No icon

chuyen-thanh-nhan-xua-chon-do-de-muon-duoc-chan-truyen-phai-trai-qua-thu-thach

Chuyện Thánh nhân xưa chọn đồ đệ: Muốn được chân truyền phải trải qua thử thách

Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện kể về quá trình tuyển chọn đồ đệ của những bậc Thánh nhân, và hầu như những đệ tử được lựa chọn là chân truyền đều phải trải qua quá trình thử thách gay go…

thánh nhân, đệ tử chân truyền, chon đồ đệ,

Muốn trở thành đồ đệ chân truyền, nhiều người phải trải qua những thử thách gay go. (Ảnh: Pinterest)

Hoàng tôn sư sống ở Mao Sơn, là người có đạo thuật tinh thâm huyền diệu. Một hôm, có một người đốn củi đã nhặt được một cuốn sách cổ khoảng hơn 10 trang tại một hang động, anh ta cho rằng đó chính là sách tiên, liền đưa đến chỗ của Hoàng tôn sư, khẩn cầu được bái Hoàng tôn sư làm sư phụ.

Hoàng tôn sư tiếp nhận sách của anh ta, nhưng không nói gì thêm. Mỗi ngày ông đều phái anh ta đi đốn 50 bó củi, nếu như hôm nào trở về chậm một chút hoặc số lượng không đủ, liền lớn tiếng quát mắng, thậm chí còn dùng gậy để đánh. Nhưng anh ta không hề có bất kỳ oán hận nào.

Có một ngày, anh ta lên núi đốn củi thì trông thấy hai vị đạo sĩ đang ngồi trên tảng đá chơi cờ. Anh ta vì mải miết xem đánh cờ, bất tri bất giác trời đã tối, vì vậy đã phải trở về tay không.

Hoàng tôn sư nổi giận, lớn tiếng trách mắng, còn đánh cho anh ta 20 gậy, hỏi anh ta vì sao lại không chịu đốn củi. Anh ta liền kể lại chi tiết những chuyện đã gặp phải.

Hoàng tôn sư nói: “Trong núi sâu không có một bóng người, làm sao lại có chuyện gặp hai đạo sĩ đánh cờ được chứ? Ngươi quả nhiên là đang nói láo”.

Người đốn củi ở bên cạnh dập đầu nói: “Đệ tử nói hoàn toàn là sự thực, ngày mai con sẽ đưa hai đạo sĩ đó trở về cho thầy xem”.

Đến ngày hôm sau, anh ta lại trông thấy hai vị đạo sĩ kia đang đánh cờ, anh ta liền giả bộ đến xem để tìm cơ hội bắt hai vị đó. Hai đạo sĩ lập tức bỏ lại bàn cờ, bay vút lên ngọn cây cao, anh ta rốt cuộc chỉ lấy được mấy quân cờ.

Hai đạo sĩ cười nói: “Hãy truyền lời của bọn ta cho Hoàng tiên sư, nói ông ấy hãy truyền thụ Đạo Pháp lại cho ngươi”.

TAMTHUC

Anh ta liền cầm quân cờ trở về, kể lại tường tận những sự tình đã trả qua cho sư phụ. Hoàng tôn sư nghe xong cười ha ha, nói anh ta mau đi tắm rửa thay quần áo, rồi truyền thụ hết Đạo Pháp cho anh ta. Người đốn ủi sau khi học xong liền cáo biệt mà đi.

Câu chuyện người đốn củi này có điểm tương đồng với chuyện Phật Milarepa (Mật Lặc Nhật Ba) bái sư học Đạo, hai người họ đều là trong lúc thống khổ rất lớn mà vẫn tin tưởng sư phụ, không gì có thể làm lay động, từ đầu đến cuối không oán không trách nửa lời, cuối cùng mới có thể đắc Đạo.

thánh nhân, đệ tử chân truyền, chon đồ đệ,

Milarepa phải trải qua rất nhiều thử thách từ vị sư phụ Marpa, cuối cùng mới được chân truyền. (Ảnh: KTT Brasil)

Milarepa (1052-1135), là một trong những vị đạo sư nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Ngài là môn đệ của Marpa, một vị thầy Mật Tông nổi tiếng và cũng là người dịch nhiều tác phẩm Phật giáo tiếng Sanskrit sang tiếng Tây Tạng và rồi trở thành một phần tiêu chuẩn của bộ Đại Tạng Kinh bằng Tạng ngữ sau này.

Milarepa sinh ra ở tỉnh Gungthang, miền Tây Tây Tạng, trong gia đình của một địa chủ là Mila Sherab Gyaltsen. Khi Milarepa lên bảy tuổi, cha của ông lâm trọng bệnh và qua đời, để lại gia sản cho cô và chú của ông với lời hứa họ sẽ chăm sóc mẹ con Milarepa, và hoàn trả lại gia sản cho Milarepa và em gái của ông khi đến tuổi trưởng thành.

Thế nhưng sau khi cha ông mất, người chú và người thím đã tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, gia tài cũng không được trả lại mà còn cho rằng đó là phần mà cha ông phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa đã gửi ông đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín.

Chẳng bao lâu sau, Milarepa đã thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trở lại làng xưa. Trong khi trả thù chú thím, ông đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận trước những ác nghiệp của mình, ông quyết định đi tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng.

>>> Đại sư Milarepa và đoạn đối thoại phi thường về nghiệp bệnh

Milarepa đã gặp Thượng sư Lama Rongton thuộc Truyền thừa Nyingma và được truyền trao giáo pháp Đại Toàn Thiện Dzogchen. Nhưng vì Lama Rongton nhận thấy Milarepa có nhân duyên đời trước với Đức Marpa nên Ngài khuyên Milarepa đi tìm gặp Marpa, người có thể dẫn dắt Milarepa đến bờ đại giải thoát.

Để tịnh hóa những ác nghiệp của Milarepa, Thượng sư Marpa đã bắt Milarepa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn trước khi truyền giáo pháp. Tự một mình Milarepa phải xây dựng tòa nhà hình tròn ở phương Đông, tòa nhà bán nguyệt ở phương Tây, tòa nhà hình tam giác ở phương Bắc và tòa nhà hình vuông ở phương Nam.

Nhưng cứ mỗi khi sắp xây xong tòa nhà nào thì Đức Marpa lại bắt phá đi và yêu cầu xây lại theo hướng khác. Cuối cùng, sau khi Milarepa hoàn thành xong một tòa nhà cao chín tầng theo sự chỉ dạy của Đức Marpa, Đức Marpa mới chính thức bắt đầu truyền dạy giáo pháp cho Milarepa, và xem Milarepa như người con tâm huyết của mình.

Đức Milarepa tu tập với tâm đại xả và sẵn sàng chấp nhận khó khăn thử thách. Ngài trở thành du sĩ Yogi quan trọng nhất vào thời đại đó và thành tựu đại giác ngộ ngay trong một đời.

Tuệ Tâm (biên dịch và t/h)

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/chuyen-thanh-nhan-xua-chon-do-de-muon-duoc-chan-truyen-phai-trai-qua-thu-thach.html

Comment