No icon

dao-ly-cua-nguoi-luong-thien-tha-rang-bi-lua-chu-khong-muon-lua-nguoi

Đạo lý của người lương thiện: Thà rằng bị lừa chứ không muốn lừa người

Bậc thiện nhân gặp phải sự việc gì đều nghĩ đến người khác, dù có chịu thiệt cũng không muốn làm tổn hại đến người. Tuy nhiên, vũ trụ có đạo lý thiện ác hữu báo, người tốt cuối cùng đều sẽ nhận được đền đáp xứng đáng.

thiên nhân, lương thiện, chịu thiệt,

Trí tuệ cao nhất chính là đạo đức, khôn ngoan nhất là phẩm hạnh. (Ảnh: Vysajp)

Bạn đã bao giờ bị người khác lừa gạt chưa? Nếu có, thì cảm giác lúc đó quả thực không dễ chịu chút nào phải không? Giả sử, nếu như bạn bị người ta lừa mua phải thứ đồ đắt đỏ, khi bạn hiểu được mọi chuyện, bạn có tìm cách bán lại cho người khác, để bù đắp chút tổn thất hay không? Hay bạn sẽ suy nghĩ cho người khác, thà tự mình bị lừa, chứ không muốn làm hại một ai?

Nếu như bạn lựa chọn đáp án thứ hai, thì xin chúc mừng, vì bạn đã tích lũy được không ít phúc báo rồi đó. Câu chuyện của cổ nhân Đào Tứ Ông dưới đây chính là một trường hợp như thế.

Vào thời nhà Tống, có một người tên Đào Tứ Ông, là chủ một tiệm nhuộm vải. Một hôm, có người mang đến cho ông một lô cỏ nhuộm màu tím rất đẹp. Đào Tứ Ông đã mua chúng với giá 400 vạn đồng.

Vài ngày sau, có một người mua hàng sành sõi đi tới tiệm vải của Đào Tứ Ông, sau khi nhìn thấy loại cỏ nhuộm này, liền nói: “Đây đều là hàng thứ phẩm, là hàng kém chất lượng, không có tác dụng gì đâu!”.

Đào Tứ Ông hỏi: “Sao nó lại là hàng thứ phẩm được?”

Người nọ đáp: “Đây là loại cỏ kém chất lượng, màu sắc tạo ra cũng không tốt. Màu sắc xem qua thì giống như hàng chính phẩm, nhưng thật ra là không tốt, không thể dùng”.

Đào Tứ Ông thử qua một chút, quả thật là không nhuộm màu cho vải được, là đồ vô dụng.

Người nọ nói: “Ông đừng buồn, tôi sẽ giúp ông phân phát chúng đến các của tiệm nhuộm vải nhỏ khác trong khu vực là xong ấy mà”.

TAMTHUC

Đào Tứ Ông nói: “Được”.

thiên nhân, lương thiện, chịu thiệt,

Trong nhiều yếu tố để làm nên thành công, thì thiện tâm, thiện niệm có tác dụng rất to lớn. (Ảnh: Pinterest)

Ngày hôm sau, người mua hàng nọ tới, nhưng Đào Tứ Ông lại không muốn bán số cỏ nhuộm đó nữa, mà dùng mồi lửa thiêu rụi.

Đào Tứ Ông nói: “Thà rằng ta bị lừa, chứ không thể đi lừa gạt người khác được. Tôi đã suy nghĩ cả đêm, thấy rằng nhất định phải làm như vậy, nên thiêu hủy nó đi”.

Lúc đó, dù tài sản trong nhà Đào Tứ Ông còn lại rất ít, nhưng ông thà rằng chính mình bị mắc mưu, cũng không muốn vì bù lỗ mà đem hàng kém chất lượng đi lừa người khác.

Bỏ ra số tiền lớn như thế nhưng lại chỉ thu về được một loại phế phẩm, Đào Tứ Ông đương nhiên cảm thấy hối tiếc, nhưng lương tri đã khiến ông thanh tỉnh, hiểu rằng việc gì nên làm, việc gì không nên làm.

Tuy nhiên sau sự việc này, Đào Tứ Ông làm ăn buôn bán lại rất thuận lợi, dần dần trở thành đại phú, con cháu mấy đời đều sống trong vinh hiển, giàu sang. Lương thiện quả thực có sức mạnh không ngờ, người hành thiện cuối cùng sẽ đắc phúc báo.

Chịu thiệt chịu khổ chính là một loại phúc

Thời cổ đại có một người đàn ông sống rất lương thiện, cả đời tích phúc tích đức, con cháu đầy đàn. Trước lúc lâm chung, con cháu ông quỳ gối trước giường nói: “Bố sắp rời xa chúng con rồi, bố có muốn nhắn nhủ điều gì với chúng con không?”.

Người đàn ông lương thiện nói: “Các con chỉ cần ghi nhớ 4 chữ: ‘Học chịu thiệt thòi’”. Người đàn ông này, đối với con cháu, sự quan tâm lớn nhất chính là giúp chúng hiểu được: Chịu thiệt chịu khổ chính là phúc.

Kỳ thực, người lương thiện sẽ không thiệt thòi. Đời người chính là một bàn cờ lớn, bạn ở nơi này quanh co một chốc, nhưng có thể là đang tích lũy lực lượng. Theo Phật gia mà nói, phúc báo chính là ở phía sau. Điều bạn nhận được bây giờ, chính là do cái tâm trước đây từng tạo; tương lai của bạn, đều là do tư tưởng của bạn ngay tại giây phút này.

Tuệ Tâm biên dịch

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/dao-ly-cua-nguoi-luong-thien-tha-rang-bi-lua-chu-khong-muon-lua-nguoi.html

Comment