ham-y-cua-chu-nghia-trong-thuy-hu-phong-than-va-tam-quoc-co-gi-khac-nhau
Hàm ý của chữ "Nghĩa” trong Thủy Hử, Phong Thần và Tam Quốc có gì khác nhau?
- bởi tamthuc --
- 16/05/2018
Trong dòng sông dài lịch sử, các triều đại nối tiếp nhau, không ngừng hình thành những nền văn hóa sống động, đa dạng và phong phú, đặt định ra cơ sở cho hậu nhân có thể nhận thức được nội hàm trong đạo làm người.
Rất nhiều tiểu thuyết thời Minh và Thanh đều đề cập về một chữ “Nghĩa”. Tuy nhiên, đối với mỗi người khác nhau, mỗi triều đại khác nhau, biểu hiện và nội hàm của chữ “Nghĩa” cũng đều khác nhau, chẳng hạn như “Thuyết Nhạc Toàn Truyện”, “Tùy Đường Diễn Nghĩa”, “Tam Hiệp Ngũ Nghĩa”… các tiểu thuyết đều là dựa vào hình thức diễn nghĩa để đặt tên cho tác phẩm, chủ đề được thể hiện chính là “Nghĩa”.
Thế nhưng thể hiện ý nghĩa của chữ “Nghĩa” một cách rõ ràng nhất chính là bộ ba tác phẩm kinh điển: Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa và Phong Thần Diễn Nghĩa.
“Thủy Hử” – Nghĩa khí giang hồ
Biểu hiện của “Nghĩa” trong Thủy Hử chính là nghĩa khí giang hồ, quan bức dân phản, không thể không hành tẩu giang hồ, cuối cùng lại tề tụ tại Lương Sơn. Sau khi bị hoàng đế trấn áp, thật khó tránh khỏi cái chết bi thảm nơi đất khách quê người.
Trong nghĩa khí giang hồ có nghĩa khí hào sảng của việc giết kẻ giàu để cứu người nghèo, cũng có nghĩa khí huynh đệ sẵn sàng giúp đỡ bạn bè không tiếc mạng sống, có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chia.
Khi 108 anh hùng tề tụ tại Thủy Bạc Lương Sơn, những anh hùng có xuất thân nghèo khó khao khát chính là được ăn những miếng thịt lớn, được uống những chén rượu đầy, anh em sống chết có nhau, hôm nay có rượu hôm nay uống; còn những anh hùng có xuất thân quan lại nhưng bị coi như là giặc như Võ Tòng, Tống Giang,… biết trước được nghĩa khí giang hồ không thể lâu dài, trong quan niệm của họ, hoặc là rèn luyện tốt văn chương và võ nghệ hoặc là xưng đế xưng vương.
Nghĩa khí giang hồ không thể đi chung với ‘cường đạo khí’, ‘thảo khấu khí’, mà là chờ đợi tới khi hoàng đế chiếu an, vợ con được hưởng quyền lợi, được ghi vào sử sách, đây mới là mục đích cuối cùng. Giống như “Hắc Toàn Phong” Lý Quỳ tuy có xuất thân bần hàn, nhưng anh ta luôn nghĩ rằng phải đánh vào Đô Thành, để Tống Giang làm hoàng đế, còn về việc trị vì đất nước như thế nào thì không còn là vấn đề anh ta nghĩ nữa.
Đáng tiếc là nghĩa khí giang hồ này lại không gặp thời. Cuối triều đại Bắc Tống, đạo đức suy đồi, triều đình hỗn loạn, vua Tống Huy Tông càng không nhìn thấy được vấn đề quan bức dân phản, càng không đánh giá chính xác được cái lợi và hại của nghĩa khí giang hồ, ông cho rằng những người này sau khi bị trấn áp thì trên người vẫn còn cường đạo khí và thảo khấu khí, nghĩ rằng những người này sau khi thời cơ tới họ sẽ khởi nghĩa vũ trang, sẽ ảnh hưởng đến ngôi vị hoàng đế của mình, vì vậy lợi dụng việc thảo phạt Phương Lạp chiến thắng trở về, liền cho họ uống thuốc độc, dẫn đến việc các công thần vô tội chết một cách oan uổng, đây cũng là kết cục bi thương cho nghĩa khí giang hồ của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” – Nghĩa của dân gian
TAMTHUCTam Quốc Diễn Nghĩa đã thoát khỏi tính hạn chế của cái gọi là nghĩa khí giang hồ, nó đã được nâng lên tầng nghĩa vì nước vì dân, thông qua sự so sánh lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế của ba nước Ngụy, Thục, Ngô để thể hiện ra các nội hàm khác nhau của “Nghĩa”.
Khi đó Tào Tháo có quan niệm rất sâu sắc về văn hóa truyền thống, nếu ông chỉ chú trọng đến việc sử dụng kế sách và thủ đoạn với người khác, thì chắc chắc sẽ không có chỗ đứng lâu dài. Tào Tháo có thể thành đại nghiệp lớn như vậy, chính là nhờ trong người Tào Tháo có một chữ Nghĩa vô cùng to lớn.
Dưới trướng Tào Tháo cũng có rất nhiều quân sư giỏi, tướng tài, ngoại trừ tài năng quân sự của bản thân Tào Tháo, người ta còn khâm phục nghĩa khí ngút trời của ông. Đối với các đại tướng dưới trướng Lưu Bị như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, ông chỉ vây mà không giết, hy vọng có thề thu phục đối thủ. Trong lần bao vây Thổ Sơn, 3 giao ước hàng Hán chứ không hàng Tào của Quan Vũ đều được Tào Tháo đồng ý. Cuối cùng, khi Quan Vũ nghe được tin tức của Lưu Bị, đã qua 5 ải trảm 6 tướng, nếu không phải Tào Tháo ngấm ngầm giúp đỡ thì làm sao có được mỹ danh nghĩa khí tựa trời xanh của Quan Vũ.
Ba anh em ‘Lưu – Quan -Trương’ kết nghĩa tại vườn đào là vì giết giặc, vì muốn góp sức cho đất nước. Sau khi Lưu Bị hay tin Quan Vũ bị Đông Ngô sát hại đã không màng đến sự khuyên can mà muốn đích thân đánh Đông Ngô, kết quả thảm bại tại Bạch Đế Thành, cũng là vì một chữ Nghĩa.
Gia Cát Lương 7 lần bắt và 7 lần tha cho Mạnh Hoạch, cũng vì một chữ Nghĩa mà thu phục được lòng người; dẫu biết không thể diệt được Ngụy, nhưng cũng vì muốn báo đáp ân nghĩa với Lưu Bị mà 6 lần vượt Kỳ Sơn.
Gia Cát Lượng cả đời tận tâm và trung thành phò tá Lưu Thiện (con trai Lưu Bị), cũng chỉ vì một lời dặn dò trước lúc lâm chung của chúa công ở thành Bạch Đế; dẫu biết rằng Nhai Đình chắc chắn sẽ thất thủ, nhưng vẫn muốn cho Mã Tốc cơ hội lập công, than khóc sau khi chém đầu Mã Tốc, hối hận vì không nghe lời Lưu Bị nói Mã Tốc là người nói quá sự thật, không nên trọng dụng, cũng vẫn là không thể tách rời khỏi chữ Nghĩa.
Dẫu biết là ý trời đã định, vẫn muốn thiêu chết cha con Tư Mã Ý, thậm chí làm trái ý trời, đó cũng vì muốn người đời sau hiểu được văn hóa Nghĩa không thể trái thiên ý, Gia Cát Lượng cũng là vì muốn con người lưu lại chữ Nghĩa này mà hết lòng tận tụy. Nghĩa của nhân gian trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thể hiện một cách sâu sắc, có đầu có đuôi.
“Phong Thần Diễn Nghĩa” – Nghĩa trong tu luyện
Nghĩa trong Phong Thần Diễn Nghĩa chính là của người tu luyện, thuận theo ý trời chính là đại nghĩa, nghịch ý trời chính là bất nghĩa. Trụ Vương đại nghịch bất đạo, bị hồ ly tinh Đát Kỷ mê hoặc, làm loạn nội cung, giết hại đại thần, hao tài tốn của, diệt vong chính là Thiên ý. Chu Võ Vương dưới sự giúp đỡ của Khương Tử Nha đã xuất binh diệt Thương, là thuận ý trời mà hành đại nghĩa.
Người có đạo sẽ được trợ giúp, người vô đạo sẽ bị lánh xa. Vì vậy, rất nhiều thần tiên đã lần lượt hạ phàm, trợ Chu diệt Thương, dù có chết cũng được vinh quang và được phong thần. Còn những ai nghe theo lời của Thân Công Báo trợ giúp Trụ Vương, thì đời sau sẽ vô cùng bi thảm, đây chính là bài học giáo huấn dành cho con người. Khương Tử Nha phụng mệnh của sư phụ xuống núi phong thần, sư huynh Thân Công Báo lại vì lòng đố kỵ, lúc nào cũng quấy rối Khương Tử Nha, làm việc vô nghĩa, hậu quả sau khi chết bị nút hố biển Bắc Hải.
Trung Quốc ngày nay còn cái “Nghĩa” của văn hóa truyền thống?
Có thể nói, Trung Quốc ngày nay gần như đã mất đi cái Nghĩa của văn hóa truyền thống, chỉ còn cái “nghĩa” của văn hóa Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ): nghe theo Đảng, đi theo Đảng. ĐCSTQ luôn lật mặt như cắt, một tay che phủ bầu trời, nhân dân không dám nói một lời, nếu không sẽ là phản Đảng, phản Xã Hội Chủ Nghĩa, bị coi là câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài.
Vì vậy, khôi phục văn hóa truyền thống, quay trở về con đường chính đạo là việc nhất định cần làm để có thể xây dựng một đất nước tiến bộ. Thuận theo ý trời làm người đại nghĩa, hoặc làm trái ý trời làm người bất nghĩa, chính là sự lựa chọn không thể tránh khỏi của người dân Trung Quốc hôm nay. Lựa chọn như thế nào, đều do bản thân mình quyết định.
Tinh Hoa
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/ham-y-cua-chu-nghia-trong-thuy-hu-phong-than-va-tam-quoc-co-gi-khac-nhau.html
Comment