không chỉ là người đức hạnh mà còn là người có học thức. Bà có thể đọc hết cuốn Kinh Dịch và biết rất nhiều văn tự Nho giáo cổ xưa. Bà nổi tiếng là người sống khiêm tốn, thanh đạm và không theo đuổi những thú vui xa hoa hay an dật. Khác với những vương phi khác, bà không chọn vóc gấm lụa là đắt tiền mà chỉ dùng loại vải bông thường dân để may y phục, nhiều quý phi trong hậu cung đã tỏ ra rất cảm phục đức hạnh của bà.

TAMTHUC

Năm 70, xảy ra vụ án Sở vương Lưu Anh. Lưu Anh là em của Hán Minh Đế, tụ tập lực lượng, vẽ bản đồ định mưu phản. Minh Đế bèn tuyên bố phế ngôi Sở vương của Lưu Anh khiến Anh tự sát. Sau đó Minh Đế tiếp tục muốn mở rộng điều tra để truy tìm đồng đảng, bất chấp lời khuyên của các quan. Minh Đức Hoàng hậu bèn lựa lời khuyên giải không nên làm liên lụy nhiều người, Minh Đế mới thôi ý định mở rộng vụ án.

Cũng từ đây, Hán Minh Đế mới rõ Minh Đức Hoàng hậu lại là người có kiến thức chính trị độc đáo và sâu sắc, nhận ra Hoàng hậu của mình dùng rất nhiều học thức uyên thâm để suy xét một vấn đề. Do vậy sau này, Hán Minh Đế thường cùng Minh Đức Hoàng hậu bàn luận chuyện chính sự, những vấn đề mà ông không thể tự giải quyết được. Để tránh mang tiếng can chính như các Hoàng hậu trước đó, bà khéo léo gợi ý cho Minh Đế. Tuy được sủng ái, nhưng Minh Đức Hoàng hậu chưa bao giờ nói đến việc phong tước cho người họ Mã, chính điều này càng khiến Minh Đế yêu quý bà.

Năm 75, Hán Minh Đế Lưu Trang qua đời, Hoàng Thái tử Lưu Đát lên ngôi, tức Hán Chương Đế, tôn bà làm Hoàng Thái hậu. Dẫu biết, Minh Đức Hoàng hậu không phải là sinh mẫu, nhưng chẳng quên những ân nghĩa mà từ khi nhỏ bà luôn chăm sóc nên Lưu Đát luôn xem bà như mẹ ruột của mình.

Hán Chương Đế muốn phong hầu cho anh em họ Mã, nghe tin Minh Đức Thái hậu đã lập tức ngăn cản. Bà nói nhà Mã vốn không cống hiến được gì cho triều đình, nay đất nước đang gặp hạn hán, con dân đều đang đói khổ nên hãy khoan việc này lại.

Sau bốn năm dưới thời Hán Chương Đế, xã tắc thái hòa, mùa màng tốt tươi, biên cương yên ổn. Khi này, ông quyết định phong hầu cho ba anh em nhà họ Mã. Biết chuyện, Minh Đức Thái hậu đến gặp ngoại thích nhà mình mà khuyên can, anh em nhà mình không nên tham lam gây ảnh hưởng triều đình. Vì vậy, sau khi nhận hầu, ba anh em họ Mã đã chính thức từ chức và ngưng tham gia việc chính sự mà lui về gia thất.

Trong suốt triều đại Đông Hán, nhiều vị Hoàng đế chết trẻ nên để những Thái tử còn nhỏ tuổi lên kế tục ngai vàng. Đa phần những người trẻ như Minh Đức Thái hậu đều sẽ cậy quyền đưa thân thích của mình vào điều hành đất nước, dẫn đến nhiều bi kịch. Tuy nhiên, Minh Đức thái hậu là ngoại lệ duy nhất. Từ những bài học lịch sử trước đó, bà ngăn cản ngoại thích can dự chuyện triều chính. Suốt cuộc đời, bà luôn khiêm tốn, cần kiệm, bà cũng được biết đến là một người uyên bác và đầu óc sắc bén. Bà qua đời năm 79 ở tuổi 41.

Theo Clearwisdom.net

 

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/thoi-dong-han-nguoi-doi-vi-nang-nhu-vien-kim-cuong-sang-choi-cua-trieu-dinh.html

Comment