No icon

danh-nhan-xua-day-con-ra-sao-p-khong-phep-tac-chang-nen-nguoi

Danh nhân xưa dạy con ra sao? (P.1) Không phép tắc chẳng nên người

Cổ nhân nói: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, ý rằng nuôi mà không dạy là lỗi của cha, chính là nói về sự quan trọng của giáo dục gia đình. Bởi cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con cái. Vậy người xưa đã dạy dỗ con cái như thế nào?

tào tháo, Gia Cát Lượng, dạy con,

Người xưa rất chú trọng việc giáo dưỡng con cái. (Tranh minh họa từ Internet)

Cổ nhân thường lấy “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” làm tư tưởng sống của mình. “Tu thân” chính là nội dung quan trọng trong giáo dục gia đình, mà “tề gia” lại là mục tiêu lý tưởng của giáo dục gia đình. Những nhân vật nổi tiếng lưu danh sử sách, nhất là các bậc đế vương, tướng soái, nhất ngôn nhất hành của họ đều có lực ảnh hưởng nhất định. Bởi vậy, đạo giáo dục con cái của họ cũng trở thành hình mẫu trong giáo dục gia đình cho hậu nhân.

Dưới đây là mẫu danh nhân điển hình trong giáo dục con cái, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con mình:

1. Tào Tháo một đời kiêu hùng, dạy con rất nghiêm khắc

Tào Tháo (155-220) có tất cả 32 người con, trong đó có 25 con trai, 7 con gái. Trong số 25 người con trai, có 9 người bị chết sớm. Những người con trai của Tào Tháo cũng rất thông minh. Ví như Tào Phi “bác văn cường thức, tài thuật kiêm bị”; Tào Thực tài trí hơn người; Tào Chương võ thuật siêu quần; Tào Xung vào lúc 5 – 6 tuổi đã có được trí lực như là một người trưởng thành, nhưng đáng tiếc là đã bị chết yểu vào năm 13 tuổi. Những người con tài giỏi cũng chính là kết quả của việc Tào Tháo vô cùng coi trọng giáo dục gia đình.

Để khích lệ con trai cố gắng học tập, Tào Tháo từng ban bố ‘Chư nhi lệnh’ như sau: “Nhi tuy tiểu thì kiến ái, nhi trường đại năng thiện, tất dụng chi, ngô phi hữu nhị ngôn dã. Bất đãn bất tư thần lại, nhi tử diệc bất dục hữu sở tư”. Là ý nói, các con khi còn nhỏ, ta đều yêu thích, nhưng trưởng thành rồi, ta sẽ lượng tài để dụng, nói được làm được; đối với thuộc hạ, ta sẽ công bằng, đối với các người cũng công chính, có tài ắt được trọng dụng, người tài năng nhất sẽ là người nối nghiệp của ta.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Tào Tháo đã lựa chọn cho các con trai của mình người thầy tốt nhất. Mục tiêu lựa chọn thầy cho các con trai của Tào Tháo là: Đức hạnh đường đường chính chính, thâm minh quốc pháp, đó chính là mẫu người như Hình Ngung. Hình Ngung đầu tiên được Tào Tháo giao nhiệm vụ phụ tá Tào Thực, người được ông đánh giá cao. Nhưng Tào Thực tài cao kiêu ngạo, tùy hứng mà hành, uống rượu không biết kết, không thích nghe Hình Ngung nói, vì vậy mà hai người luôn bất hòa với nhau. Sau khi Tào Phi làm thái tử, Hình Ngung lại được Tào Tháo phái đến làm thầy của Tào Phi. Ngoài Hình Ngung ra, Tào Tháo còn phái cả Bình Nguyên và Trương Phạm đến phụ tá cho Tào Phi, Tào Tháo rất khách quan nói với họ rằng, con trai của ta không ra gì, sợ nó khó đi đường chính, nên mới nhờ các người khuyên bảo để giúp cậu ta tu chỉnh.

Tào Tháo am hiểu sâu đạo lý “Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên”, có nghĩa là không theo quy củ, thì sẽ bất chấp quy tắc. Một lần, Tào Tháo bảo Tào Chương lãnh binh xuất chinh, trước khi đi khuyên bảo Tào Chương: “Cư gia vi phụ tử, thụ sự tắc vi quân thần, đãi nhân xử sự tu tuân vương pháp, nhĩ kỳ giới chi!”, ngụ ý là trong nhà là phụ tử, tác sự thì là quân thần, nếu ngươi ở bên ngoài không tuân theo phép tắc, thì từng trách ta không màng tình phụ tử.

2. Tể Tướng trung thành Gia Cát Lượng: Dạy con cần kiệm dưỡng đức

Vào thời Tam Quốc, thừa tướng Tây Thục Gia Cát Lượng (181-234), một đời trung thành phụ tá hai đời đế vương Lưu Bị và Lưu Thiền, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. Gia Cát Lượng mãi đến lúc tuổi già mới sinh con, đặt tên là Thiêm, tự Tư Viễn, hy vọng con trai của mình ‘chí tồn cao viễn’. Gia Cát Lượng vô cùng yêu quý cậu con trai nhỏ này, nhưng cũng rất lo lắng cho tương lai sau này cậu. Trong thư viết cho người anh trai Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng nói: “Gia Cát Thiêm năm nay đã 8 tuổi, rất thông minh đáng yêu, nhưng đệ lại lo lắng rằng việc trưởng thành quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của Gia Cát Thiêm!”. Lá thư trên cho thấy, Gia Cát Lượng rất coi trọng việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ.

TAMTHUC

Gia Cát Lượng mặc dù là một tướng chức vị cao, nhưng cả đời lại rất giản dị, ông từng dâng thượng biểu cho hậu chủ Lưu Thiền nói rằng: “Ở thành đô thần có 3.000 gốc cây dâu, 15 khoảnh đất cằn, ngoài ra không có tích cóp gì hết, bấy nhiêu đây là đủ để cho gia đình sử dụng rồi. Thần sau khi chết, trong nhà ngoài nhà chắc chắn sẽ không dư thừa bất cứ một tài sản nào, không cô phụ ân trọng của bệ hạ đối với thần”. Gia Cát Lượng tự mình thực hiện chuẩn tắc làm người “kiểm dĩ dưỡng đức”, hy vọng hậu thế có chí lớn, chăm chỉ và sống giản dị.

Từ xưa đến nay rất nhiều danh nhân chính khách đều lựa chọn hình thức dùng thư tín hoặc viết sách để dạy con cái. Trong “Giới tử thư” Gia Cát Lượng có viết: “Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức, phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn”. Ngụ ý là quân tử dùng tĩnh để tu thân, dùng kiệm để dưỡng đức, đạm bạc để rèn luyện ý chí, không tĩnh mịch thì không thể nhìn xa.

tào tháo, Gia Cát Lượng, dạy con,

Người xưa rất coi trọng việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ. (Ảnh minh họa từ Internet)

3. Chính trị gia thời Bắc Tống Tư Mã Quang: Lấy giản dị tiết kiệm để dưỡng tử thành tài

Tư Mã Quang (1019-1086) là nhà sử học kiệt xuất thời Bắc Tống. Ông sống rất tiết kiệm, tác phong công việc thì luôn tận tâm và bảo trọng. Chính vì thế mà ông đã lấy tiết kiệm làm nội dung chủ yếu trong việc dưỡng tử thành tài.

Trong sử sách có ghi chép lại, Tư Mã Quang, trong công việc và cuộc sống đều rất quan tâm đến việc giáo dưỡng con cái, hết sức phòng ngừa xa xỉ, sống thắt lưng buộc bụng. Vì để hoàn thành bộ lịch sử lớn “Tư trị thông dám”, ông không những tìm Phạm Tổ Vũ, Lưu Thư, Lưu Liễm trợ giúp, mà còn bắt con trai của mình là Tư Mã Khang tham gia vào công việc này.

Lúc ông thấy con trai mình đọc sách dùng móng tay bấm vào trang sách, đã vô cùng tức giận, dạy dỗ con mình phương pháp và kinh nghiệm giữ gìn sách vở: Trước khi đọc sách phải lau chủi bàn học sạch sẽ, trải khăn trải bàn; khi đọc sách, cần phải đoan đoan chính chính; khi lật trang sách, trước tiên phải dùng mặt bên ngón tay cái của tay phải nâng mép của trang sách lên, rồi dùng ngón trỏ nhẹ nhàng lật trang sách.

Ông nói với con trai của mình: Người trong công việc buôn bán cần phải tích cóp tiền, người đọc sách thì nhất định phải giữ gìn sách. Để thực hiện lý tưởng viết sách về thuyết trị quốc, ông đã kiên trì 15 năm không ngừng nghỉ, ngay cả lúc bệnh cũng làm việc. Thân bằng hảo hữu khuyên ông “trực thiểu tiết phiền lao”, nên làm ngắn gọn lại để bảo đảm sức khỏe, ông trả lời rằng: “Tiên đế nói, sinh tử cũng là mệnh”.

Trong cuộc sống, Tư Mã Quang rất tiết kiệm chất phác. Ông quan niệm rằng, y phục chỉ cần che được lạnh rét, ăn chỉ cần no bụng là được. Ông thường dạy con: “Thực phong nhi sinh xa, khoát thịnh nhi sinh xỉ”, ý nói ăn uống mà sung túc thì dễ sinh ra xa xỉ, xa xỉ thì sinh ra hoang phí.

Ông cũng không ngừng dạy con rằng: “Đọc sách cần phải nghiêm túc, làm việc cần phải kiên định, sống phải giản dị tiết kiệm. Từ bề ngoài thì thấy nó không có liên quan gì đến Quốc gia đại sự, nhưng thực chất nó là cái gốc của ‘hưng gia phồn quốc’”.

Dưới sự giáo dục của Tư Mã Quang, con trai Tư Mã Khang của ông ngay từ nhỏ đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của giản dị tiết kiệm. Bởi vậy mà từ nhỏ đến lớn, Tư Mã Khang luôn dùng “giản dị tiết kiệm” để tự khắc chế bản thân mình. Tư Mã Khang từng đảm nhiệm qua các chức quan: Giáo thư lang, Trước tác lang, Thị giảng… Ông cũng dùng học vấn uyên bác, đức tính liêm khiết, cách sống giản dị tiết kiệm của mình để sao chép lại, lưu truyền cho đời sau.

(Còn tiếp)

Lê Hiếu, theo secretchina.com

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/danh-nhan-xua-day-con-ra-sao-p1-khong-phep-tac-chang-nen-nguoi.html

Comment